Hoạt động trải nghiệm 10 Cánh diều Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 10 Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập HĐTN 10 Chủ đề 4. Mời các bạn đón xem:

413


Giải HĐTN 10 Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình

Tìm hiểu – Khám phá (trang 34)

Hoạt động 1: Tìm hiểu về trách nhiệm của bản thân đối với bố mẹ và người thân

Câu hỏi 1 trang 34 HĐTN 10: Trao đổi về việc thể hiện trách nhiệm của bản thân với bố mẹ và người thân trong gia đình.

Gợi ý:

- Quan tâm, lắng nghe, chăm sóc bố mẹ, người thân.

- Cùng thực hiện các công việc gia đình.

- Đòng góp ý kiến trong các vấn đề của gia đình.

- Cùng bố mẹ phát triển kinh tế gia đình.

- Chia sẻ những khó khăn với bố mẹ, người thân.

Trả lời:

- Trong cuộc sống:

+ Học cách giúp đỡ bố mẹ và người thân những công việc nhà vừa sức mình.

+ Chủ động quan tâm lắng nghe và chăm sóc mọi người.

+ Động viên mọi người…

- Trong học tập:

+ Tự lập và chủ động trong việc học, tránh gây ưu phiền cho bố mẹ.

Câu hỏi 2 trang 34 HĐTN 10: Thảo luận về cách ứng xử phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau trong gia đình.

Gợi ý:

- Khi người thân trong gia đình đạt được những thành công:

+ Nói lời chúc mừng và bày tỏ sự tán thưởng, khích lệ;

+ Thể hiện niềm vui qua lời nói, qua cử chỉ, điệu bộ;

+ Trao đổi về những việc đã thực hiện để có được thành công đó;

- Khi người thân gặp những thất bại, khó khăn:

+ Hỏi thăm, động viên, chia sẻ;

+ Đồng cảm và thấu hiểu;

+ Giúp đỡ hết sức trong khả năng của mình;

- Khi các thành viên trong gia đình có những mâu thuẫn, xung đột:

+ Trò chuyện, lắng nghe để hiểu mọi người và mọi việc;

+ Tìm cách hòa giải các mâu thuẫn, giải quyết xung đột một cách tế nhị, khéo léo;

+ Không nóng nảy, tranh cãi để mọi việc thêm căng thẳng;

- Khi gia đình gặp những biến cố:

+ Thể hiện sự bình tĩnh để làm chỗ dựa tinh thần cho người thân;

+ Tìm cách giải quyết vấn đề của gia đình trong khả năng của bản thân;

+ Động viên, khích lệ mọi người cùng vượt qua những thử thách đó;

Trả lời:

- Khi người thân trong gia đình đạt được thành tựu, niềm vui

+ Chúc mừng, tán thưởng

+ Khen ngợi và bày tỏ sự ngưỡng mộ muốn học hỏi.

+ Tặng quà chúc mừng.

- Khi người thân gặp thất bại, khó khăn:

+ Động viên, khích lệ.

+ Hỗ trợ tìm hướng giải quyết.

+ Bày tỏ thái độ đồng cảm, thấu hiểu.

+ Chủ động giúp đỡ những công việc khác trong phạm vi.

- Khi các thành viên có mâu thuẫn:

+ Chủ động đứng ra hòa giải.

+ Nấu món ngon xoa dịu không khí.

+ Cầu nối gắn kết.

- Khi gia đình gặp những biến cố:

+ Bình tĩnh, trấn an mình, động viên mọi người.

+ Tỉnh táo vực bản thân làm chỗ dựa cho thành viên khác.

+ Cố gắng nỗ lực hơn.

+ Khích lệ mọi người.

Câu hỏi 3 trang 35 HĐTN 10: Chia sẻ những khó khăn của bản thân em khi thể hiện trách nhiệm và khi giao tiếp, ứng xử với bố mẹ, người thân trong gia đình.

Trả lời:

- Khó nói những lời yêu thương với bố mẹ.

- Còn nhỏ nên chưa hiểu những vấn đề bố mẹ gặp phải để sẻ chia

- Lời nói chưa có trọng lượng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về kế hoạch tài chính cá nhân

Câu hỏi 1 trang 35 HĐTN 10: Thảo luận về kế hoạch tài chính cá nhân sau:

HĐTN 10 Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Kế hoạch tài chính cá nhân trên đã có những yếu tố cơ bản để đạt được mục tiêu đề ra, tuy nhiên nguồn tiền cụ thể kiếm ra từ những yếu tố nào thì lại chưa rõ ràng.

