Đọc và xác định các dữ liệu lịch sử sau được hình thành thông qua sử dụng phương pháp nghiên cứu nào

Trả lời Bài tập 3 trang 10 SBT Lịch sử 10 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10

272


Giải sách bài tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử - Kết nối tri thức

Bài tập 3 trang 10 SBT Lịch sử 10: Đọc và xác định các dữ liệu lịch sử sau được hình thành thông qua sử dụng phương pháp nghiên cứu nào? Dựa vào cơ sở nào mà em xác định như vậy?

Đoạn dữ liệu 1: Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), Ngô Quyền xưng vương, định đô ở Cổ Loa (Hà Nội). Năm 2010, Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long (Hà Nội). Năm 1428, Lê Lợi thành lập nhà Lê sơ Đại Việt phát triển trở thành một cường quốc trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Năm 1802, nhà Nguyễn thành lập, xây dựng quốc gia thống nhất.

Đoạn dữ liệu 2: Nhà sử học Lê Văn Hưu (thời Trần) viết về Ngô Quyền như sau: "Tiên Ngô Vuong, lấy quân mỏi họp của nuốc Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháp, mở nưÓC XLưng Vương, làm cho người phương Bắc không cảm lại sang nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giải mà đánh cũng giỏi... Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi để, đổi niên hiệu, nhưng chỉnh thông của nước Việt ta ngõ háu đã nói lại được".

(Theo Ngô Sỹ Liên và các sứ thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 204 - 2015)

Đoạn dữ liệu 3: Nhạc Cung đình Huế là một bộ môn âm nhạc truyền thống Việt Nam, Nhạc Cung đình Huế cỏ nhiều loại khác nhau như: Giao nhạc, Miếu nhạc, Nga tự nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, Đại yến nhạc,.. Nghiên cứu âm nhạc cung đình Huế thấy rõ ảnh hưởng Vải các mức độ khác nhau của âm nhạc cung đình của các triều đại trước như: cấu trúc Đại nhạc, Tiểu nhạc về bản chất là biến thái của Đại nhạc và Tiểu nhạc từ thời Trần, một số cơ cấu dàn nhạc là biến thái của một số tổ chức dàn nhạc thời Lê, nghệ thuật hát bội là biến thái của nghệ thuật hát bội Đàng Ngoài được Đào Duy Từ truyền bá và phát triển vào Nam,...

(Theo Phan Huy Lê (Chủ biên). Lịch sử Việt Nam, Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 799)

Trả lời:

- Dữ liệu 1. Sử dụng phương pháp lịch sử (giới thiệu các sự kiện tiêu biểu trong tiến trình lịch sử Việt Nam theo trình tự thời gian xuất hiện của nó).

- Dữ liệu 2. Sử dụng phương pháp lịch sử (phản ánh sự kiện lịch sử đúng như nó đã xảy ra: “Tiền Ngô Vương... không dám lại sang nữa”) và phương pháp lô-gích (rút ra bản chất, ý nghĩa của sự kiện: “Có thể nói là... nước Việt ta ngõ hầu đã nối lại được”).

- Dữ liệu 3. Sử dụng phương pháp liên ngành (dùng phương pháp, thành tựu của lĩnh vực khác để tìm hiểu, khắc hoạ về một di sản văn hoá trong quá khứ - Nhạc cung đình Huế...).

 

Bài viết liên quan

272