Hoạt động trải nghiệm 10 Cánh diều Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 10 Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập HĐTN 10 Chủ đề 1. Mời các bạn đón xem:

1 600


Giải HĐTN 10 Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường

Tìm hiểu – Khám phá (trang 7)

Hoạt động 1: Tìm hiểu về truyền thống và hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường

Câu hỏi 1 trang 7 HĐTN 10: Tìm hiểu và nêu những truyền thống của nhà trường.

Gợi ý:

+ Truyền thống dạy tốt, học tốt

+ Truyền thống hoạt động của Đoàn thanh niên, phong trào văn hóa, văn nghệ ,thể thao

+ Truyền thống tương thân, tương ái

+ ....

Trả lời:

- Truyền thống thi đua dạy tốt học tốt: Thi đua hoa điểm giỏi, giáo viên dạy giỏi…

- Truyền thống lá lành đùm lá rách: Ủng hộ miền Trung, áo ấm cho em, thu gom giấy vụn…

- Truyền thống bảo vệ môi trường: trồng cây xanh, quét dọn vệ sinh trường lớp và khu vực,…

- Truyền thống hoạt động Đoàn: Đoàn viên mẫu mực, thanh lịch; cán bộ Đoàn giỏi,…

Câu hỏi 2 trang 7 HĐTN 10: Chia sẻ về các hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường.

Gợi ý:

+ Kể tên những hoạt động em đã tham gia để góp phần phát huy truyền thống nhà trường;

+ Nêu các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường.

+ Lựa chọn hình thức chia sẻ: bài viết, video, tập san,…

HĐTN 10 Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Bài viết tham khảo

Trường em là một trường THPT ngoại thành thuộc thành phố Hà Nội, nơi mà mọi người vẫn gọi nhau bằng cái tên thân thương hóm hỉnh “Hà Nội có đống rơm to”. Nhưng lại là nơi mà em luôn rất đỗi tự hào khi được đặt chân vào nơi đây học tập và rèn luyện. Chẳng đâu khác chính là mái trường THPT Đa Phúc.

Một ngôi trường thuộc ngoại ô thành phố, nhưng lại luôn đứng top đầu trong điểm thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn trong nhiều năm liền và thành tích rất đáng nể về điểm thi các môn khác. Lí giải cho kết quả này, không thể không kể tới công sức của thầy và trò nhà trường đã phấn đấu và nỗ lực đặc biệt đã phát huy được truyền thống quý báu tự bao thế hệ học sinh của nhà trường. Với lịch sử gần 60 năm xây dựng và phát triển, là nơi nuôi dưỡng nhiều nhân tài trong đó có chủ tịch nước hiện thời bác Nguyễn Xuân Phúc – cựu học sinh khóa VIII.

Để phát huy những truyền thống đó và nhân rộng trong tư tưởng học trò, hàng năm nhà trường thường tổ chức các hoạt động truyền thống như thi đua hoa điểm tốt phát huy truyền thống dạy tốt, học tốt chào mừng 20/11; thi đua chi đoàn trồng cây xanh chào mừng tháng thanh niên; thi đua hoạt động góp giấy vụn giúp đỡ đồng bào miền Trung lũ lụt… qua các hình thức tuyên truyền về các tấm gương vượt khó học tập, có sự cố gắng, thi đua giành hoa điểm giỏi, đỗ đạt trên loa phát thanh trường mỗi buổi học, thiết kế các hạng mục giải khích lệ hoạt động trồng cây xanh của các chi đoàn hay tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm học tập và tìm hiểu về lịch sử nhà trường qua các hội thi. Và thành tích của hôm nay chính là minh chứng rõ nét nhất cho sự cố gắng và nỗ lực ấy. Em rất tự hào về truyền thống của nhà trường và sẽ cố gắng hết sức để làm vẻ vang, nối tiếp truyền thống ấy.

