Sơ đồ tư duy bài Chiếc lá cuối cùng dễ nhớ, ngắn gọn

Sơ đồ tư duy bài Chiếc lá cuối cùng Ngữ văn lớp 8 hay nhất, dễ nhớ, ngắn gọn với đầy đủ sơ đồ tư duy, tác giả, tác phẩm, dàn ý phân tích và bài văn phân tích mẫu giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa, củng cố kiến thức các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 8.

1224


A/ Tác giả Tác phẩm bài Chiếc lá cuối cùng

I. Tác giả:

- Ô Hen-ri sinh năm 1862, mất năm 1910, tên thật của ông là William Sydney Porter.

- Quê quán: là nhà văn người Mĩ.

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

   + Ông sinh ra trong một gia đình có cha là thầy thuốc, mẹ ông qua đời khi ông mới lên ba tuổi.

   + Ông bỏ dở việc học tập năm 15 tuổi do gia cảnh nghèo khó. Ông đi nhiều nơi và làm nhiều nghề khác nhau: nhân viên, kế toán, thủ quỹ ngân hàng…

   + Sau này, khi bắt đầu với sự nghiệp văn chương, ông trở thành một nhà văn chuyên viết truyện ngắn.

   + Nhiều truyện của ông đã để lại dư âm trong lòng bạn đọc như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Qùa tặng của các đạo sĩ…

- Phong cách sáng tác:

   + Những sáng tác của ông nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả.

II. Tác phẩm

1. Thể loại: 

2. Hoàn cảnh sáng tác.

Truyện được xuất bản lần đầu năm 1907, trong tập truyện The Trimmed Lamp and Other Stories.

3. Bố cục:

- Bố cục: 3 phần

- Đoạn 1: (từ đầu đến “mái hiên thấp kiểu Hà Lan”): Tâm trạng tuyệt vọng của Xiu.

- Đoạn 2: (tiếp đến “bồi dưỡng và chăm nom”): Sự hồi sinh của Giôn-xi.

- Đoạn 3: còn lại: Sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men để cứu Giôn-xi.

4. Tóm tắt

Xiu và Giôn- xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Sống cùng với họ trong khu trọ đó là cụ Bơ- men, cũng là một họa sĩ. Mùa đông năm ấy, Giôn- xi  bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô cảm thấy tuyệt vọng. Mỗi lần nhìn ra cửa sổ, Giôn- xi  luôn nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân trước cửa rơi xuống cũng là lúc cô lìa đời.

Biết được ý nghĩ của Giôn- xi , cụ Behrman âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá khiến Giôn- xi  có thêm nghị lực sống. Nhưng sau đêm đó, cụ Bơ- men lại qua đời. Xiu lặng lẽ đến bên Johnsy báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ- men và bí mật của chiếc lá cuối cùng.

5. Giá trị nội dung:

Truyện ngắn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, câu chuyện nói về tình bạn, tình yêu thương giữa những con người với nhau. Qua đó nhà văn mang tới một bức thông điệp: Hãy luôn thắp sáng ngọn lửa của khát khao hi vọng hãy luôn yêu thương, mang nghệ thuật phục vụ con người, nghệ thuật chân chính lâu bền nhất là nghệ thuật hướng tới con người và vì con người.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Truyện với nhiều tình huống hấp dẫn, cách sắp xếp chặt chẽ, đặc biệt là đảo ngược tình huống lần lần tạo sự hứng thú cho người đọc.

B.Sơ đồ tư duy bài Chiếc lá cuối cùng

Hỏi đáp VietJack

C. Dàn ý phân tích bài Chiếc lá cuối cùng

1. Nhân vật Giôn-xi

- Giôn-xi là một họa sĩ nghèo mắc bệnh sưng phổi.

- Khi bị bệnh, cô đã vô cùng tuyệt vọng:

   + Mở to cặp mắt thẫn thờ và thều thào ra lệnh => Những từ láy tượng hình tượng thanh thể hiện sự yếu ớt, cạn kiệt của Giôn-xi.

   + Suy nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng rụng thì cô sẽ chết.

⇒ Tinh thần suy sụp, mất hết niềm tin, nghị lực, tâm trạng buông xuôi, tuyệt vọng.

- Thái độ của Giôn-xi khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng không rụng:

  + Tự thấy mình là hư.

