Hãy tìm và giới thiệu sự phát triển của làng gốm Bát Tràng và làng nghề gốm của người Chăm ở Việt Nam
Trả lời vận dụng trang 116 Lịch sử 10 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10
Giải Lịch sử 10 Bài 18: Văn minh Đại Việt
Vận dụng trang 116 Lịch Sử 10: Hãy tìm và giới thiệu sự phát triển của làng gốm Bát Tràng và làng nghề gốm của người Chăm ở Việt Nam.
Lời giải:
* Làng gốm Bát Tràng:
- Làng gốm Bát Tràng nằm ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội, cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông Nam. Đây là làng nghề truyền thống nổi tiếng về các sản phầm bằng gốm sứ.
- Làng nghề này được hình thành từ khoảng thời nhà Lý. Trải qua hơn 500 năm lịch sử với bao biến cố thăng trầm cùng thời gian nhưng cái tên Bát Tràng vẫn tồn tại và ngày càng phát triển cho đến tận bây giờ.
- Sản phẩm gốm Bát Tràng từ trước tới nay đều được đánh giá cao về chất lượng, có nhiều kiểu dáng, mẫu mã và chủng loại, được chia thành các nhóm theo chức năng sử dụng như gốm gia dụng, đồ thờ tự, gốm mỹ thuật, gốm xây dựng và gốm trang trí.
- Gốm bát tràng được lưu hành trên khắp mọi miền đất nước, thậm chí ra đến cả nước ngoài. Làng gốm Bát Tràng không chỉ là nơi làm nên một thương hiệu sản phẩm mang tính quốc gia, góp phần gìn giữ giá trị văn hóa của thủ đô mà còn là một trong những địa điểm du lịch ở Hà Nội được nhiều người ưa thích.
* Làng gốm Bàu Trúc của người Chăm (Ninh Thuận):
- Làng nghề gốm Bàu Trúc cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm 10km. Khu phố Bàu Trúc nằm giữa hai trục đường giao thông chính: Quốc lộ 1A ở phía Đông và đường sắt Bắc Nam ở phía Tây. Làng nghề gốm Bàu Trúc được xem là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến ngày nay, nổi tiếng với những sản phẩm gốm thủ công và kỹ thuật nung gốm độc đáo, mang đậm nét văn hóa Chăm. Năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận nghệ thuật làm gốm truyền thống này vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đặc biệt hiện nay, tỉnh Ninh Thuận đang tiến hành hoàn tất các thủ tục liên quan đến việc đề nghị Hội đồng Di sản thế giới công nhận “Nghệ thuật làm Gốm của người Chăm Bàu trúc” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp.
- Theo dân gian truyền tụng, tổ nghề của gốm Bàu Trúc là ông Poklong Chang và cho đến bây giờ người Chăm Bàu Trúc còn tự nhận mình là con cháu của Pô Klong Chang, ông là một quan cận thần của vua Pô Klong Giarai (1151-1205). Họ còn kể rằng hơn ngàn năm trước chính Pô Klong Chang đã giúp dân Bàu Trúc thoát khỏi cảnh lầm than đói khổ, đưa dân làng đến định cư ở cánh đồng “Hamu Trok” và dạy cho những người phụ nữ cách lấy đất, nặn rồi nung thành những dụng cụ, vật trang trí trong nhà. Từ đó cứ “mẹ truyền con nối”, nghề gốm Báu Trúc còn bảo lưu truyền thống đến ngày nay. Do đó người dân nơi đây coi Pô Klong Chang là tổ sư của nghề gốm. Để tỏ lòng biết ơn tổ nghề, người dân làng gốm Bàu Trúc đã lập đền thờ tưởng nhớ và tổ chức cúng tế ông vào dịp lễ hội Katê hàng năm (khoảng từ cuối tháng 9 đến tháng 10 dương lịch).
- Nghề gốm có vị trí khá quan trọng đối với người dân làng Bàu Trúc bởi nó mang nhiều giá trị nhất định. Do vậy, việc bảo tồn nghề gốm truyền thống vừa mang ý nghĩa kinh tế vừa là sự bảo tồn một trong những nghề thủ công truyền thống quan trọng của người Chăm Ninh Thuận còn lại cho đến nay. Nghề làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc đã tồn tại, phát triển khá lâu trong lịch sử. Chính lịch sử lâu đời của nghề gốm là lý do giải thích về những nét đẹp, những giá trị ở khía cạnh điêu khắc, nghệ thuật và khoa học. Như vậy, nghề gốm dù là nghề phụ hay là nghề chính thì vẫn là nghề mang một giá trị văn hóa – xã hội nhất định trong đời sống của người dân. Dù chỉ “lấy công làm lời” thì những thợ gốm vẫn làm gốm mỗi ngày chỉ vì họ yêu nghề như yêu một nét đẹp truyền thống của tộc người Chăm của họ.
- Với những giá trị độc đáo và đặc sắc gốm Bàu Trúc được khẳng định là di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng, là sản phẩm đại diện cho cộng đồng, là tiếng nói của cộng đồng và là thương hiệu chung của cả cộng đồng. Di sản này dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng vẫn tồn tại với một sức sống bền vững và mãnh liệt. Vì vậy, gốm Bàu Trúc của người Chăm Ninh Thuận xứng đáng được Hội đồng Di sản thế giới công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp./.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 106 Lịch Sử 10: Trình bày khái niệm văn minh Đại Việt...
Câu hỏi trang 107 Lịch Sử 10: Nêu cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt...
Câu hỏi trang 108 Lịch Sử 10: Nêu nội dung cơ bản của quá trình phát triển văn minh Đại Việt...
Câu hỏi 1 trang 109 Lịch Sử 10: 1.Thông qua Hình 18.5, em hãy nêu ý nghĩa của lễ Tịch điền...
Câu hỏi 1 trang 110 Lịch Sử 10: Nét nổi bật về mặt chính trị của quốc gia Đại Việt là gì...
Câu hỏi 3 trang 110 Lịch Sử 10: Luật pháp ra đời tác động như thế nào đến sự phát triển xã hội...
Câu hỏi trang 114 Lịch Sử 10: Nêu những thành tựu cơ bản khoa học của văn minh Đại Việt...
Câu hỏi trang 115 Lịch Sử 10: Nêu những thành tựu chủ yếu về nghệ thuật của văn minh Đại Việt...
Câu hỏi trang 116 Lịch Sử 10: Nêu ưu điểm và hạn chế của văn minh Đại Việt...
Câu hỏi trang 116 Lịch Sử 10: Văn minh Đại Việt đã kế thừa những gì từ văn minh Văn Lang - Âu Lạc...