Hoạt động trải nghiệm 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 1: Rèn luyện thói quen
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Chủ đề 1: Rèn luyện thói quen sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập HĐTN 7 Chủ đề 1. Mời các bạn đón xem:
Giải HĐTN 7 Chủ đề 1: Rèn luyện thói quen
Nhiệm vụ 1: Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của em trong học tập và cuộc sống
Câu 1 trang 8 HĐTN 7: Chỉ ra một số điểm mạnh, điểm hạn chế của em trong học tập và cuộc sống.
Trả lời:
- Điểm mạnh, điểm hạn chế của em trong học tập và cuộc sống là:
- Mỗi người đều có những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng, vì thế chúng ta phải luôn cố gắng để hoàn thiện bản thân.
Câu 2 trang 8 HĐTN 7: Nêu điểm mạnh mà em tự hào nhất và điểm hạn chế mà em muốn khắc phục nhất.
Trả lời:
Điểm mạnh mà em tự hào nhất |
Điểm hạn chế mà em muốn khắc phục nhất |
+ Có trách nhiệm trong công việc. + Thân thiện, gần gũi với mọi người xung quanh. + Khả năng học Tiếng Anh tốt. + Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong học tập cũng như trong cuộc sống. |
+ Khả năng nói trước đám đông còn hạn chế. + Năng khiếu nghệ thuật (hát, múa,…) còn hạn chế. + Khả năng quản lí thời gian chưa tốt. |
Câu 3 trang 9 HĐTN 7: Chia sẻ cách em đã phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm hạn chế của bản thân.
Gợi ý:
- Điểm mạnh của N. là học tốt môn Tiếng Anh. N. quyết định sẽ rèn luyện để phát huy điểm mạnh của mình bằng cách:
+ Học thêm từ mới tiếng Anh mỗi ngày.
+ Luyện phát âm và tích cực giao tiếp với người nước ngoài.
- K. đặt mục tiêu khắc phục điểm hạn chế của mình là thiếu tự tin trong giao tiếp bằng cách:
+ Chủ động nói chuyện với người thân, bạn bè về các vấn đề trong cuộc sống.
+ Chăm đọc sách để nâng cao kiến thức.
Trả lời:
- Cách em phát huy điểm mạnh: Có trách nhiệm trong công việc:
+ Ghi chú các nội dung, bài tập, nhiệm vụ cần hoàn thành.
+ Lập kế hoạch làm bài cụ thể
+ Đặt lịch hoàn thành nhiệm vụ
+ Chủ động hoàn thành công việc.
- Cách em khắc phục điểm hạn chế: khả năng nói trước đám đông còn hạn chế:
+ Thường xuyên tự thuyết trình với chính mình trước gương.
+ Chủ động tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa văn nghệ…
+ Thường xuyên giao lưu, nói chuyện với bạn bè.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu khả năng kiểm soát cảm xúc của em
Câu 1 trang 9 HĐTN 7: Chỉ ra cách em kiểm soát cảm xúc trong các tình huống sau:
Trả lời:
- Tình huống 1: Em sẽ bình tĩnh, không nóng giận hay bực tức. Cùng bạn nói chuyện nhẹ nhàng về những lời nói bạn nghe được. Sau đó giải thích với bạn về những điều không đúng.
- Tình huống 2: Em sẽ lắng nghe với thái độ tôn trọng, không ngắt lời hay cãi bố mẹ. Sau đó em sẽ xin lỗi bố mẹ nếu mình thực sự mắc lỗi. Hối lỗi và hứa sẽ không tái phạm khiến bố mẹ buồn lòng.
- Tình huống 3: Đầu tiên, em sẽ chủ động lắng nghe ý kiến của các bạn. Ghi nhận, tiếp thu ý kiến đóng của bạn dành cho mình. Sau đó, đồng tình nếu lập luận của các bạn đúng và mình nhận ra thiếu sót của bản thân. Tuy nhiên nếu không đồng tình với bạn thì giải thích cho bạn về thiếu sót của bạn cũng như rõ hơn về ý kiến của bản thân để từ đó cả hai hiểu nhau hơn và ý kiến được trọn vẹn nhất.