  + Muốn ăn cháo, uống nước, muốn soi gương và muốn vẽ.

⇒ Tâm trạng hoàn toàn thay đổi, cô thoát khỏi cái chết, có tình yêu cuộc sống, yêu nghệ thuật.

- Sự dai dẳng của chiếc lá chính là nguồn gốc hồi sinh tâm trạng của Giôn-xi.

⇒ Con người cần phải có niềm tin, nghị lực để chiến thắng bệnh tật và vượt lên chính mình.

2. Nhân vật Xiu

- Xiu là một cô gái có tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh, có sự đồng cảm sâu sắc và yêu thương bạn như người thân ruột thịt:

   + Khi Giôn-xi bị bệnh: Lo lắng, luôn động viên, chăm sóc Giôn-xi => Tình cảm chân thành của Xiu với cô bạn yếu đuối trọ cùng.

   + Xiu sợ khi chỉ còn 1 chiếc là thường xuân cuối cùng còn bám lại trên tường. Khi Giôn-xi bảo kéo màn,” cô làm theo cô làm theo một cách chán nản”.

- Xiu kể về cái chết của cụ Bơ-men bằng một giọng cảm động và chân thành còn có cả sự biết ơn khôn xiết.

⇒ Thể hiện sự kính trọng, thương nhớ, khâm phục cụ Bơ-men.

3. Nhân vật cụ Bơ-men

- Là một họa sĩ già, nghèo, chưa có thành đạt trên con đường nghệ thuật, mơ ước vẽ được kiệt tác.

- Quan tâm, yêu quí các đồng nghiệp trẻ.

- Là người có đức hi sinh thầm lặng cao cả, quên mình vì người khác.

- Tạo ra kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu lấy Giôn-xi: Khi biết tâm trạng chán nản của Giôn-xi, cụ lẳng lặng vẽ chiếc lá trên tường trong đêm gió tuyết để nhen lên niềm tin, niềm hi vọng và nghị lực sống cho Giôn-xi.

⇒ Chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ men được tạo ra từ nghệ thuật chân chính, hướng đến con người và vì con người.

D. Bài văn phân tích Chiếc lá cuối cùng

      Nhà văn O.Hen-ri là một nhà văn nổi tiếng của đất nước Mỹ, ông có nhiều sáng tác thu hút và gây được tiếng vang lớn với người đọc. Tác phẩm " Chiếc lá cuối cùng" là một tác phẩm có sức hút vô cùng lớn với người đọc thể hiện khát vọng hướng tới những điều tốt đẹp, hoàn mỹ trong cuộc sống của tác giả một cách vô cùng mãnh liệt cháy bỏng. Hình ảnh " Chiếc lá cuối cùng" trong kiệt tác cuối cùng của người họa sĩ già Bơ-men đã để lại trong lòng độc giả nhiều xúc động. Nó là một kiệt tác giàu tính nhân văn, cao cả, tính nghệ thuật sâu sắc.

    Tiếp xúc với thiên truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, ta sẽ được nhà văn đưa đến phía Tây công viên Oa-sinh-tơn của nước Mĩ. Đó là một địa điểm nhỏ, phố xá nhằng nhịt không có lối ra rõ ràng. Hầu như khu công viên nhỏ này bị một màn xám bao phủ, vây quanh. Nó đã làm cho cuộc sống của những con người như Xiu, Giôn-xi và bác Bơ-men thiếu sinh khí: "Hãy tưởng tượng một tay thu ngàn nào đó mang hoá đơn đòi tiền sơn hay giấy và vải vẽ đi qua con đường này, đột nhiên lại gặp ngay chính mình quay trở ra, tiền nự không thu một xu nhỏ".

     Cách nói rất hình ảnh của tác giả đã cho ta cảm nhận được cái nghèo nàn, đạm bạc của những con người ở đây. Ở đây hầu hết là giới nghệ sĩ chung sống với nhau. Họ phải bỏ tiền ra thuê những căn phòng tối om và vẽ những bức vẽ bình thường đổ kiếm sống. Họ chăm chỉ làm ăn là thế mà nghèo vẫn hoàn nghèo, thiếu thốn vẫn hoàn thiếu thốn.