+ Cần bổ sung thêm mục tiêu mỗi tuần tiết kiệm bao nhiêu từ tiền tiêu vặt và đạt được mấy điểm tốt (tương ứng bao nhiêu tiền trên một điểm tốt).

Câu hỏi 2 trang 35 HĐTN 10: Xác định các loại kế hoạch tài chính cá nhân.

Gợi ý

- Kế hoạch ngắn hạn;

- Kế hoạch trung hạn;

- Kế hoạch dài hạn;

Trả lời:

- Kế hoạch ngắn hạn:

+ Mua xe đạp

+ Mua đồ lưu niệm

+ Mua kính

+ Mua đồ chơi

- Kế hoạch trung hạn:

+ Mua máy ảnh

- Kế hoạch dài hạn:

+ Đi du lịch

+ Mua laptop…

Câu hỏi 3 trang 36 HĐTN 10: Thảo luận về cách xây dựng tài chính cá nhân.

HĐTN 10 Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- B1: Đánh giá tình hình tài chính thực tế và dự kiến trong 3 tháng kế tiếp.

- B2: Đặt ra mục tiêu tài chính cần đạt được (phải phù hợp với yếu tố dự kiến)

- B3: Lập bảng kế hoạch phân bổ thu chi từ các nguồn rõ ràng.

- B4: Lên kế hoạch chi tiêu hợp lí.

Câu hỏi 4 trang 36 HĐTN 10: Tìm kiếm và chia sẻ các phương pháp, công cụ giúp kiểm soát chi tiêu và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả.

Gợi ý:

- Sử dụng những ứng dụng quản lí tài chính cá nhân;

- Lập bảng quản lí tài chính cá nhân bằng phần mềm Excel;

- Làm sổ thu – chi;...

Trả lời:

- Xây dựng kế hoạch chi tiêu và thực hiện kế hoạch chi tiêu trong thời gian nhất định.

- Lập bảng biểu những mục chi tiêu chưa hợp lí và loại bỏ.

- Đặt các khoản chi tiêu theo vị trí giảm dần mức độ quan trọng.

Thực hành – Luyện tập (trang 36)

Hoạt động 3: Thực hiện trách nhiệm đối với các hoạt động lao động trong gia đình

Câu hỏi 1 trang 36 HĐTN 10: Chia sẻ những hoạt động lao động ở gia đình em.

Gợi ý:

- Trong sinh hoạt gia đình:

+ Nấu ăn

+ Lau dọn nhà

+ Giặt quần áo…

- Góp phần phát triển kinh tế gia đình.

+ Chăn nuôi: cho gia súc, gia cầm ăn, làm vệ sinh chuồng trại,…

+ Trồng trọt: tưới nước, xới đất, thu hoạch,…

+ Kinh doanh: bán hàng, giao hàng, tiếp thị sản phẩm…

Trả lời:

- Trong sinh hoạt:

+ Nấu ăn

+ Dọn nhà

+ Giặt quần áo

+ Tưới cây

+ Cho gia súc gia cầm ăn

+ Trồng rau…

- Trong xây dựng kinh tế:

+ Dạy học

+ Trồng trọt đồng ruộng

+ Bán buôn

Câu hỏi 2 trang 37 HĐTN 10: Thực hiện những hoạt động lao động trong gia đình phù hợp với bản than và chia sẻ kết quả.

HĐTN 10 Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Học thêm được cách làm nhiều món ăn ngon.

- Thân thiết hơn với vật nuôi gia đình.

- Biết tự chăm sóc bản thân, hình thành kĩ năng sống tự lập.

- Được bố mẹ khen ngợi.

- Không khí gia đình rất vui vẻ đầm ấm.

Hoạt động 4: Thực hiện trách nhiệm với bố mẹ, người thân

Câu hỏi 1 trang 38 HĐTN 10: Đóng vai xử lí các tình huống sau để thể hiện trách nhiệm của bản thân với các thành viên trong gia đình.

- Tình huống 1: Ông của Hưng bị ốm, nhưng bố mẹ Hưng đã hết ngày nghỉ phép. Bố mẹ chưa tìm được người hỗ trợ chăm sóc ông và giúp đỡ việc nhà.

- Tình huống 2: Em trai Hòa mới chuyển cấp nên chưa có phương pháp học tập hiệu quả.

