Hoạt động trải nghiệm 10 Cánh diều Chủ đề 6: Hành động vì môi trường

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 10 Chủ đề 6: Hành động vì môi trường sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập HĐTN 10 Chủ đề 6. Mời các bạn đón xem:

424


Giải HĐTN 10 Chủ đề 6: Hành động vì môi trường

Tìm hiểu – Khám phá (trang 53)

Hoạt động 1: Tìm hiểu, phân tích thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương và tác động của con người tới môi trường tự nhiên.

Câu hỏi 1 trang 53 HĐTN 10: Tìm hiểu và phân tích thực trạng môi trường tự nhiên tại địa phương.

Gợi ý:

- Lựa chọn vấn đề để tìm hiểu: môi trường đất; nguồn nước; danh lam thắng cảnh; chất lượng không khí; đa dạng sinh học;…

- Hình thức tìm hiểu: quan sát; phỏng vấn; ghi lại hình ảnh; thông tin; tìm kiếm trong tài liệu; …

- Phân tích thông tin thu được.

Trả lời:

- Vấn đề thực trạng môi trường danh lam thắng cảnh tại địa phương: Đền Gióng

- Hình thức tìm hiểu:

+ Hình ảnh:

HĐTN 10 Chủ đề 6: Hành động vì môi trường - Cánh diều (ảnh 1)

HĐTN 10 Chủ đề 6: Hành động vì môi trường - Cánh diều (ảnh 1)

- Phân tích thông tin:

+ Đền Gióng nằm ở vị trí núi Vệ Linh, Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội.

+ Vị thế đắc địa bao quanh là rừng núi nên có đặc trưng về khí hậu mát mẻ quanh năm.

+ Đất rừng được bảo tồn nên không có sự tác động ô nhiễm, tuy nhiên gần đây cũng có một số hiện trạng cháy rừng xảy ra xung quanh núi Vệ Linh.

+ Nguồn nước ở núi cao mát mẻ, không có sự ô nhiễm.

=> Nhìn chung, môi trường ở di tích đền Gióng mát mẻ, sạch sẽ, không có tác nhân gây ô nhiễm ngoại trừ những ngày đầu năm, khi khách thập phương đổ về thì không khí bị ảnh hưởng nhiều bởi mùi khói nhang.

Câu hỏi 2 trang 53 HĐTN 10: Xác định và đánh giá tác động của con người tới môi trường tự nhiên.

Gợi ý:

- Chỉ ra tác động của con người tới môi trường tự nhiên:

+ Tác động tiêu cực: Khai thác mỏ, quặng bừa bãi; Vứt rác không đúng nơi quy định;…

+ Tác động tích cực: Trồng rừng ngập mạn; tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo;…

- Đánh giá những tác động của con người đối với môi trường tự nhiên của địa phương.

- Đưa ra dự báo về sự thay đổi của môi trường tự nhiên trước những tác động của con người.

+ Môi trường đất sẽ như thế nào trong tương lai?

+ Nguồn nước còn đảm bảo để phục vụ con người hay không?

+ Các loài động vật và thực vật trong môi trường tự nhiên sẽ có biến đổi như thế nào?

+ Chất lượng không khí có được cải thiện tốt hơn không?

Trả lời:

 - Tác động tiêu cực:

+ Khai thác khoáng sản quá mức.

+ Chặt cây, phá rừng, săn bắn trái phép.

+ Xả rác bừa bãi.

+ Xả thải chưa qua xử lí ra môi trường…

- Tác động tích cực:

+ Trồng rừng ngập mặn.

+ Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.

+ Quy định nghiêm ngặt về chặt phá rừng.

+ Đưa việc tác động tới môi trường vào luật hiến pháp…

Hoạt động 2Đánh giá việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của các tổ chức, cá nhân

Câu hỏi 1 trang 54 HĐTN 10: Thu thập thông tin về những hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tại địa phương.

Gợi ý:

+ Nội dung thông tin cần thu thập: tên của tổ chức, cá nhân; những hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân đó trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên;

+ Cách thức thu thập thông tin: tra cứu thông tin trên mạng Internet, phỏng vấn trực tiếp, quan sát thực tế, chụp ảnh, quay video,…

Trả lời:

- Tên tổ chức: Ban quản lí di tích Đền Gióng.