Câu 2 trang 9 HĐTN 7: Trao đổi về các biện pháp kiểm soát cảm xúc.
Gợi ý:
- Hít thở đều và tập trung vào hơi thở.
- Lấy 1 cốc nước uống từng ngụm nhỏ.
- Đếm 1, 2, 3,… và tập trung vào việc đếm.
- Suy nghĩ về những điều tích cực.
- Không giữ những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực trong người.
- …
Trả lời:
- Chia sẻ với bạn bè, người thân.
- Thư giãn, giải trí bằng cách đi dạo, nghe nhạc, chơi các trò chơi,….
- Tự nhắc nhở bản thân rằng tiêu cực là điều không tốt nhưng đôi khi cần chấp nhận và không nghĩ về nó.
- Làm một việc khác, khiến bản thân trở nên bận rộn để quên đi những cảm xúc tiêu cực.
- …….
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ của em khi ở gia đình và ở trường
Câu 1 trang 10 HĐTN 7: Chia sẻ những việc làm thể hiện sự gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ của em ở gia đình và ở trường.
Trả lời:
- Những việc làm thể hiện sự gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ của em ở gia đình:
+ Gấp chăn gối ngay khi thức dậy.
+ Sắp xếp tủ quần áo.
+ Sắp xếp bàn học sau khi học xong, giữ bàn học sạch sẽ.
+ Sắp xếp đồ chơi vào vị trí cũ sau khi chơi xong.
+ Không vứt rác bừa bãi.
+ Gấp, treo quần áo gọn gàng vào tủ.
+ Thường xuyên vệ sinh, quét dọn nhà ở.
+ Thường xuyên đổ rác
+ Lau tủ lạnh
+ Vệ sinh bếp sạch sẽ
+ Lau dọn nhà vệ sinh
+ Lau cửa kính, cửa sổ
+……
- Những việc làm thể hiện sự gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ của em ở trường:
+ Thường xuyên dọn vệ sinh lớp học.
+ Không vứt rác bừa bãi.
+ Tham gia tổng vệ sinh trường học.
+ Lau bảng sau khi học xong.
+ Thường xuyên vệ sinh, giặt khăn lau bảng.
+ Sắp xếp cặp, sách vở gọn gàng.
+……
Câu 2 trang 10 HĐTN 7: Chỉ ra những việc làm dưới đây đã trở thành thói quen của em.
Trả lời:
Những việc làm dưới đây đã trở thành thói quen của em:
- Quy định vị trí cho mỗi đồ dùng.
- Thay, giặt quần áo thường xuyên.
- Xếp tài liệu, sách vở ngay ngắn.
- Quét nhà, lau nhà mỗi ngày.
- Đánh răng, rửa mặt mỗi ngày.
- Gấp chăn màn mỗi khi thức dậy.
Câu 3 trang 10 HĐTN 7: Em đã thực hiện thường xuyên những việc làm nào để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ trong học tập và cuộc sống?
Trả lời:
- Em thường xuyên dọn dẹp vệ sinh các phòng; gấp chăn màn mỗi khi thức dậy; dọn dẹp, sắp xếp sách vở sau khi học xong; tắm, giặt thường xuyên; lau cửa sổ thường xuyên;…..để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ trong học tập và cuộc sống.
Câu 4 trang 10 HĐTN 7: Chỉ ra ảnh hưởng của thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ đến học tập và cuộc sống của em.
Trả lời:
- Ảnh hưởng của thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ đến học tập và cuộc sống của em:
+ Tiết kiệm được thời gian tìm kiếm đồ đạc cũng như thời gian dọn dẹp.
+ Không gian thoải mái, tạo cảm hứng trong quá trình học tập và làm việc.
+ Cơ thể khỏe mạnh, thoải mái, sức khỏe tốt.
- Ảnh hưởng của sự bừa bộn:
+ Mất nhiều thời gian cho việc tìm đồ, ảnh hưởng tới thời gian làm việc hữu ích.
+ Không gian sống và học tập bừa bộn gây mất thiện cảm với những người xung quanh.
+ Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Nhiệm vụ 4: Rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ tại gia đình
Câu 1 trang 11 HĐTN 7: Thực hiện thường xuyên những việc làm sau để tạo thói quen ngăn nắp, gọn gàng:
Trả lời:
- Học sinh thực hiện thường xuyên những việc làm sau để tạo thói quen ngăn nắp, gọn gàng.
+ Loại bỏ bớt những đồ dùng không cần thiết.
+ Sáng tạo thêm không gian lưu trữ mới.
+ Phân loại và quy định vị trí các đồ dùng.
+ Xếp các đồ dùng vào đúng vị trí và cất lại sau mỗi lần sử dụng.
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện những việc làm thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình và chụp ảnh ghi lại kết quả. Sau đó mang các sản phẩm, ảnh chụp đến lớp để trưng bày theo nhóm.
- GV yêu cầu học sinh sắp xếp trưng bày sản phẩm theo nhóm, từng thành viên giới thiệu những việc mình đã làm để giữ nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
Câu 2 trang 12 HĐTN 7: Thực hiện thường xuyên những việc sau để tạo thói quen sạch sẽ:
Trả lời:
- Học sinh thực hiện thường xuyên những việc sau để tạo thói quen sạch sẽ:
+ Vệ sinh cá nhân hằng ngày; thay, giặt quần áo, chăn màn thường xuyên.
+ Lau chùi bàn ghế, nhà cửa mỗi ngày.
+ Rửa bát đũa, cốc chén sạch sẽ sau khi dùng.
+ Ăn sạch, uống sạch.
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện những việc làm thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình và chụp ảnh ghi lại kết quả. Sau đó mang các sản phẩm, ảnh chụp đến lớp để trưng bày theo nhóm.
- GV yêu cầu học sinh sắp xếp trưng bày sản phẩm theo nhóm, từng thành viên giới thiệu những việc mình đã làm để giữ nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
Câu 3 trang 12 HĐTN 7: Chia sẻ kết quả thực hiện những việc làm trên và những việc làm thường xuyên khác của em để tạo thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ tại gia đình.
Gợi ý:
Sản phẩm chia sẻ có thể là video clip, hình ảnh, tranh vẽ, …
Trả lời:
Học sinh chia sẻ kết quả thực hiện những việc làm trên và những việc làm thường xuyên khác của em để tạo thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ tại gia đình.
Gợi ý: Tranh ảnh:
Nhiệm vụ 5: Rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ tại trường
Câu 1 trang 13 HĐTN 7: Thực hiện những việc làm sau để tạo thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ khi học tập và sinh hoạt ở trường:
+ Kê bàn ghế ngay ngắn, thẳng hàng.
+ Đặt sách, vở, hộp bút gọn gàng, ngay ngắn trên bàn khi dùng.
+ Xếp sách vở ngăn nắp sau mỗi lần sử dụng.
+ Xếp chăn gối gọn gàng, để đúng nơi quy định nếu sinh hoạt bán trú tại trường.
+ Luôn giữ môi trường lớp học, sân trường sạch sẽ.
Trả lời:
- GV yêu cầu học sinh mở nhiệm vụ và thực hiện.
- Học sinh thực hành các thói quen theo nhóm và Trả lời: để tạo thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ khi học tập và sinh hoạt ở trường:
+ Kê bàn ghế ngay ngắn, thẳng hàng.
+ Đặt sách, vở, hộp bút gọn gàng, ngay ngắn trên bàn khi dùng.
+ Xếp sách vở ngăn nắp sau mỗi lần sử dụng.
+ Xếp chăn gối gọn gàng, để đúng nơi quy định nếu sinh hoạt bán trú tại trường.
+ Luôn giữ môi trường lớp học, sân trường sạch sẽ.
Câu 2 trang 13 HĐTN 7: Chia sẻ cảm xúc của em khi luôn giữ được sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ tại trường.
Trả lời:
Khi luôn giữ được sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ tại trường em cảm thấy rất vui và tự hào vì đã góp phần tạo ra một môi trường sạch sẽ, an toàn để em và các bạn được thoải mái học tập, vui chơi, phát triển một cách toàn diện nhất.