Câu hỏi 3 trang 7 HĐTN 10: Nêu cảm nhận về các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường

Trả lời:

- Em cảm thấy các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục truyền thống của nhà trường rất phong phú, bổ ích, tạo sân chơi lành mạnh sau các giờ học đồng thời giúp học sinh có thêm động lực học tập và phát huy truyền thống của nhà trường.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện.

Câu hỏi 1 trang 8 HĐTN 10: Xác định những biểu hiện giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện với thầy cô và các bạn.

HĐTN 10 Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường - Cánh diều (ảnh 1)

Gợi ý:

- Tự tin:

+ Phát biểu, chia sẻ ý kiến khi thảo luận nhóm.

+ Nhìn vào người nghe khi giao tiếp.

+ Thể hiện khả năng cuẩ bản thân trước mọi người.

+ …

- Thân thiện:

+ Tươi cười với mọi người.

+ Hòa đồng, không phân biệt đối xử.

+ Tham gia hoạt động chung cùng bạn.

Trả lời:

- Biểu hiện của tự tin:

+ Xung phong phát biểu ý kiến, suy nghĩ với thầy cô trong các giờ học.

+ Xây dựng bài và trình bày ý kiến trước lớp.

+ Phát biểu trước đám đông.

+ Thể hiện năng lực bản thân trước mọi người.

+ Sẵn sàng nhận nhiệm vụ vừa với năng lực bản thân…

- Biểu hiện của thân thiện:

+ Vui vẻ, hòa đồng trong giao tiếp.

+ Chủ động tiếp cận và làm quen bạn mới.

+ Giúp đỡ bạn bè những khía cạnh mình có năng lực.

+ Sẵn sàng tham gia hoạt động chung và mời gọi mọi người tham gia hoạt động chung…

Câu hỏi 2 trang 8 HĐTN 10: Chia sẻ những khó khăn của bản thân trong việc giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện với thầy cô và các bạn.

Trả lời:

- Khó khăn:

+ Chưa tự tin để nói lên suy nghĩ của mình.

+ Chưa dám giơ tay phát biểu xây dựng bài và ý kiến.

+ Ngại giao tiếp với mọi người.

+ Không thích tham gia hoạt động.

Câu hỏi 3 trang 8 HĐTN 10: Thảo luận về cách thức rèn luyện để tự tin và thân thiện trong giao tiếp, ứng xử.

Gợi ý:

- Chủ động kết bạn, tham gia các hoạt động chung.

- Chủ động tham gia nhiều cuộc trò chuyện với bạn bè

- Đọc sách, báo,… để nâng cao hiểu biết.

- Luyện nói với âm lượng vừa phải, rõ ràng, lưu loát, tươi vui.

- Tự đặt ra các tình huống giao tiếp và luyện tập ứng xử trong các tình huống đó (trước gương, ghi âm,…)….

Trả lời:

- Xây dựng kế hoạch để thực hiện hoạt động:

+ Thời gian thực hiện: 1 tháng

+ Phạm vi hoạt động: trường học.

+ Môi trường hoạt động: Trong các tiết học và giờ ra chơi.

+ Cách thức: chuẩn bị bài thật kĩ, phát biểu ý kiến bài học và kiến thức mình đã chuẩn bị; chủ động trong hoạt động nhóm, tự đặt ra tình huống giao tiếp và xử lí tình huống giao tiếp; Đọc sách báo về làm chủ kĩ năng giao tiếp; Tập nói trước gương; thường xuyên mỉm cười.

Thực hành – Luyện tập (trang 9)

Hoạt động 3: Thực hiện nội quy trường, lớp.

Câu hỏi 1 trang 9 HĐTN 10: Xây dựng nội quy, quy định của lớp.

Gợi ý:

+ Thảo luận về nội dung của bản nội quy.

+ Lựa chọn cách thể hiện nội quy (ngôn từ, hình ảnh,…) và cùng nhau thể hiện

Lưu ý: Tiêu chí xây dựng nội quy hiệu quả:

1. Tính khả thi

2. Ngôn từ tích cực

3. Rõ ràng, ngắn gọn.

+ Cam kết thực hiện nội quy.

