Hoạt động trải nghiệm 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 2: Rèn luyện sự kiên trì và chăm chỉ

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Chủ đề 2: Rèn luyện sự kiên trì và chăm chỉ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập HĐTN 7 Chủ đề 2 . Mời các bạn đón xem:

482


Giải HĐTN 7 Chủ đề 2: Rèn luyện sự kiên trì và chăm chỉ

Nhiệm vụ 1: Khám phá biểu hiện của tính kiên trì và sự chăm chỉ

Câu 1 trang 17 HĐTN 7: Chỉ ra những biểu hiện của tính kiên trì và sự chăm chỉ trong các trường hợp sau:

Trả lời:

STT

Trường hợp

Biểu hiện của sự kiên trì và chăm chỉ

1

Trường hợp 1: H. dành 30 phút mỗi ngày học từ mới và rèn luyện nghe tiếng Anh để có thể tự tin giao tiếp.

Thực hiện đều dặn mỗi ngày.

2

Trường hợp 2: Để có sức khỏe tốt. M. duy trì thói quen tập thể dục mỗi buổi sáng.

Duy trì mỗi buổi sáng

3

Trường hợp 3: Hằng ngày, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký rèn luyện từng nét chữ bằng đôi chân của mình.

Rèn luyện hằng ngày.

4

Trường hợp 4: Thomas Edison đã tìm ra cách tạo bóng đèn tròn sau 10000 lần nghiên cứu, thử nghiệm thất bại.

Rất nhiều lần thất bại nhưng vẫn theo đuổi mục tiêu.

Câu 2 trang 17 HĐTN 7: Em có những biểu hiện nào của tính kiên trì và sự chăm chỉ trong những biểu hiện sau:

Trả lời:

- Học sinh đưa ra những biểu hiện của tính kiên trì và sự chăm chỉ đã có.

Ví dụ: Em có những biểu hiện:

+ Theo đuổi mục tiêu trong thời gian dài: Mục tiêu của em là đậu cấp 2 trường chuyên. Để thực hiện thực được mục tiêu đó, em đã theo đuổi trong 3 năm, từ những năm lớp 3 tiểu học, em đã nỗ lực học tập để đạt được kết quả tốt nhất. Càng về sau em càng nỗ lực nhiều hơn nữa.

+ Nỗ lực tìm cách để đạt mục tiêu: Khi gặp một bài toán khó, em không vội từ bỏ ngay mà tìm các cách giải khác nhau để giải bài toán, hỏi thầy cô, bạn bè, người thân, tìm hiểu trong sách vở, báo chí, internet,….

+ Cố gắng vượt qua khó khăn để đi đến đích: Để thực hiện được mục tiêu đậu trường chuyên, cho dù gặp khó khăn về kiến thức khó, không hiểu bài, hay khó khăn về thời tiết lúc đi học,… em vẫn luôn cố gắng vượt qua, không bỏ cuộc.

Câu 3 trang 17 HĐTN 7: Chia sẻ ý nghĩa của tính kiên trì, sự chăm chỉ thông qua tình huống trong học tập, cuộc sống mà em đã trải qua:

Trả lời:

Tính kiên trì, sự chăm chỉ trong học tập và cuộc sống có ý nghĩa rất quan trọng. Nó tạo nên sự thành thục của kĩ năng giúp chúng ta giải quyết những khó khăn một cách dễ dàng. Nó giúp đảm bảo sự thành công cho mục tiêu đặt ra. Nhờ kiên trì và chăm chỉ, mỗi người trở nên tốt hơn và đến gần với mục tiêu hơn. Nó còn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu, cơ hội mới của cuộc sống. Đồng thời tạo nên sự tự tin, lạc quan giúp chúng ta không chùn bước trước những điều tiêu cực. Bởi vậy mỗi người cần rèn luyện tính kiên trì và sự chăm chỉ.

Nhiệm vụ 2: Rèn luyện sự chăm chỉ trong học tập và cuộc sống.

Câu 1 trang 18 HĐTN 7: Thực hiện những việc làm sau để rèn luyện sự chăm chỉ và chia sẻ kết quả rèn luyện của em:

Trả lời:

- Học sinh thực hiện theo các bước 1, 2, 3, 4, 5 đã được Trả lời: và chia sẻ kết quả với cả lớp.