    Ta tưởng như họ sống trong hôm nay mà chẳng đến hết ngày mai. Những họa sĩ (Giôn-xi, Xiu, Bơ-men) trong ý thức họ vẫn muốn hẹn một cuộc sống tốt đẹp, một tương lai sáng lạn. Thế nhưng cơ hội lại chưa mỉm cười với họ. Thành ra họ chỉ còn biết chờ đợi với tình cảm mông lung, huyễn tưởng. Rõ ràng ta nhận thấy O. Hen-ri không thi vị hóa cuộc sống. Ngòi bút của ông hướng về hiện thực, tái hiện chân thực những cảnh đời đói khổ.  Nhưng, để tránh hiểu lầm, có lẽ cũng cần phải nói thêm: nhà văn phản ánh hiện thực không chỉ để phản ánh, để phơi bày hiện thực mà cái chính là qua bức ảnh chụp đó, tác giả muốn bày tỏ thái độ đối với con người. Dù chỉ là một góc phố nhỏ thôi - nhà văn cũng lách ngọn bút vào để tìm tòi khám phá. Những tâm tư, tình cảm của Bơ-men, Xiu, Giôn-xi đều được nhà văn chăm chú lắng nghe để rồi khơi lên trong lòng độc giả những tia nước nguồn thương.

    Nguồn thương của tác giả rung lên khi nhân vật gặp tình huống éo le. Ông tỏ ra rất quan tâm tới số phận của những con người này. Ông thương cảm cho Giôn-xi, một "phụ nữ nhỏ bé", thiếu máu vì những cơn gió hiu hiu, bị mắc chứng bệnh viêm phổi. Ông đồng tình với ước mơ chính đáng của bác Bơ-men: muốn có một kiệt tác để lại cho đời. Với Bơ-men, tác giả thấy con người này thật đáng thương. Ông đã "ngoài sáu mươi ", đã "múa cây bút vẽ bốn mươi năm" mà vẫn không "với tới được gấu áo vị nữ thần của mình". Nói chung, cuộc đời cơ cực nào cũng chiếm được trái tim nhân đạo của nhà văn. Ông đã viết về họ như viết về chính mình, cho nên dễ hiểu, dễ đọc, dễ làm xúc động lòng người.

   Cái dễ làm xúc động lòng người ấy không phải ngẫu nhiên mà có. Ta thấy trong thực tế, cuộc đời của tác giả cũng gặp nhiều nỗi gieo neo. Ông đã từng trải nghiệm qua rất nhiều nghề để kiếm sống, cảnh đời thật đã cho ông yêu sống phong phú.      Khi viết truyện, ông đặt cái tâm nóng hổi của mình lên trang giấy. Từ bác Bơ-men đến Giôn-xi, Xiu, hầu hết đều có sự hóa thân của tác giả… Cuộc sống sao mà đắng cay đến thế! Nhưng càng trong sự đắng cay, đen tối tâm hồn con người càng toả sáng và ngát hương. Nhà văn đã phát hiện ra trên đầm bùn, trên thảo nguyên hoang dại bỗng rực cháy sáng lên "ngọn lửa Đan- cô" ngọn lửa của tình thương yêu của con người với con người. Trước hết, ông muốn bày tỏ thái độ ca ngợi về nét đẹp trung trinh của Xiu và Giôn-xi. Với ông, ở họ có một tình hạn rất đẹp đẽ, trong sáng và rất đáng trân trọng. Cuộc sống nghèo khổ, sở thích tương đồng, tình cờ đã giúp họ xích lại gần nhau. Khi Giôn-xi bị bệnh, Xiu không lãnh đạm, không thờ ơ, không bỏ mặc bạn. Ngược lại, cô chăm nom, săn sóc Giôn-xi rất chu đáo. Cô mời bác sĩ về chữa bệnh cho bạn.