HĐTN 10 Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

HĐTN 10 Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường - Cánh diều (ảnh 1)

Câu hỏi 2 trang 9 HĐTN 10: Chia sẻ những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện nội quy trường, lớp và đề xuất cách rèn luyện để thực hiện tốt nội quy.

Trả lời:

- Thuận lợi:

+ Là những hoạt động thường xuyên, diễn ra thường xuyên dễ tạo thói quen.

+ Dễ thích nghi

- Khó khăn

+ Đòi hỏi sự kiên trì.

+ Hoạt động rèn luyện lâu dài.

- Cách rèn luyện tốt:

+ Đặt báo thức trước khi đi ngủ.

+ Thực hành theo nhiệm vụ mỗi ngày

+ Lập biểu thực hành các hoạt động và tích khi đã hoàn thiện, nếu không hoàn thiện sẽ có hình phạt.

Câu hỏi 3 trang 9 HĐTN 10: Thực hiện các biện pháp rèn luyện đã đề xuất và chia sẻ kết quả thực hiện.

Trả lời:

- Kết quả:

+ Chấm dứt tình trạng đi muộn.

+ Thực hiện nghiêm chỉnh đạt 9/10 các nhiệm vụ đề ra.

+ Mỗi nhiệm vụ là sai sẽ phạt thực hiện lại 10 lần.

Hoạt động 4: Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường.

Câu hỏi 1 trang 10 HĐTN 10: Lựa chọn truyền thống nhà trường phù hợp để xây dựng kế hoạch giáo dục.

Trả lời:

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG THANH NIÊN

“THI ĐUA PHONG TRÀO TRỒNG CÂY XANH”

Mục tiêu:

Học sinh tiếp nối về truyền thống đoàn viên thanh niên của các thế hệ cha ông đi trước, thực hành và phát huy chủ trương “vì sự nghiệp 10 năm trồng cây”.

Nội dung giáo dục

+ Quá trình gìn giữ, phát huy truyền thống đoàn viên, thanh niên của thế hệ mầm xanh đất nước.

+ Những các thức thực hiện truyền thống “thi đua trồng cây xanh”

+ Giá trị của truyền thống.

+ Cách thức giữ gìn và phát huy truyền thống.

Hình thức tổ chức

Phát động tuyên truyền tới chi đoàn hành động trồng cây xanh.

Phân công nhiệm vụ

+ Phân công khu vực trồng cây.

+ Số lượng cây tối thiểu.

+ Bảng biểu đánh giá chấm điểm.

+ Thuyết trình ý nghĩa.

Thời gian:

1 tuần

Địa điểm

Khu vực được các bí thư bốc thăm.

Kết quả dự kiến

Không gian xanh được phủ kín cảnh quan trường

HS hiểu được ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh, gợi nhắc lịch sử cha ông anh dũng.

Câu hỏi 2 trang 11 HĐTN 10: Thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường và chia sẻ kết quả của hoạt động này.

Gợi ý:

- Những hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường đã tổ chức;

- Mức độ tích cực tham gia của bản thân và các bạn;

- Những kinh nghiệm thu được

Trả lời:

- Kế hoạch: Trồng cây xanh

- Kết quả:

+ Không gian xanh được phủ kín cảnh quan trường

+ Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh, gợi nhắc lịch sử cha ông anh dũng.

Câu hỏi 3 trang 11 HĐTN 10: Đánh giá ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường đã thực hiện.

Gợi ý:

- Đối với bản thân:

+ Nâng cao hiểu biết về nhà trường

+Tăng thêm sự yêu quý, gắn bó với thầy cô, các bạn;

+Tạo động lực phấn đấu học tập, rèn luyện, thể hiện trách nhiệm của bản thân với tập thể;

+...

- Đối với nhà trường:

+ Giữ vững những truyền thống tốt đẹp

+ Góp phần xây dựng và phát triển nhà trường;

Trả lời:

- Đối với bản thân:

+ Nâng cao hiểu biết về lợi ích của trồng cây đối với cuộc sống và xã hội.

+ Biết thêm về lịch sử vẻ vang gắn liền với rừng núi của dân tộc.