- Tình huống 3: Mẹ của Xuân kinh doanh cửa hàng ăn uống. Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên công việc không thuận lợi. Mẹ rất lo lắng và căng thẳng.

Trả lời:

- Tình huống 1:

+ Sẵn sàng nhận trách nhiệm san sẻ giúp đỡ bố mẹ.

+ Hỗ trợ bố mẹ chăm sóc ông khi ông ốm (vệ sinh cho ông, cho ông ăn, uống và uống thuốc…)

+ Nấu nướng, dọn dẹp công việc trong nhà.

- Tình huống 2:

+ Động viên em cố gắng.

+ Cùng em học tập

+ Tìm cho em những phương pháp học tập mới.

+ Hỗ trợ em học.

- Tình huống 3:

+ Động viên mẹ.

+ Đề xuất ý tưởng bán online rồi đi ship

+ Phụ giúp mẹ quản lí page online.

Câu hỏi 2 trang 38 HĐTN 10: Chia sẻ những việc em đã làm thể hiện trách nhiệm với bố mẹ, người thân và cảm xúc của em cũng như các thành viên trong gia đình khi em thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ mọi người.

Trả lời:

- Việc làm:

+ Giúp đỡ bố mẹ việc nhà

+ Phụ mẹ bán hàng

+ Hỏi thăm động viên khi bố mẹ mệt mỏi, khó khăn.

+ Nấu những món ăn bố mẹ thích.

- Cảm xúc của em và người thân:

+ Rất vui và tự hào.

+ Mang đến tiếng cười cho mọi người.

Hoạt động 5: Rèn luyện giao tiếp, ứng xử phù hợp trong gia đình

Câu hỏi 1 trang 39 HĐTN 10: Đóng vai xử lí tình huống thể hiện cách giao tiếp, ứng xử phù hợp trong gia đình.

- Tình huống 1: Chị gái em rất buồn vì kế hoạch khởi nghiệp của chị gặp nhiều khó khăn. Chị ở trong phòng cả ngày và không muốn nói chuyện với ai.

- Tình huống 2: Mấy ngày nay, bố mẹ bất đồng quan điểm về việc chọn nghề của anh trai em khiến bầu không khí trong gia đình không được vui.

- Tình huống 3: Mẹ không đồng ý việc em chơi thân với bạn khác giới nên hay can thiệp vào các mối quan hệ bạn bè của em.

Trả lời:

- Tình huống 1:

+ Nấu cho chị món ăn ngon.

+ Động viên, chia sẻ, khích lệ chị cố gắng.

+ Tìm hướng giải quyết cùng chị.

+ Nhắn những tin nhắn vui vẻ.

- Tình huống 2:

+ Xoa dịu không khí bằng những câu chuyện vui.

+ Nấu món ngon theo sở thích của từng người và chia sẻ quan điểm mỗi người đều có năng lực riêng, không nên gò ép.

+ Động viên bố mẹ

- Tình huống 3:

+ Tạm giãn mối quan hệ khác giới để mẹ khỏi lo lắng.

+ Chia sẻ, trò chuyện với mẹ để mẹ hiểu.

Câu hỏi 2 trang 39 HĐTN 10: Chia sẻ những tình huống mà em ứng xử khéo léo, phù hợp trong gia đình.

Trả lời:

- Quan tâm, đỡ đần công việc của bố mẹ và nói những lời ngọt ngào để bố mẹ bớt mệt mỏi.

- Học tập tự giác và tặng bố mẹ những điểm tốt.

- Biết để ý đến cảm xúc của mọi người.

- Hay kể chuyện cười để không khí thêm vui tươi.

Hoạt động 6: Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân

Câu hỏi 1 trang 40 HĐTN 10: Lựa chọn một mục tiêu tài chính cá nhân và xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân để thực hiện mục tiêu đó.

Gợi ý:

- Xác định mục tiêu cụ thể của kế hoạch;

- Xác định các nội dung cần thực hiện một cách chi tiết;

- Xác định cách thức thực hiện phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân;

- Xác định được thời gian để đạt mục tiêu;

Lưu ý:

- Kế hoạch nằm trong khả năng thực hiện của bản thân;

- Kế hoạch có sự linh hoạt để có thể điểu chỉnh được nếu có phát sinh.