Nhiệm vụ 6: Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế trong học tập và cuộc sống
Câu 1 trang 13 HĐTN 7: Duy trì những điểm mạnh của bản thân trong học tập, cuộc sống và chia sẻ với bạn những cách em đã rèn luyện.
Trả lời:
- Học sinh thực hiện duy trì những điểm mạnh của bản thân trong học tập, cuộc sống và chia sẻ với bạn những cách em đã rèn luyện.
Ví dụ: Duy trì điểm mạnh: Có trách nhiệm trong công việc bằng cách:
+ Ghi chú các nội dung, bài tập, nhiệm vụ cần hoàn thành.
+ Lập kế hoạch làm bài cụ thể
+ Đặt lịch hoàn thành nhiệm vụ
+ Chủ động hoàn thành công việc.
- Một số thói quen tốt trong học tập và cuộc sống cần được hình thành, rèn luyện thường xuyên.
+ Thói quen suy nghĩ trước khi nói, phát biểu.
+ Thói quen đọc kĩ đề bài/ nhiệm vụ trước khi làm.
+ Thói quen kiểm tra lại kết quả thực hiện.
+ Thói quen giữ đúng cam kết, hoàn thành nhiệm vụ học tập đúng hạn.
+ Thói quen lắng nghe người khác nói/ thầy cô giảng bài.
Câu 2 trang 13 HĐTN 7: Lựa chọn một số điểm hạn chế của bản thân cần khắc phục trong học tập, cuộc sống và lập kế hoạch để khắc phục.
Trả lời:
- Học sinh lựa chọn một số điểm hạn chế của bản thân cần khắc phục trong học tập, cuộc sống và lập kế hoạch để khắc phục.
Ví dụ: Cách em khắc phục điểm hạn chế: khả năng nói trước đám đông còn hạn chế:
+ Thường xuyên tự thuyết trình với chính mình trước gương.
+ Chủ động tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa văn nghệ…
+ Thường xuyên giao lưu, nói chuyện với bạn bè.
- Học sinh chia sẻ một số điểm hạn chế: Tự ti trong phát biểu, không cẩn thận….
Câu 3 trang 13 HĐTN 7: Chia sẻ kết quả phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế của em trong học tập và cuộc sống.
Trả lời:
- Học sinh chia sẻ kết quả phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế của em trong học tập và cuộc sống.
Ví dụ:
+ Phát huy điểm mạnh có trách nhiệm trong công việc: Nhờ thường xuyên duy trì điểm mạnh đó mà em trở thành người có uy tín trong lớp, luôn được thầy cô và bạn bè yêu mến. Ngoài ra em còn được cô giao cho những nhiệm vụ quan trọng. Em sẽ cố gắng hơn nữa để phát huy điểm mạnh này.
+ Khắc phục điểm hạn chế khả năng nói trước đám đông còn hạn chế: Nhờ thường xuyên khắc phục điểm hạn chế đó mà em trở thành người tự tin hơn, không e ngại, dè chừng khi nói trước đám đông, thường xuyên xung phát phát biểu, xây dựng bài, thuyết trình,…. Nhờ vậy, kết quả học tập của em ngày được nâng cao, các kĩ năng cũng phát triển và thầy cô bạn bè luôn bên cạnh khuyến khích và khích lệ những thay đổi tích cực của em.
Nhiệm vụ 7: Duy trì thói quen tích cực trong cuộc sống
Câu 1 trang 14 HĐTN 7: Lựa chọn và duy trì những thói quen tích cực.
Trả lời:
- Học sinh lựa chọn và duy trì những thói quen tích cực.
Ví dụ:
Thói quen |
Tính cách |
- Chủ động làm việc - Có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ - Đề ra lịch kết thúc nhiệm vụ |
Có trách nhiệm |
- Không phàn nàn, kêu ca - Linh hoạt trong giải quyết vấn đề - Không lãng phí thời gian |
Linh hoat, quyết đoán |
- Nhìn ra mặt tích cực của sự việc - Nghĩ đến nhiều cách giải quyết cho một vấn đề - Luôn giữ cân bằng cảm xúc |
Lạc quan |
Trả lời:
* GV chia lớp thành 4 nhóm, tổ chức thảo luận nhóm về ảnh hưởng của thói quen đến học tập và cuộc sống theo 4 nội dung cụ thể:
- Nhóm 1: ảnh hưởng của thói quen ăn uống, sinh hoạt.