1. Lập kế hoạch cho học tập và các hoạt động khác.

Ví dụ: Kế hoạch học tập ôn tập môn Tiếng Việt

- Sáng: Ôn tập phần đọc

- Chiều: Ôn tập phần viết

Kết quả cần đạt: 

+ Kĩ năng đọc hiểu tốt các nội dung học tập và thành thục kĩ xảo

+ Kĩ năng viết tập làm văn trôi chảy, sáng tạo

2. Cam kết thực hiện đúng theo kế hoạch đã đặt ra.

3. Tìm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn để kế hoạch được thực hiện theo đúng tiến độ thời gian và chất lượng.

Ví dụ: Tìm sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè, thầy cô, sách vở, báo chí, internet,….

4. Tự thưởng cho bản thân khi hoàn thành được mỗi phần việc trong kế hoạch.

Ví dụ: Phần thưởng là: nghỉ ngơi 15 phút, đọc truyện 15 phút, xem phim, nghe nhạc 15 phút, thư giãn 15 phút,….

5. Thực hiện liên tục các công việc theo kế hoạch đến khi trở thành thói quen làm việc chăm chỉ.

Câu 2 trang 18 HĐTN 7: Nhận xét về hành động của mỗi bạn trong các tình huống sau và chỉ ra những điều chưa đúng khi rèn luyện sự chăm chỉ

Trả lời:

- Học sinh nhận xét về hành động của các bạn trong tình huống.

Ví dụ:

- Hai tình huống đưa ra những biểu hiện chăm chỉ và chưa chăm chỉ của M và T.

- Tình huống 1:

+ Bạn M đã biết cách rèn luyện sự chăm chỉ nhờ vào việc lập thời gian biểu cho các môn học, hoạt động ở trường và cố gắng thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.

+ Điều chưa đúng khi rèn luyện: Bước sang tuần thứ 2, M. không ngồi vào bàn học đúng giờ vì còn cố xem hết phim, đọc hết phần truyện hoặc đôi lúc mải nói chuyện với bạn qua điện thoại,… Vì vậy, M. chưa hoàn thành bài đầy đủ trước khi đến lớp. 

Như vậy, bạn M chỉ kiên trì được tuần đầu tiên, sang tuần thứ hai bắt đầu trở nên lười biếng, chểnh mảng, không tuân theo thời gian biểu ban đầu.

- Tình huống 2:

+ Bạn T đã có ý thức giúp bố mẹ trong các công việc nhà.

+ Điều chưa đúng khi rèn luyện: Khi được bố mẹ nói nghỉ ngơi khi làm việc nhà, T đã không làm nữa dù những việc đó phù hợp với năng lực của T để rèn luyện sự chăm chỉ. 

Như vậy, bạn T không có sự kiên trì với công việc mình chuẩn bị làm, chỉ cần một câu nói của bố mẹ có thể dừng ngay các công việc đó và để lại cho bố mẹ.

Câu 3 trang 19 HĐTN 7: Đóng vai các bạn trong những tình huống trên và thể hiện sự chăm chỉ trong học tập, cuộc sống.

Trả lời:

- Tình huống 1: Sau khi đã lập thời gian biểu, em sẽ kiên trì thực hiện nó. Em sẽ không xem phim, đọc truyện quá nhiều ,….. dẫn đến bỏ bê việc học mà luôn tuân thủ thời gian trong thời gian biểu để hoàn thành bài tập trước khi đến lớp.

- Tình huống 2: Khi được bố mẹ bảo nghỉ ngơi khi đang làm việc nhà, em sẽ không nghỉ ngơi và tiếp tục hoàn thành đến lúc xong việc rồi mới nghỉ.

Câu 4 trang 19 HĐTN 7: Chia sẻ một số việc làm khác của em để rèn luyện sự chăm chỉ và cảm nhận của em sau khi rèn luyện.

Trả lời:

- Một số việc làm khác của em để rèn luyện sự chăm chỉ:

+ Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu.

+ Thực hiện nghiêm chỉnh các kế hoạch, nguyên tắc bản thân đã đề ra.

+ Thường xuyên giúp đỡ bố mẹ, bạn bè, người thân.

+ Duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày.

+ Không lười biếng, có tâm thế trốn tránh khi học tập và làm việc.

+ Đề ra kế hoạch, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

+ ….