+ Trân quý hoạt động lao động vui khỏe có ích.

- Đối với nhà trường:

+ Xanh thêm cảnh quan sư phạm.

+ Tuyên truyền được truyền thống yêu nước của đoàn viên thanh niên.

+ Góp phần xây dựng không khí xanh sạch đẹp cho môi trường.

Hoạt động 5: Thực hiện biện pháp thu hút các bạn tham gia hoạt động chung.

Câu hỏi 1 trang 11 HĐTN 10: Trao đổi những biện pháp thu hút các bạn tham gia hoạt động chung.

Gợi ý:

+ Khuyến khích các bạn đề xuất ý tưởng, cách thức thực hiện hoạt động.

+ Thuyết phục các bạn tham gia hoạt động chung.

+ Chủ động chia sẻ kiến thức, kĩ năng có được từ các hoạt động chung với các bạn.

+ Phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng, sở thích của bạn.

+ Tích cực tham gia các hoạt động chung, cởi mở, thân thiện để làm gương.

+ Hỗ trợ các bạn trong quá trình cùng tham gia hoạt động.

Trả lời:

- Biện pháp thu hút các bạn tham gia hoạt động chung:

+ Kêu gọi các bạn trình bày mong muốn và ý tưởng cho hoạt động chung.

+ Xây dựng kế hoạch khả thi, hấp dẫn phù hợp với mọi người.

+ Phân chia nhiệm vụ phù hợp với năng lực của từng đối tượng.

+ Tích cực, năng động để làm gương.

+ Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình khi các bạn gặp khó khăn.

+ Động viên khích lệ và khen ngợi trước những sản phẩm của các bạn.

+ Hứa hẹn và mời gọi trong các hoạt động kế tiếp.

Câu hỏi 2 trang 12 HĐTN 10: Thực hiện các biện pháp phù hợp để thu hút các bạn tham gia hoạt động chung trong những tình huống sau:

Tình huống 1: Đoàn trường tổ chức hội diễn văn nghệ. Một số bạn có khả năng nhưng tỏ ý không muốn tham gia.

Tình huống 2: Em và các bạn trong tổ tham gia một dự án học tập. Khi nhóm trưởng phân công nhiệm vụ, một số bạn không hợp tác thực hiện.

Trả lời:

- Biện pháp trong tình huống 1:

+ Chủ động hỏi han về ý tưởng và khen ngợi các sản phẩm văn nghệ trong những lần trước của các bạn.

+ Mời gọi và thể hiện thái độ mong mỏi.

+ Khẳng định sự hỗ trợ mọi lúc mọi nơi.

- Biện pháp trong tình huống 2:

+ Xem xét lại nhiệm vụ phân chia đã hợp lý hay chưa.

+ Tích cực xây dựng và hỏi ý kiến các bạn xây dựng ý kiến.

+ Giao cho các bạn những nhiệm vụ phù hợp và công bằng.

Hoạt động 6: Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Câu hỏi 1 trang 12 HĐTN 10: Trao đổi về các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Gợi ý:

- Kể tên các chủ đề hoạt động theo năm của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

+ Chủ đề năm 2018: Năm tuổi trẻ sáng tạo.

+ Chủ đề năm 2019: Năm thanh niên tình nguyện.

+ Chủ đề năm 2020: Tuổi trẻ Việt Nam tự hào tiến bước dưới cờ Đảng.

- Nêu những hoạt động của Đoàn trường để hưởng ứng chủ đề của các năm.

Ví dụ: Năm 2020, Đoàn trường A phát động tham gia cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

Trả lời:

- Chủ đề hoạt động theo các năm:

+ Chủ đề năm 2018: Năm tuổi trẻ sáng tạo

Hoạt động hưởng ứng: Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ V.

+ Chủ đề năm 2019: Năm thanh niên tình nguyện.

Hoạt động: Thanh niên tình nguyện vì cộng đồng.