- Việc làm: Giữ gìn cảnh quan di tích, vệ sinh sạch sẽ các khu vực, sắp xếp lễ tại các khu vực đền thờ, hướng dẫn khách tham quan dâng hương, rút nhang tránh gây cháy nổ,…

Câu hỏi 2 trang 54 HĐTN 10: Nhận xét, đánh giá những hành vi, việc làm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tại địa phương.

Trả lời:

- Việc làm có tổ chức, có mục đích rõ ràng.

- Công việc phù hợp với đặc trưng di tích lịch sử và thời gian khách hành hương.

Thực hành – Luyện tập (trang 54)

Hoạt động 3: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên tại địa phương.

Câu hỏi 1 trang 54 HĐTN 10: Dựa vào những thông tin, phân tích ở Hoạt động 1, đưa ra đánh giá về thực trạng môi trường tự nhiên tại địa phương em.

Trả lời:

- Môi trường ở địa phương em an toàn, xanh, sạch đẹp và có sự bảo vệ nghiêm ngặt của cơ quan chính quyền địa phương.

Câu hỏi 2 trang 54 HĐTN 10: Thảo luận để đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên.

Gợi ý:

- Nâng cao ý thức cho cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên:

+ Tuyên truyền, vận động cho cộng đồng về thực trạng ô nhiễm môi trường và tầm quan trọng, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường;

+ Phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường;…

- Phối hợp các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng khi thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường:

+ Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường;

+ Xây dựng và thực hiện các mô hình kinh tế “xanh”;

+ Thành lập các câu lạc bộ “xanh”;

+ Tuyên dương, khen thưởng những tổ chức và cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác bảo vệ môi trường;…

Trả lời:

- Tuyên truyền vận động về vấn đề bảo vệ môi trường.

- Chia sẻ hình ảnh tích cực về bảo vệ và giữ gìn môi trường.

- Hạn chế sử dụng vật dụng không tái chế được.

- Tuyên dương, khen thưởng với cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác bảo vệ môi trường.

Câu hỏi 3 trang 54 HĐTN 10: Chia sẻ những khó khăn khi thực hiện những giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trả lời:

- Nhiều người cho rằng đó không phải việc của mình nên không muốn nghe.

- Một số đối tượng cố chấp, bảo thủ không tuân theo quy định của công đồng.

- “Mắng” loa phát thanh khi mở làm ồn.

Hoạt động 4: Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

Câu hỏi 1 trang 55 HĐTN 10: Thảo luận và xây dựng kế hoạch tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

HĐTN 10 Chủ đề 6: Hành động vì môi trường - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ CẢNH QUAN ĐỀN GIÓNG

NHÓM:

Hình thức tuyên truyền: Phát thanh, bảng nội quy khi vào di tích

Mục tiêu tuyên truyền

Nâng cao ý thức của người dân bảo vệ môi trường và di tích lịch sử

Đối tượng tuyên truyền

Nhân dân, khách thập phương.

Nọi dung tuyên truyền

- Quy tắc ứng xử khi vào dâng hương

- Những việc không được làm

- Những trang phục không được mặc.

Người thực hiện

Ban quản lí di tích

Thời gian, địa điểm

Tại di tích.

Kết quả mong đợi.

- Người dân tới dâng hương hiểu biết về luật và quy định tại di tích và những yêu cầu bảo vệ môi trường.

- Không mặc, làm những trang phục và hành động cấm.

- Môi trường xanh, sạch, đẹp.

Câu hỏi 2 trang 55 HĐTN 10: Thực hiện và chia sẻ kết quả tuyên truyền, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

HĐTN 10 Chủ đề 6 (Cánh diều): Hành động vì môi trường (ảnh 1)

Trả lời:

- Kết quả:

+ Không còn tình trạng xả rác bừa bãi.

+ Khách thập phương mặc trang phục phù hợp.

+ Môi trường được bảo tồn.

- Khó khăn.