- Cảm nhận của em sau khi rèn luyện: Em cảm thấy rất vui và tự hào vì những nỗ lực, cố gắng của bản thân trong thời gian qua. Nhờ kiên trì rèn luyện sự chăm chỉ mà bản thân em ngày càng trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn, trở thành người có uy tín trong mắt thầy cô, bạn bè và bố mẹ. Em sẽ cố gắng chăm chỉ hơn nữa.

Nhiệm vụ 3: Rèn luyện tính kiên trì vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống

Câu 1 trang 19 HĐTN 7: Thực hiện những việc làm sau để rèn luyện tính kiên trì và chia sẻ kết quả rèn luyện của em.

Trả lời:

- Học sinh thực hiện việc làm 1, 2, 3, 4, 5 để rèn luyện tính kiên trì.

- Chia sẻ kết quả rèn luyện: Khi rèn luyện tính kiên trì sẽ mang lại những kết quả cao trong học tập và cuộc sống. Kiên trì là một đức tính đáng quý và cần thiết. Nhờ kiên trì rèn luyện sự chăm chỉ mà bản thân em ngày càng trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn, trở thành người có uy tín trong mắt thầy cô, bạn bè và bố mẹ. Em sẽ cố gắng chăm chỉ hơn nữa.

Câu 2 trang 19 HĐTN 7: Đóng vai các bạn trong mỗi tình huống sau và thể hiện tính kiên trì trong học tập.

Trả lời:

- Tình huống 1: Nếu là T, em sẽ tiếp tục ngồi giải bài toán đó và chỉ ra xem bóng đá với bố sau khi đã hoàn thành xong hết các bài tập.

- Tình huống 2: Nếu là B, em sẽ khuyên bạn A không nên phụ thuộc vào lời giải như vậy mà cần kiên trì làm theo những gì thầy cô giáo đã dạy để có thể hiểu bài một cách chắc chắn nhất.

Câu 3 trang 20 HĐTN 7: Rèn luyện tính kiên trì trong cuộc sống thông qua hình thành/từ bỏ thói quen theo hướng dẫn sau:

Trả lời:

- Bước 1: Lựa chọn một thói quen tốt em muốn hình thành/một thói quen chưa tốt em muốn từ bỏ.

Ví dụ: 

+ Thói quen tốt muốn hình thành: Ngủ nghỉ đúng giờ, hoàn thành bài tập về nhà hằng ngày, tập thể dục buổi sáng….

+ Thói quen chưa tốt muốn từ bỏ: Chơi game online quá nhiều, ngủ dậy muộn,…..

- Bước 2: Dự kiến những khó khăn trong quá trình rèn luyện và đề xuất cách khắc phục.

Ví dụ: 

+ Những khó khăn trong quá trình hình thành thói quen ngủ nghỉ đúng giờ:

1. Thiếu ý chí và nghị lực

2. Phim, truyện, trò chơi vẫn đang chờ đợi.

3. Thiếu động lực, kế hoạch thực hiện.

……

+ Đề xuất cách khắc phục:

1. Lập kế hoạch, thời gian biểu nghiêm túc, chỉn chu.

2. Tránh xa các cám dỗ như phim, truyện,….

3. Tạo động lực bằng phần thưởng nhỏ khi hoàn thành được mục tiêu.

……

- Bước 3: Rèn luyện để hình thành thói quen tốt/từ bỏ thói quen chưa tốt và chia sẻ kết quả thực hiện.

+ Học sinh thực hành rèn luyện theo kế hoạch đề ra và chia sẻ kết quả: Hoàn thành/ chưa hoàn thành.

Nhiệm vụ 4: Rèn luỵện cách tự bảo vệ trong các tình huống nguy hiểm

Câu 1 trang 20 HĐTN 7: Chỉ ra những tình huống nguy hiểm em có thể gặp và đề xuất các biện pháp tự bảo vệ trong những tình huống đó.

Trả lời:

Tình huống

Nguy hiểm có thể xảy ra

Biện pháp tự bảo vệ

- Đi học về muộn, đường tối, vắng vẻ.

- Bị bắt cóc.

- Bị bắt nạt.

- Bị lạc đường

-…..

- Luôn đi cùng người lớn hoặc đi theo nhóm bạn.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ của những người đáng tin cậy.

-….

- Bơi lội một mình

- Bị chuột rút.

- Bị đuối nước.

- Bị dòng nước cuốn đi.

-…

- Mặc áo phao khi xuống nước.