+ Chủ đề năm 2020: Tuổi trẻ Việt Nam tự hào tiến bước dưới cờ Đảng

Hoạt động hưởng ứng: Tình nguyện mùa đông

+ Chủ đề năm 2021: Thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.

Hoạt động hưởng ứng: Tình nguyện mùa xuân

+ Chủ đề năm 2022: Xây dựng Đoàn vững mạnh về tổ chức.

Hoạt động hưởng ứng: Đoàn trường phát động phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”, hưởng ứng tháng thanh niên.

Câu hỏi 2 trang 13 HĐTN 10: Đề xuất một số hoạt động Đoàn phù hợp với chủ đề của năm.

Trả lời:

- Chủ đề năm 2022: Xây dựng Đoàn vững mạnh về tổ chức.

+ Hoạt động: Thi đua chi đoàn vững mạnh; Thi đua cán bộ Đoàn giỏi, Thi đua học tập và làm theo lí tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Câu hỏi 3 trang 13 HĐTN 10: Thảo luận về cách thu hút đoàn viên, thanh niên tham gia hoạt động Đoàn.

Gợi ý: 

- Xây dựng các chương trình đáp ứng nhu cầu thiết thực của học sinh;

- Đổi mới, đa dạng về nội dung, hình thức tuyên truyền;

- Xây dựng đội ngũ Ban chấp hành chi đoàn năng động, tâm huyết, đặc biệt là Bí thư chi đoàn;

- Nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên về vai trò của tổ chức Đoàn, ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động phong trào;

- Tổ chức các diễn đàn cho học sinh để lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, thanh niên và trao đổi những vấn đề liên quan đến công tác thanh niên;...

Trả lời:

- Xây dựng sân chơi với các hoạt động Đoàn lành mạnh, tiêu biểu tạo hứng thú.

- Đổi mới, đa dạng về các hình thức nội dung và phương pháp tiếp cận.

- Củng cố đội ngũ cán bộ Đoàn ưu tú, tiên tiến, sáng tạo nhiệt thành.

- Tổ chức hội nghị chia sẻ và chuyển giao nhiệm vụ trách nhiệm của thế hệ trẻ.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, phù hợp.

- Động viên, củng cố thay vì khiển trách, phê bình.

Câu hỏi 4 trang 13 HĐTN 10: Trao đổi những thuận lợi, khó khăn và những biện pháp khắc phục khó khăn khi thực hiện kế hoạch hoạt động Đoàn đã xây dựng cho năm học.

Trả lời:

- Thuận lợi:

+ Đoàn viên trẻ, ưu tú, có tinh thần, có sáng tạo.

+ Sự hỗ trợ quan tâm từ các cơ quan Đoàn rất kịp thời.

+ Sự ủng hộ của BGH nhà trường.

+ Sự hỗ trợ hết mình của gvcn.

- Khó khăn:

+ Một số đoàn viên còn chưa chủ động và tích cực.

+ Chưa có sự đồng đều về năng lực ở các chi đoàn.

+ Một số nhiệm vụ đưa ra còn khó khăn vì rơi vào thời điểm thi cử.

- Biện pháp khắc phục:

+ Cần phân luồng và củng cố sự đồng đều năng lực của đoàn viên thanh niên các chi đoàn.

+ Chia sẻ, tọa đàm và khơi dậy tinh thần thanh niên cho đoàn viên thanh niên.

+ Xây dựng kế hoạch chủ động và linh hoạt hơn.

Câu hỏi 5 trang 13 HĐTN 10: Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong năm học và chia sẻ kết quả đạt được.

Trả lời:

- Hoạt động:

+ Thi đua chi Đoàn vững mạnh

=> Kết quả: Đạt 80% chi đoàn tiên tiến, 20% chi đoàn tiên tiến xuất sắc.

+ Thi đua cán bộ Đoàn giỏi

=> Kết quả: 1 đồng chí đạt giải nhất cụm, 2 đồng chí đạt giải nhì, 1 đồng chí đạt giải ba và 5 đồng chí đạt giả khuyến khích.

Hoạt động 7: Rèn luyện sự tự tin, thân thiện trong giao tiếp, ứng xử.