Trả lời:

- Kế hoạch tài chính dài hạn

+ Mục tiêu: mua laptop học tập

+ Dự kiến thời gian thực hiện: 2 năm

+ Ước lượng số tiền cần thiết: 10.000.000 đồng

+ Số tiền tiết kiệm hiện có: 3.000.000

+ Cách thực hiện: tiết kiệm mỗi tháng 300.000 đồng

+ Nguồn tiết kiệm: tiền tiêu vặt, tiền thưởng hoa điểm tốt ở lớp, ở nhà.

Câu hỏi 2 trang 40 HĐTN 10: Chia sẻ kế hoạch tài chính cá nhân với thầy, cô, các bạn và người thân để tiếp thu những góp ý phù hợp.

Trả lời:

Học sinh tự chia sẻ kế hoạch tài chính của mình với thầy cô và các bạn.

Câu hỏi 3 trang 40 HĐTN 10: Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân và đánh giá kết quả.

Trả lời:

 - Học sinh phản hồi kết quả sau thời gian thực hiện kế hoạch.

- Gợi ý:

+ Kết quả đạt được những thành tựu gì.

+ Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện.

+ Bài học rút ra.

+ Phương án khắc phục

Hoạt động 7: Tham gia hoạt động phát triển kinh tế gia đình.

Câu hỏi 1 trang 40 HĐTN 10: Đề xuất các biện pháp góp phần phát triển kinh tế gia đình mà em có thể tham gia.

Lưu ý:

- Biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình và khả năng của bản thân;

- Biện pháp phù hợp với nhu cầu của địa phương, xã hội, không vi phạm pháp luật;

HĐTN 10 Chủ đề 4 (Cánh diều): Trách nhiệm với gia đình (ảnh 1)

Trả lời:

- Phụ giúp bố mẹ bán hàng, kinh doanh.

- Mở rộng phạm vi kinh doanh trên mạng xã hội, em làm công tác quản lí, chốt đơn.

Câu hỏi 2 trang 40 HĐTN 10: Chia sẻ với người thân về các biện pháp đề xuất để xin ý kiến, lựa chọn biện pháp phù hợp và xác định những việc cụ thể cần làm.

Trả lời:

- Tìm hiểu về các ứng dụng bán hàng online.

- Tìm hiểu về phương tiện giao hàng.

- Cách thức quản lí page

- Cách thức chốt đơn nhanh gọn…

Câu hỏi 3 trang 40 HĐTN 10: Thực hiện một số việc làm để phát triển kinh tế gia đình và chia sẻ kết quả đạt được.

Trả lời:

- Học sinh phản hồi kết quả sau thời gian thực hiện kế hoạch.

- Gợi ý:

+ Kết quả đạt được những thành tựu gì.

+ Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện.

+ Bài học rút ra.

+ Phương án khắc phục

Vân dụng – Mở rộng (trang 41)

Hoạt động 8: Kết nối yêu thương giữa các thành viên trong gia đình

Câu hỏi trang 41 HĐTN 10: Thiết kế và thực hiện hoạt động kết nối yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.

Gợi ý:

- Lựa chọn một ngày kỉ niệm hoặc một dịp đặc biệt với các thành viên trong gia đình (sinh nhật, kỉ niệm ngày cưới của bố mẹ, ngày Tết,...)

- Lên kế hoạch thực hiện những hoạt động cho ngày kỉ niệm hoặc dịp đặc biệt đó.

- Chuẩn bị nguồn lực tài chính cần thiết để thực hiện hoạt động.

- Cùng các thành viên trong gia đình thực hiện hoạt động.

Trả lời:

- Hoạt động: Du lịch hè, gần với kỉ niệm ngày cưới bố mẹ

- Kế hoạch:

+ Địa điểm du lịch: bãi tắm Hạ Long

+ Thời gian: nghỉ hè

+ Chi phí: Mỗi người 3.000.000 cho 3 ngày 2 đêm.

+ Hoạt động: tổ chức chúc mừng ngày cưới bất ngờ

ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀHoàn thành tốt.

1. Thể hiện được trách nhiệm của bản thân với bố mẹ và người thân thông qua các hành động quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong gia đình.

2. Thể hiện được cách giao tiếp, ứng xử phù hợp trong một số hoàn cảnh khác nhau ở gia đình.

3. Xây dựng được kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí.

4. Xác định và thực hiện được các hoạt động lao động trong gia đình phù hợp với khả năng của bản thân và hoàn cảnh thực tế của gia đình.

5. Đề xuất và thực hiện được một số biện pháp, việc làm cụ thể góp phần phát triển kinh tế gia đình.

Bài viết liên quan

413