- Bơi ở gần bờ, nơi nước nông.

- Chỉ bơi khi có sự giám sát của người lớn.

- Đi bơi theo nhóm, có người lớn, không đi bơi một mình.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ của những người đáng tin cậy.

-……

….

…..

…..

Câu 2 trang 20 HĐTN 7: Thảo luận về các biện pháp tự bảo vệ trong các tình huống sau:

Trả lời:

- Tình huống 1: 

+ A nên lựa chọn những đoạn suối nông, ít trơn trượt và thật cẩn thận khi đi qua, có thể cùng đi với bạn. Tránh đi những ngày nước suối quá nhiều và sâu.

+ A nên nhờ bố mẹ, người lớn trong gia đình bàn bạc, đề xuất với địa phương để xây dựng những con đường, cây cầu an toàn hơn, giúp cho việc đi lại trở nên thuận tiện.

- Tình huống 2: 

+ N nên đi về cùng bạn hoặc người đáng tin cậy như thầy cô,….. qua đoạn đường vắng, tránh đi một mình vì như vật rất nguy hiểm.

+ N có thể gọi mẹ/người thân tới đón để về nhà một cách an toàn.

Câu 3 trang 20 HĐTN 7: Chia sẻ cảm nhận của em về những biện pháp tự bảo vệ đã đưa ra trong các tình huống trên.

Trả lời:

- Cảm nhận của em về những biện pháp tự bảo vệ đã đưa ra trong các tình huống: 

+ Khả thi, thiết thực, có hiệu quả, giúp em tránh và giải quyết được các nguy hiểm, rủi ro trong cuộc sống.

+ Phù hợp, linh hoạt và cần thiết để bảo vệ bản thân.

+ Học sinh cần nắm những biện pháp cơ bản để ứng dụng bảo vệ bản thân.

Nhiệm vụ 5: Lan tỏa giá trị của tính kiên trì và chăm chỉ

Câu 1 trang 21 HĐTN 7: Xây dựng bài thuyết trình về một tấm gương vượt khó thành công.

Trả lời:

Bài thuyết trình về Nguyễn Ngọc Ký:

- Xác định những khó khăn Nguyễn Ngọc Ký đã gặp phải trong cuộc sống: Bị liệt cả hai tay.

- Nêu những cách Nguyễn Ngọc Ký vượt qua khó khăn: Mặc dù bị liệt cả hai tay nhưng Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa. Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng ... chân. Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết được chữ O, chữ V... Không những thế, Ký còn vẽ được hình bằng thước và com-pa, làm được lồng chim để chơi... Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, cậu đã được đi học và học rất giỏi.

- Chỉ ra lợi ích của việc chăm chỉ, kiên trì theo đuổi mục tiêu đối với cuộc sống của Nguyễn Ngọc Ký và gia đình:

+ Nhờ vào nỗ lực của bản thân, năm 1963, Ký được tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Nam Định) cử đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc, ông đạt được hạng 5 và được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu Hồ Chí Minh.

+ Từ năm 1966 đến 1970, ông học Ngữ văn tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Được cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khuyên nhủ, ông trở về quê Hải Hậu, Nam Định làm giảng viên.

+ Năm 1992, ông được nhận danh hiệu "Nhà giáo ưu tú".

+ Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu: "Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết"

+ Ngoài ra, cuộc đời và quá trình luyện viết của ông đã được Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam cho vào những trang sách giáo khoa như một lời động viên, khích lệ rằng cần có ý chí nghị lực, quyết tâm cũng như hãy tin vào chính mình và một ngày nào đó bạn sẽ nhận được thành quả xứng đáng.

+ Ông cũng được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ trẻ trong cả nước.

+ Năm 2013, nhân dịp Nick Vujicic đến Việt Nam, ông là một trong 24 tấm gương "Hạt giống tâm hồn" của Việt Nam được vinh danh ở Trung tâm Hội nghị White Palace (Thành phố Hồ Chí Minh).

- Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về ý nghĩa của tính kiên trì, sự chăm chỉ để sử dụng trong bài thuyết trình.

+ Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn,

Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim.

+ Dẫu rằng chí thiễn tài hèn

Chịu khó nhẫn nại làm nên cơ đồ.

+ Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

Hãy cho bền chí câu cua,

Dù ai câu chạch câu rùa mặc ai.

Câu 2 trang 21 HĐTN 7: Thuyết trình để lan tỏa giá trị của tính kiên trì và sự chăm chỉ.