+ Thói quen ăn uống, sinh hoạt có giờ giấc giúp hình thành sức khỏe tốt.
+ Thói quen ăn uống, sinh hoạt có giờ giấc giúp hình thành tính cách sống khoa học, quy củ.
+ Thói quen ăn uống, sinh hoạt không có giờ giấc giúp hình thành tính cách sống buông thả, không có giờ giấc, thiếu khoa học.
- Nhóm 2: ảnh hưởng của thói quen suy nghĩ
+ Thói quen suy nghĩ tích cực giúp hình thành tính cách lạc quan, tích cực.
+ Thói quen suy nghĩ tiêu cực giúp hình thành tính cách khép kín.
- Nhóm 3: ảnh hưởng của thói quen học tập và làm việc
+ Thói quen học tập và làm việc có giờ giấc, chỉn chu giúp hình thành tính cách sống khoa học, có trách nhiệm, chăm chỉ, siêng năng.
+ Thói quen học tập và làm việc không có giờ giấc giúp hình thành tính cách sống cẩu thả, thiếu trách nhiệm.
- Nhóm 4: ảnh hưởng của thói quen giao tiếp, ứng xử.
+ Thói quen định hướng tích cực trong giao tiếp góp phần hình thành những tính cách tốt như: lạc quan, nhân hậu, ứng xử khéo léo.
+ Thói quen định hướng tiêu cực trong giao tiếp góp phần hình thành những tính cách xấu như: tiêu cực
* Học sinh rút ra bài học từ sự hình thành và phát triển thói quen tích cực của bản thân:
+ Cần sống khoa học, ăn uống, ngủ nghỉ có giờ giấc, ăn đủ chất, ngủ đủ giấc.
+ Học tập và làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm; không là việc cẩu thả
+ Suy nghĩ tích cực
+ Thường xuyên giao tiếp, ứng xử có văn hóa, mang hướng tích cực.
Nhiệm vụ 8: Tự đánh giá
Câu 1 trang 14 HĐTN 7: Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề này.
Trả lời:
- Học sinh chia sẻ về những thuận lợi, khó khăn khi trải nghiệm chủ đề:
Thuận lợi | Khó khăn |
- Nhận biết được những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. - Biết được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân. - Nhận biết được những cách rèn luyện điểm mạnh và điểm yếu từ bản thân. - Duy trì thói quen ngăn nắp, gọn gàng |
- Chưa kiểm soát được cảm xúc bản thân. - Khắc phục những hạn chế còn gặp nhiều khó khăn. - Thực hành chưa tốt |
Câu 2 trang 14 HĐTN 7: Với mỗi nội dung đánh giá sau đây hãy xác định mức độ phù hợp nhất với em.
A. Rất đúng
B. Gần đúng
C. Chưa đúng
Trả lời:
- Học sinh đánh giá theo mức độ đã hoàn thành nhiệm vụ.
Ví dụ:
TT | Nội dung đánh giá | Mức độ | Điểm |
1 | Em nhận diện được một số điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống. | A. Rất đúng | 3 |
2 | Em rèn luyện được thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình. | A. Rất đúng | 3 |
3 | Em rèn luyện được thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường. | A. Rất đúng | 3 |
4 | Em kiểm soát được cảm xúc của mình trong một số tình huống cụ thể. | A. Rất đúng | 3 |
5 |
Em rèn luyện được thói quen để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm hạn chế của bản thân. |
B. Gần đúng | 2 |
Tổng điểm: 14 điểm |
Bài viết liên quan
- Hoạt động trải nghiệm 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 2: Rèn luyện sự kiên trì và chăm chỉ
- Hoạt động trải nghiệm 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 3: Hợp tác thực hiện nhiệm vụ chung
- Hoạt động trải nghiệm 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 4: Chia sẻ trách nhiệm trong gia đình
- Hoạt động trải nghiệm 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 5: Chi tiêu có kế hoạch
- Hoạt động trải nghiệm 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 6: Sống hòa hợp trong cộng đồng