Hoạt động trải nghiệm 10 Cánh diều Chủ đề 3: Tư duy phản biện và tư duy tích cực

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 10 Chủ đề 3: Tư duy phản biện và tư duy tích cực sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập HĐTN 10 Chủ đề 3. Mời các bạn đón xem:

470


Giải HĐTN 10 Chủ đề 3: Tư duy phản biện và tư duy tích cực

Tìm hiểu – Khám phá (trang 27)

Hoạt động 1: Tìm hiểu tư duy phản biện

Câu hỏi 1 trang 27 HĐTN 10: Trao đổi để xác định những ý nào dưới đây là biểu hiện của tư duy phản biện.

- Có chính kiến

- Biết rõ những điểm mạnh của bản thân

- Có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin.

- Ứng phó được với trạng thái căng thẳng của bản thân

- Xem xét các phương án giải quyết vấn đề khác nhau

- Không phàn nàn khi gặp khó khăn, thử thách

- Đánh giá kĩ mọi thông tin trước khi đi đến kết luận

 - Có thói quen tham khảo thông tin từ nhiều nguồn

- Đặt nhiều câu hỏi để tìm hiểu về một vấn đề.

- Luôn tìm kiếm cách giải quyết khó khăn

- Không đổ lỗi cho người khác về chuyện đã xảy ra.

- Học hỏi, kết nối với những người luôn suy nghĩ lạc quan

- Sẵn sàng thay đổi góc nhìn, quan điểm

- Đề xuất nhiều cách thực hiện cho một vấn đề.

Trả lời:

- Có chính kiến.

- Có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin.

- Xem xét các phương án giải quyết vấn đề khác nhau.

- Đánh giá kĩ mọi thông tin trước khi đi đến kết luận.

- Có thói quen tham khảo thông tin từ nhiều nguồn.

- Đặt nhiều câu hỏi để tìm hiểu một vấn đề.

- Học hỏi, kết nối với những người luôn suy nghĩ lạc quan.

- Đề xuất nhiều cách thực hiện cho một vấn đề.

Câu hỏi 2 trang 27 HĐTN 10: Thảo luận về các bước hình thành tư duy phản biện và nêu ví dụ minh họa.

HĐTN 10 Chủ đề 3: Tư duy phản biện và tư duy tích cực - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

VD: Thảo luận về vấn đề Vấn nạn thực phẩm bẩn

- B1: Vấn đề phản biện: Vấn nạn thực phẩm bẩn

- B2: Thu thập thông tin

+ Khái niệm thực phẩm bẩn.

+ Biểu hiện

+ Dẫn chứng minh họa.

- B3: Phân tích, tổng hợp thông tin đã thu thập để đưa ra đánh giá.

- B4: thể hiện quan điểm cá nhân.

+ Đồng tình/bác bỏ…

Hoạt động 2: Nhận diện khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.

Câu hỏi 1 trang 28 HĐTN 10: Thảo luận các tình huống giả định sau để nhận diện khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực của bản thân.

Tình huống 1: Đầu năm học, Tú được giáo viên chủ nhiệm chỉ định làm lớp trưởng tạm thời trong khi lớp bầu được lớp trưởng chính thức. Một số bạn tỏ ý chống đối, không hợp tác khi Tú làm nhiệm vụ.

- Tư duy tiêu cực: Mình thật vô dụng khi nói mà người khác không nghe. Hết thời gian làm tạm thời, mình sẽ xin thôi chức lớp trưởng.

- Tư duy tích cực: Mình đã rất cố gắng nhưng có lẽ mình chưa hiểu hết các bạn. Có thể mình cần xem lại cách làm việc của mình và nhờ các bạn góp ý thêm.

Tình huống 2: Hải vốn là một học sinh giỏi và rất chăm chỉ, nhưng bài kiểm tra một số môn gần đây của Hải lại chỉ được điểm trung bình.

- Tư duy tiêu cực: Mình chán ghét bản thân quá. Thật xấu hổ vì còn kém cả mấy bạn học lực trung bình trong lớp.

- Tư duy tích cực: Mình đã chủ quan không ôn luyện các dạng bài tập đó vì nghĩ nó quá đơn giản. Mình cần cẩn thận hơn nữa và quyết tâm cao để điểm thi cuối kì bù lại điểm này.