Trả lời:

Có những con người được may mắn sinh ra, lớn lên trong một gia đình hạnh phúc, một điều kiện tốt hay đơn giản là một cơ thể khỏe mạnh. Nhưng cũng có những người kém may mắn hơn thế nhưng họ vẫn có nghị lực phi thường, vượt qua nghịch cảnh để thành công. Và tấm gương đó không ai xa lạ, chính là Nguyễn Ngọc Ký - một trong những tấm gương nghị lực vượt khó mà tôi khâm phục nhất.

Từ nhỏ, lên 4 tuổi, sau một trận ốm nặng, Ký bị liệt cả hai tay. Mặc dù bị liệt cả hai tay nhưng Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa. Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng ... chân. Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết được chữ O, chữ V... Không những thế, Ký còn vẽ được hình bằng thước và com-pa, làm được lồng chim để chơi... Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, cậu đã được đi học và học rất giỏi. Và cũng nhờ vào nỗ lực của bản thân, Nguyễn Ngọc Ký đã đạt được những thành tựu đáng ngưỡng mộ. Năm 1963, Ký được tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Nam Định) cử đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc, ông đạt được hạng 5 và được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu Hồ Chí Minh. Từ năm 1966 đến 1970, ông học Ngữ văn tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Được cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khuyên nhủ, ông trở về quê Hải Hậu, Nam Định làm giảng viên. Năm 1992, ông được nhận danh hiệu "Nhà giáo ưu tú". Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu: "Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết”. Ngoài ra, cuộc đời và quá trình luyện viết của ông đã được Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam cho vào những trang sách giáo khoa như một lời động viên, khích lệ rằng cần có ý chí nghị lực, quyết tâm cũng như hãy tin vào chính mình và một ngày nào đó bạn sẽ nhận được thành quả xứng đáng. Ông cũng được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ trẻ trong cả nước. Năm 2013, nhân dịp Nick Vujicic đến Việt Nam, ông là một trong 24 tấm gương "Hạt giống tâm hồn" của Việt Nam được vinh danh ở Trung tâm Hội nghị White Palace (Thành phố Hồ Chí Minh).

Những nỗ lực của Nguyễn Ngọc Ký khiến mỗi chúng ta thấm thía:

Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn,

Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim.

Đó là môt tấm gương sáng vượt khó trong muôn vàn tấm gương về học tập, chúng ta phải biết trân trọng và noi theo, phải kiên trì vươt lên hoàn cảnh, bất chấp số phận nghiệt ngã, không ngừng cố gắng học tập để đưa gia đình qua khỏi cảnh nghèo khổ, cực nhọc.

Nhiệm vụ 6: Tự đánh giá

Câu 1 trang 22 HĐTN 7: Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề này.

Trả lời:

Thuận lợi

Khó khăn

- Biết được biểu hiện và sự chăm chỉ

- Biết cách rèn luyện sự chăm chỉ trong cuộc sống và học tập.

- Biết cách tự bảo vệ bản thân trong những tình huống nguy hiểm.

- Thấm thía và lan tỏa những giá trị của tính kiên trì và sự chăm chỉ.

- Bản thân còn có những biểu hiện chưa kiên trì, chưa chăm chỉ.

- Thực hành còn hạn chế.

Câu 2 trang 22 HĐTN 7: Với mỗi dung đánh giá sau đây, hãy xác định mức độ phù hợp nhất với em.

Trả lời:

TT

Nội dung đánh giá

Mức độ

1

Em xác định được những biểu hiện về thái độ và hành vi của người có tính kiên trì, sự chăm chỉ để rèn luyện theo.

A

2

Em xác định được cách rèn luyện tính kiên trì, sự chăm chỉ cho bản thân và nghiêm túc thực hiện.

A

3

Em xác định được một số khó khăn trong học tập và cuộc sống.

A

4

Em vượt qua được khó khăn để rèn luyện thói quen tốt và từ bỏ thói quen chưa tốt.

B

5

Em xác định được một số nguy hiểm có thể gặp trong tình huống cụ thể.

A

6

Em biết cách tự vệ bản thân khi gặp nguy hiểm trong tình huống cụ thể.

A

7

Em lan tỏa được giá trị tốt đẹp: sức mạnh của tính kiên trì, sự chăm chỉ.

A

Bài viết liên quan

482