     Tình cảm của Xiu dành cho Giôn-xi thật là gắn bó, thật là cảm động. Nghe bác sĩ nói bệnh tình của Giôn-xi "mười phần chỉ còn hi vọng được một" thì Xiu đã vào phòng làm việc và "khóc đến ướt đẫm cả một chiếc khăn trải bàn Nhật Bản". Giọt nước mắt ấy là giọt nước mắt của tình thương. Trái tim cô không hề "chai sạn" mà luôn rung lên những nhịp đập đớn đau khi nghĩ đến cảnh: chỉ vài ngày nữa thôi cô bé sẽ mất đi một người bạn yêu quý. Thương thì thương vậy đấy, thế nhưng cô vẫn muốn kìm nén nỗi đau, cố chạy trên thực tại phũ phàng ("thản nhiên") để Giôn-xi yên tâm. Rồi cô tỏ ra thực sự "lo lắng" khi phải chứng kiến ý nghĩ "kỳ quái" của bạn mình. Xiu luôn muốn được ở "bên cạnh" bạn để săn sóc, luôn tìm cách động viên an ủi Giôn-xi: "Ông bác sĩ đã nói với chị là em sẽ chóng hình phục thôi (...) khả năng khỏe là mười phần chắc chín".

  Thực ra, đây là một lời nói dối. Nhưng sự nói dối của Xiu, trong hoàn cảnh này không hề có tội. Sự nói dối của cô chẳng qua chỉ là sự bất đắc dĩ, xuất phát từ tình yêu thương bạn, muốn giúp bạn bớt lo lắng và có niềm tin, niềm hi vọng vào cuộc sống. Tình yêu thương của Xiu không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn biểu lộ qua việc làm cụ thể. Cô nấu cháo cho bạn ăn. Cô dồn tâm sức để vẽ nhiều tranh ảnh để kiếm tiền chăm sóc cho Giôn-xi. Tình cảm của Xiu là tình cảm chân thành. Tình cảm ây làm ta rưng rưng cảm động. Trong thâm tâm Xiu, Giôn-xi là một người em ruột. Cô đã chăm bẵm bạn theo cấp độ tình cảm máu thịt, chân tình ấy.

    Bơ-men, người hoạ sĩ già, cũng là nhân vật được tác giả Chiếc lá cuối cùng dành cho những dòng văn ưu ái, trân trọng. Như đã nói, cuộc đời ông thất bại trong nghệ thuật và nghèo khổ trong cuộc sống. Do chí riêng không thoả, cuộc sông tẻ nhạt mà ông thưc ng hay cáu gắt với mọi người. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông ta đã mất hết tình người. Ông tự nhận là "con chó xồm lớn chuyên gác cửa bảo vệ hai nữ nghệ sĩ trẻ ở phòng vẽ tầng trên". Khi nghe Xiu kể chuyện, Bơ-men đã quái lo: "Sao trên đời này lại có những người ngớ ngẩn" vậy. "Lời nói của ông đích thực là một lời coi thường, một tiếng chửi. Thế nhưng trong lời chửi "độc mồm" ấy vẫn tiềm ẩn lòng thương con người "Chà, tội nghiệp cô bé Giôn-xi". Lòng yêu thương ấy dường như là một điểm gợi hứng, là một điểm khơi nguồn để bác Bơ-men sáng tác lên một bức tranh kiệt tác? Có thể là như thế. Sự nguy kịch có liên quan đến sự sống còn của một con người dường như đã thôi thúc trái tim bác phải làn một điều gì đó để giúp họ. Và thế là trong một đêm khủng khiếp, bất chấp cả mưa gió bác Bơ-men đã âm thầm một mình cùng với chiếc đèn, chiếc thang, chiếc bút lông ngồi hí hoáy vẽ chiếc lá thường xuân.

    Cuối cùng với sự cố' gắng, với sức mạnh của tình yêu thương, bác đã vẽ xong bức tranh đó. Tiếc thay, khi bác hoàn thành xong tác phẩm cũng là lúc bác phải vĩnh biệt cõi đời. Sự ra đi của bác chỉ là sự ra đi của xác thịt, còn tâm hồn của bác thì chắc chắn sẽ còn kết tủa lại mãi với thời gian. Với nghị lực của mình, trái tim của mình, bác đã cho đời một kiệt tác. Kiệt tác ấy chính là kết quả của sự tích lũy tổng hòa hơn 40 năm cầm cọ, là sự dồn tụ cao độ của cái tâm và tài trong đời nghệ sĩ. Đến đây thì ông đã thực hiện được ước mơ, khát vọng cháy bỏng của mình từ trước. "Những rìa lá hình răng cưa đã nhuộm vàng úa" tượng trưng cho tuổi tác, sự ra đi về thân xác của Bơ-men. "Cuống lá còn giữ màu xanh sẫm", tượng trưng cho mảnh tâm hồn sáng trong của cả một đời người họa sĩ già tích góp được.