Trả lời:

- Khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực:

+ Suy nghĩ tích cực về vấn đề.

+ Đơn giản hóa vấn đề

+ Động viên thay vì trách móc.

+ Nhìn nhận lại thay vì phàn nàn

+ Xây dựng mục tiêu mới khắc phục hậu quả của mục tiêu cũ.

Câu hỏi 2 trang 28 HĐTN 10: Trao đổi về ý nghĩa, tác dụng của tư duy tích cực trong học tập và giao tiếp.

Trả lời:

- Ý nghĩa, tác dụng của tư duy tích cực trong học tập và giao tiếp:

+ Giúp não bộ phát triển những định hướng mới, có sáng tạo và tiếp cận gần hơn với đáp án đúng.

+ Giúp việc phản xạ giao tiếp trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn.

+ Giúp hình thành kĩ năng tốt trong xử lý tình huống bất ngờ gặp phải trong học tập và giao tiếp.

Thực hành – Luyện tập (trang 29)

Hoạt động 3: Điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực

Câu hỏi 1 trang 29 HĐTN 10: Thảo luận và đề xuất những cách rèn luyện để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.

Gợi ý

- Duy trì suy nghĩ lạc quan trong các tình huống gặp khó khăn, trở ngại;

- Cố gắng nhận ra sự hài hước, vui vẻ trong những hoàn cảnh tưởng như bất lợi;

- Khoan dung với sai sót, lỗi lầm của người khác;

- Chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt về tính cách, quan điểm, lối sống;

- Tự nói với bản thân những lời động viên tích cực;

- Luôn học hỏi, lắng nghe mọi người để rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình;

- Tìm tòi những cách khác nhau để giải quyết vấn đề gặp phải thay vì đổ lỗi cho bản thân hoặc trách móc người khác,...

Trả lời:

- Vui vẻ tiếp nhận những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

- Có sự chủ động trong mọi tình huống.

- Không nhìn vào điểm tiêu cực của vấn đề.

- Lạc quan trong mọi tình huống

- Tự động viên mình và động viên mọi người.

- Tìm cách giải quyết và ngưng đổ lỗi.

Câu hỏi 2 trang 29 HĐTN 10: Chia sẻ một tình huống khiến em suy nghĩ tiêu cực và cách em đã thực hiện để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân.

HĐTN 10 Chủ đề 3: Tư duy phản biện và tư duy tích cực - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Tình huống: Em bị thủng xăm xe đạp trên đường tới trường.

- Hoàn cảnh xảy ra: Buổi sáng ngày thứ 6, diễn ra kì thi cuối kì nên em đi học rất sớm, nhưng mới đi được ngang đường xe em bỗng thủng xăm và em đã rất lo lắng việc đi thi bị chậm chễ.

- Biểu hiện suy nghĩ tiêu cực:

+ Em đã khóc

+ Chửi thề

+ Lo lắng

- Cách em làm để thay đổi suy nghĩ của mình theo hướng tích cực:

+ Em bình tĩnh xem đồng hồ còn 20 phút nữa mới đến giờ thi

+ Em quan sát xung quanh tìm kiếm người trợ giúp và phát hiện có nhà sửa xe.

+ Em gửi xe vào nhờ bác sửa và đi nhờ bạn đến trường

+ Em nghĩ thật may thay, thời gian còn đủ để giải quyết, đoạn đường còn có người sửa xe và thật tốt vì có bạn bè cho đi nhờ.

Hoạt động 4: Rèn luyện tư duy phản biện

Câu hỏi 1 trang 30 HĐTN 10: Lựa chọn một trong những vấn đề sau và vận dụng các bước hình thành tư duy phản biện để phân tích, đánh giá, nêu chính kiến của em về vấn đề.

- Khi đất nước còn chưa phát triển, chúng ta có thể phải ưu tiên lợi ích kinh tế hơn vấn đề bảo vệ môi trường.

- Con đường học nghề chỉ phù hợp với những người có học lực yếu, không đủ khả năng học đại học.

- Bạo lực học đường xảy ra nhiều hơn ở khu vực đô thị.