Câu hỏi 1 trang 13 HĐTN 10: Đề xuất cách ứng xử tự tin, thân thiện trong các tình huống:

Tình huống 1: Trong buổi sinh hoạt lớp đầu năm học, cô giáo tổ chức bầu ban cán sự lớp và hỏi có bạn nào xung phong không. Linh đã làm lớp trưởng nhiều năm liền và thấy mình có kinh nghiệm nhưng không dám tự ứng cử.

Tình huống 2: Nam có năng khiếu và học tốt môn Tiếng Anh. Vì vậy, thầy giáo và các bạn trong lớp đề cử Nam tham gia đội tuyển môn Tiếng Anh của trường. Nam cảm thấy băn khoăn, lo lắng nên ngập ngừng chưa trả lời.

Tình huống 3: Ngày đầu tới nhận lớp, Bảo nhìn quanh và chỉ thấy có mỗi Nga là bạn cũ, còn lại toàn là bạn mới. Bảo muốn làm quen với các bạn nhưng chưa biết bắt đầu thế nào.

Trả lời:

- Tình huống 1:

+ Cô giáo linh hoạt hỏi về những bạn đã từng có kinh nghiệm làm lớp trưởng, Linh sẽ giơ tay.

+ Các bạn trong lớp đề cử Linh.

- Tình huống 2:

+ Các bạn trong lớp và thầy giáo sẽ động viên, khích lệ Nam.

+ Thầy chia sẻ và sẵn sàng đồng hành khi cần.

- Tình huống 3:

+ Nam tự chủ động tiếp cận các bạn ngồi xung quanh và giới thiệu thông tin cá nhân.

+ GVCN cho các bạn giới thiệu về thông tin cá nhân và làm quen nhau.

Câu hỏi 2 trang 14 HĐTN 10: Chia sẻ những việc em đã làm để rèn luyện sự tự tin, thân thiện khi giao tiếp, ứng xử với thầy cô và các em.

Trả lời:

- Đọc sách về giao tiếp.

- Rèn khả năng nói năng lưu loát trước gương.

- Sửa ngọng.

- Luôn mỉm cười.

- Lễ phép với người lớn tuổi.

Vận dụng – Mở rộng (trang 14)

Hoạt động 8: Phát huy giá trị tích cực của các hoạt động xây dựng nhà trường.

Câu hỏi 1 trang 14 HĐTN 10: Ghi lại những hoạt động chung mà các em đã tham gia để xây dựng nhà trường.

Trả lời:

- Trồng cây xanh

- Chăm sóc công trình thanh niên.

- Vệ sinh trường lớp.

- Tuyên truyền về truyền thống nhà trường.

Câu hỏi 2 trang 15 HĐTN 10: Chia sẻ những kỉ niệm, cảm xúc tích cực của em khi giao tiếp tự tin, thân thiện với thầy cô và các bạn.

Trả lời:

- Tự tin trong giao tiếp đã đem đến cho em rất nhiều những người bạn tốt. Đặc biệt trong một lần đi thi em đã mang nhầm đồ dùng và quên hết bút, ban đầu em đã rất lo lắng về việc sẽ không có bút để sử dụng, nhưng sau đó nhờ sự chủ động của mình các bạn đã cho em mượn và hoàn thiện bài thi một cách hoàn hảo nhất.

ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ: Hoàn thành tốt (đạt tốt 9 mục).

1. Kể tên một số hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường.

2. Đánh giá được ý nghĩa của các hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường.

3. Xây dựng được kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường.

4. Vận động các bạn cùng tham gia và thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường.

5. Thực hiện nội quy, quy định của trường, lớp hằng ngày và ghi lại kết quả.

6. Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

7. Thực hiện được một số biện pháp để thu hút các bạn tham gia hoạt động.

8. Thể hiện sự tự tin trong các tình huống giao tiếp, ứng xử với thầy cô, bạn bè.

9. Chủ động giao tiếp, thể hiện sự thân thiện với thầy cô, bạn bè.

Bài viết liên quan

1 600