      Kiệt tác của bác có ý nghĩa lớn lao vô cùng. Nó không chỉ là sự mãn nguyện, thoả ước mơ của bác mà nó còn là bức tranh cứu người. Bức tranh đã đem lại sự sống cho Giôn-xi, đã làm cho hồn Giôn-xi sắp chết bỗng được tái sinh. Bức tranh ấy đã đem lại cho Giôn-xi niềm tin vào cuộc sống, giúp cô nhận ra ý nghĩa của đời người: "Mình đã tộ như thế nào, muôn chết là một tội". Nó chính là điểm cao trào của tình yêu thương con người. Bác Bơ-men đã hi sinh, đã trút cái sức lực còn lại của mình vì sự sống của Giôn-xi. Chiếc lá cuối cùng đúng là điểm sáng toàn truyện. Nó được vẽ giống như thật; nó đã ra đời trong một hoàn cảnh lao động vất vả, nó dũng cảm bất chấp quy luật, vươn lên tất cả để chiến thắng nghèo đói, bệnh tật. Tình người còn lớn hơn cả nghệ thuật, nó làm cho nghệ thuật trở thành sự sống bất tử. Và đó mới là tác phẩm "đáng thờ", xứng đáng tồn tại với thời gian.

      Ai đó đã nói rằng: Văn học nghệ thuật của ngôn từ. Nếu không có bơi chèo nghệ thuật thì chiếc thuyền nội dung sẽ đứng im, bất động. Nó sẽ không chuyển tải đến được tâm hồn bạn đọc những bức thông điệp giá trị nhân văn. Ở đây, tác phẩm này có giá trị nghệ thuật rất cao. Nhà văn đã tạo nên trong tác phẩm một hơi thở riêng độc đáo. Đây là một câu chuyện giàu kịch tính. Nhà văn đã khéo léo đặt nhân vật vào các tình huống, các hoàn cảnh mang tính điển hình để khắc hoạ rõ tính cách của nhân vật. Với cách tạo tình huống này, nhà văn tạo nên sự hấp dẫn ở độc giả (các nhân vật sẽ phản ứng như thế nào, giải quyết như thế nào, buộc họ phải theo dõi tiếp).

    Theo dõi câu chuyện, ta thấy cách giải quyết từng tình huống của nhà văn rất hợp lý: Khi Giôn-xi bị bệnh, Xiu không bàng quan mà tìm mọi cách (mời bác sĩ, bán tranh kiếm tiền) để cứu bạn; hoặc khi Giôn-xi có những ý nghĩ kỳ quái, cô tỏ ra lo lắng và cố gắng giảng giải để bạn hiểu ra sai lầm. Câu chuyện này còn có nhiều chi tiết bất ngờ. Độc giả bị bất ngờ ngay từ lúc Giôn-xi có ý nghĩ kỳ quặc: tại sao cô lại mê tín về điều đó. Tâm trạng lo lắng (Giôn-xi sẽ chết khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống) cứ theo độc giả suốt từ đó đến kết thúc chuyện. Đỉnh điểm của sự thắt nút là chi tiết: Chiếc lá cuối cùng. Trong vô số những chiếc lá thường xuân, vẫn còn một cái trụ lại trên cành. Mạch cảm xúc, suy đoán của người đọc bị đảo ngược: trong cảnh mưa tuyết như thế sao chiếc lá kia không rụng? Sự hồ nghi này được nhà văn cởi nút ở chi tiết cuối truyện: thì ra chiếc lá ấy chính là bức tranh mà bác Bơ-men vẽ, vẽ giống như thật, đến các nhân vật trong truyện cũng không nhận ra đó là chiếc lá giả.

 Chừng ấy thôi cũng đã đủ nói lên thành công to lớn của tác phẩm. Với "Chiếc lá cuối cùng", O. Hen-ri đã gởi lại cho thế hệ sau bức thông điệp viết trên màu xanh của lá cây: hãy thương yêu con người, hãy vì sự sống của con người. Đó là lẽ tồn tại cao nhất của nghệ thuật vì con người.

Bài viết liên quan

1224