- Học tập trực tuyến có thể thay thế học trực tiếp tại trường.

Gợi ý một số hình thức tư duy phản biện:

+ Thuyết trình

+ Tranh biện

+ Đóng vai

Trả lời:

Thuyết trình về vấn đề: bạo lực học đường xảy ra nhiều hơn ở khu vực đô thị.

Bài viết tham khảo

Bạo lực học đường là một trong những vấn nạn vô cùng nhức nhối trong ngành giáo dục và gây ra vô vàn những hệ lụy đến sự giáo dục trong nhà trường. Có ý kiến cho rằng: “Bạo lực học đường xảy ra nhiều hơn ở khu vực đô thị” đó chưa hẳn là một ý kiến chính xác toàn diện. Trước tiên, tìm hiểu về bạo lực học đường ta xác định nó là những hành vi, hành động ngược đãi, xâm phạm đến thể chất và tinh thần của người học trong môi trường học đường. Biểu hiện rõ nét của bạo lực học đường là sự xúc phạm, tác động về lời nói, hành động tới bạn học như chửi bới, dọa nạt, mạt sát và nặng hơn chính là đánh đập, tác động vật lý lên người học. Đối tượng tác động có thể là giáo viên, bảo vệ nhưng tiêu biểu nhất chính là mâu thuẫn giữa học sinh và học sinh. Theo thống kê hằng năm, bạo lực học đường xảy ra ở đại đa số các môi trường giáo dục chứ không chỉ riêng khu vực nào và nguyên nhân sâu xa bởi sự nhận thức chưa đúng đắn và sự can thiệp chưa thực sự nghiêm khắc của nhà trường trong việc giáo dục, định hướng, uốn nắn và kỉ cương. Bạo lực học đường gây ra vô vàn những hệ lụy cho bản thân người học và cho xã hội. Với người học (đối tượng người bị bạo lực) sẽ gây ra sự bất ổn về tâm lý, sức khỏe và ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc học. Với người gây ra bạo lực, hình thành những thói quen, hành vi xấu, sai lệch vi phạm pháp luật và thậm chí phải đi cải tạo giáo dưỡng. Tác hại của bạo lực học đường là vô cùng lớn, ảnh hưởng sâu sắc tới suy nghĩ lối sống của học sinh và uy tín của ngành giáo dục, vì vậy chúng ta phải ý thức một cách nghiêm túc trong hành vi lời nói tránh gây ra hậu quả đáng tiếc. Hãy nói không với bạo lực học đường!

Câu hỏi 2 trang 30 HĐTN 10: Chia sẻ cảm nhận của em về ý kiến phản biện của các bạn đối với những vấn đề trên

Trả lời:

- Học sinh trình bày suy nghĩ cá nhân về ý kiến phản biện của các bạn đối với những vấn đề trên.

+ Đồng tình hoặc bác bỏ

+ Lí giải vì sao đồng tình/ bác bỏ.

Vân dụng – Mở rộng (trang 31)

Hoạt động 5: Vận dụng tư duy phản biện, tư duy tích cực khi đánh giá sự vật, hiện tượng

Câu hỏi 1 trang 31 HĐTN 10: Chọn một cuốn sách hoặc một bộ phim mà em muốn bình luận, giới thiệu với các bạn.

Trả lời

 - Em đã từng đọc rất nhiều sách xem những bộ phim háp dẫn về nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng bộ phim mà em ấn tượng nhất chính là phim Lấy danh nghĩa người nhà của Trung Quốc. Bộ phim xoay quanh câu chuyện về những gia đình khuyết thiếu. Ba gia đình là ba hoàn cảnh khác nhau nhưng điểm chung của cả ba đứa mẹ là đều không có mẹ bên cạnh. “Lấy danh nghĩa người nhà” là bộ phim có nội dung xoay quanh những câu chuyện trong một gia đình có 5 thành viên, hai ông bố và ba người con không cùng chung huyết thống. Vì một số lý do bất đắc dĩ mà 5 người họ đã quyết định chung sống với nhau trong cùng một mái nhà và coi nhau như người thân trong gia đình. 