+ Ban đầu một số người vẫn chống đối, không tuân thủ.

+ Một số người bỏ ngoài tai.

- Thuận lợi:

+ Đại đa số đều tuân thủ ngay khi nghe phát thanh và đọc quy định.

Vân dụng – Mở rộng (trang 56)

Hoạt động 5: Tham gia bảo vệ môi trường.

Câu hỏi 1 trang 56 HĐTN 10: Chia sẻ những hành vi, việc làm bảo vệ môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên.

Gợi ý:

- Tìm kiếm thông tin về các cá nhân, tổ chức đã và đang thực hiện những việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương em.

- Gặp gỡ, trao đổi với các cá nhân, đại diện các tổ chức.

Gợi ý nội dung trao đổi:

+ Lí do họ tự nguyện thực hiện những việc làm bảo vệ môi trường tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên.

+ Những hành động cụ thể mà họ thực hiện.

+ Khó khăn trong quá trình thực hiện và cách thức vượt qua khó khăn.

+ Kết quả đạt được.

- Lựa chọn hình thức để chia sẻ về những tấm gương bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên (video, phóng sự, bài viết…)

Trả lời:

- Thông tin về một số cá nhân tổ chức có việc làm bảo vệ môi trường.

+ Học sinh trường THPT Đa Phúc làm nhiệm vụ dọn vệ sinh khu vực Đa Phúc vào mỗi tháng, phân công các lớp trồng cây theo khu vực.

+ Các ban ngành thực hiện nhiệm vụ vệ sinh ngõ xóm vào mỗi tháng.

+ Trước khi Tết đến, đoàn thanh niên tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm 2 lần.

- Lí do họ tự nguyện:

+ Giữ gìn môi trường học tập và sinh hoạt sạch sẽ.

+ Đảm bảo mĩ quan nơi mình sống.

+ Tinh thần đoàn kết ngõ xóm.

Câu hỏi 2 trang 56 HĐTN 10: Lựa chọn và tham gia thực hiện một hoặc một số giải pháp đã đề xuất để bảo vệ môi trường.

Trả lời:

HĐTN 10 Chủ đề 6: Hành động vì môi trường - Cánh diều (ảnh 1)

- Em thường tận dụng giấy thừa trong những quyển vở viết dở đem đi chợ gói thịt, rau bỏ vào làn đi chợ.

- Tận dụng vỏ hộp sữa chua làm đá…

Câu hỏi 3 trang 57 HĐTN 10: Thuyết trình về kết quả và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên.

Gợi ý:

- Nội dung thuyết trình:

+ Thực trạng của môi trường tự nhiên;

+ Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường tự nhiên;

+ Kết quả thực hiện các giải pháp, việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường tự nhiên;…

- Hình thức thể hiện: video, trình chiếu;…

- Kĩ năng thuyết trình: ngôn ngữ nói kết hợp với ngôn ngữ cơ thể, thuyết phục người nghe,…

Trả lời:

Bài viết tham khảo

Hiện nay, trước sức ép của tốc độ gia tăng dân số ngày càng nhanh, nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đất liền ngày càng cạn kiệt càng đẩy mạnh khuynh hướng tiến ra biển, khai thác biển, làm giàu từ biển, nhưng thường đi kèm với đó lại là các phương thức khai thác thiếu tính bền vững; các họat động khai thác chủ yếu chỉ tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh tế để đạt được các mong muốn tối đa, trong khi xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường, hoặc không có hoặc thiếu những qui hoạch, kế hoạch chi tiết, cụ thể, cùng với cơ chế quản lý lỏng lẻo của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu với các biểu hiện chính là sự gia tăng mực nước biển và nhiệt độ của trái đất, Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia ngày càng đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động.

Kết quả nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, FAO và các tổ chức quốc tế khác đều chỉ ra rằng, hiện khoảng hơn 80% lượng cá toàn cầu đã bị khai thác, trong đó có đến 25% lượng cá toàn cầu bị khai thác quá mức (overexploited) hoặc bị khai cạn kiệt (depleted), trong khi nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt khi sản lượng đánh bắt giảm đến 90% trong những năm gần đây.