Gia đình nhỏ gồm 5 người không cùng chung huyết thống

Tuy không cùng chung máu mủ, ruột thịt nhưng ba anh em Lăng Tiêu, Hạ Tử Thu và Tiêm Tiêm vẫn luôn yêu thương nhau. Ba anh em sống nương tựa lẫn, bảo vệ nhau và cùng nhau trưởng thành. Có thể thấy rằng, vì được sống chung và lớn lên cùng nhau nên tuổi thơ của cả 3 người trở nên vô cùng ý nghĩa hơn.

Sau khi tốt nghiệp trung học xong, hai người anh trai đã trở về gia đình vốn có của mình. Một bên là người đã nhận nuôi, dành tình cảm quý trọng lẫn nhau; một bên là cha mẹ ruột nhưng lại hết sức lạnh nhạt nên cũng rất khó để có thể đưa ra được sự lựa chọn.

Năm năm sau, ba anh em cuối cùng cũng được đoàn tụ với nhau. Dẫu rằng bóng ma tâm lý hình thành từ những tổn thương từ phía gia đình ban đầu đã khắc sâu. Thế nhưng, ba anh em đã cùng nhau vượt qua mọi khó khăn trắc trở để bước qua các chướng ngại vật phía trước. Họ đã giúp cho các bậc cha mẹ đối diện với chính vấn đề của bản thân mình, giúp bản thân họ trở nên tốt hơn.

Câu hỏi 2 trang 31 HĐTN 10: Vận dụng tư duy phản biện, tư duy tích cực để bình luận về nội dung cuốn sách, bộ phim đó.

Gợi ý:

- Nội dung chính của sách/phim.

- Những điểm tích cực và điều em thấy tâm đắc nhất của sách/phim.

- Những chi tiết/tình huống/nhân vật,… em cho rằng chưa hợp lí (hoặc chưa hay) trong nội dung sách/phim.

- Thử đưa ra một kết thúc khác cho cuốn sách/ bộ phim và giải thích lí do em chọn kết thúc đó.

Trả lời:

- Nội dung chính bộ phim: Do những thay đổi của gia đình, ba đứa trẻ không có quan hệ huyết thống đã trở thành gia đình mới của nhau. Ba anh em cùng lớn lên với tuổi thơ ngọt ngào, cùng nhau trải nghiệm cuộc sống, không chán nản cũng như không bị thu mình trước con đường dài phía trước. Tuy nhiên, gia đình lại như bóng ma trong tâm lý, họ mong được yêu nhưng lại sợ mất nhiều hơn. Cuộc sống vốn yên ổn nhưng lại vì những người từng là gia đình đến chen ngang. Đối mặt với tình huống khó xử, họ dũng cảm đối mặt và cố gắng hết sức để cha mẹ đối mặt với vấn đề của chính họ. Hay với chính bản thân của ba anh em, dần dần làm rõ trái tim mình, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, đau buồn để hoàn thiện sợi dây tình cảm nối ‘gia đình’ lại với nhau.

- Điểm tích cực và điều em thấy tâm đắc nhất:

+ Sự vị tha của những người đàn ông đặc biệt là ba Lý, một người đàn ông nhân hậu, tốt bụng và đầy bao dung với lỗi lầm của người khác, sẵn sàng nuôi những đứa trẻ cơ nhỡ và coi như con ruột mình.

+ Sự bao dung của bố Lăng với người vợ.

+ Sự trọng tình nghĩa và hiểu chuyện của Tử Thu.

+ Tình cảm khăng khít của ba anh em.

- Những chi tiết em cho rằng chưa hợp lí, chưa hay:

+ Chi tiết Lăng Tiêu có thêm em.

- Một kết thúc khác:

+ Ba người sẽ mãi là anh em, Lăng Tiêu và Tiêm Tiêm không có tình cảm nam nữ.

ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ: Hoàn thành tốt

1. Xác định được các biểu hiện của tư duy phản biện.

2. Trình bày được các bước hình thành tư duy phản biện

3. Nhận diện được khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân.

4. Thực hành điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực trong các tình huống khác nhau/

5. Thực hành các cách hình thành tư duy phản biện trong học tập và cuộc sống.

6. Vận dụng tư duy phản biện để bình luận, đánh giá một số vấn đề cụ thể trong học tập và cuộc sống.

Bài viết liên quan

470