Bên cạnh thực trạng nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản biển, tài nguyên dầu khí và những nguồn tài nguyên biển không tái tạo khác đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững, nạn phá hủy rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn cũng ngày một tăng ở nhiều nơi trên thế giới. Theo ước tính, cỏ biển đã mất 30 – 60% và rừng ngập mặn – chiếm 1/3 diện tích rừng thế giới – mất đến 70% và khoảng 11% các rạn san hô trên toàn cầu đã bị phá hủy hoàn toàn trước năm 1998. Trong vòng 20 năm qua, các nước Đông Nam Á đã mất đi 12% số rạn san hô, 48% số rạn san hô khác đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Các rạn san hô thường là môi trường sống của khoàng 1/4 các loài cá, đồng thời còn là nơi cư trú của các loài sinh vật biển khác. Sự mất dần của các rạn san hô và sẽ khiến lượng cá bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí còn dẫn đến sự tuyệt chủng của một số sinh vật biển do chúng không còn nơi để cư trú và sinh sản. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà còn gây phát sinh nhiều vấn đề kinh tế-xã hội do sự thiếu hụt thực phẩm cung cấp cho những cư dân sống ở các đảo và các vùng ven biển, kéo theo những cuộc di dân hàng loạt từ các vùng ven biển vào các vùng trung tâm…

Cùng với sự suy giảm, cạn kiệt nhiều nguồn lợi biển do khai thác, sử dụng không hợp lý và thiếu tính bền vững, môi trường biển ở nhiều khu vực trên trái đất đang chịu nhiều thách thức và các mối đe dọa trầm trọng khi dân cư ven biển ngày càng tăng, các họat động kinh tế ven biển ngày càng phát triển, nhiều cửa sông ven biển bị ô nhiễm do nước thải từ các khu công nghiệp, khu đô thị thải ra cùng với nạn phá hủy rừng ngập mặn ngày càng tăng, và sự gia tăng về tần suất và mức độ ảnh hưởng của thiên tai bão lũ do biến đổi khí hậu ….

Trong một báo cáo của Trung tâm về các giải pháp đại dương (Center for Ocean Solutions) xuất bản vào tháng 5 năm 2009 với tựa đề “Hệ sinh thái và Con người của Thái Bình dương: Các mối đe dọa và Cơ hội hành động”, với sự tham gia của hơn 30 nhà khoa học thuộc các lĩnh vực tự nhiên, vật lý và xã hội, từ nguồn thông tin, dữ liệu phân tích tổng hợp của 3400 bài báo, báo cáo khoa học của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, báo cáo đã nêu chi tiết về các mối đe dọa chính đối với môi trường biển và đại dương, các ảnh hưởng của chúng và đưa ra lộ trình cùng với các biện pháp đối phó với những mối đe dọa này. Theo kết quả nghiên cứu tổng hợp từ báo cáo, trong các mối đe dọa chính mà môi trường biển đang phải đối mặt tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ này gặp phải, tại các nước giàu cũng như nước nghèo, tại các quốc gia, quần đảo, khu vực đông hay thưa dân cư đều có một điểm rất chung ớ mức rất phổ biến và đang ở mức độ báo động đó là: Ô nhiễm môi trường có nguồn gốc từ đất liền và từ biển, phá hủy nơi cư trú tự nhiên, khai thác và đánh bắt cá quá mức, tác động của biến đổi khí hậu cuối cùng, các mối đe dọa đối với môi trường đó là: sự xâm nhập của các loài ngoại lai và các mối đe cộng hưởng của các mối đe dọa kể trên.

ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ: Hoàn thành

1. Tìm hiểu, phân tích, đánh giá được thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương.

2. Chỉ ra các tác động của con người đến môi trường tự nhiên.

3. Đánh giá được các hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

4. Thuyết trình về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên.

5. Đề xuất các giải pháp và nêu các việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên.

6. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên.

7. Thực hiện các giải pháp, việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng, điều kiện của bản thân để bảo vệ môi trường tự nhiên ở địa phương.

Bài viết liên quan

424