Giải Hoá 10 (Cánh diều) Bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Hoá lớp 10 Bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hoá 10 Bài 13. Mời các bạn đón xem:

727
  Tải tài liệu

Giải bài tập Hóa lớp 10 Bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử

Video giải bài tập Hóa lớp 10 Bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử

Mở đầu trang 70 Hóa học 10Quá trình bị gỉ của đinh ốc ngoài không khí được mô tả như hình dưới đây:

Giải Hóa 10 Bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử - Cánh diều (ảnh 1)

Trong quá trình này hãy cho biết nguyên tử nguyên tố nào nhường electron, nguyên tử nguyên tố nào nhận electron. Giải thích.

Lời giải:

Fe nhường electron tạo thành cation Fe2+:

Fe → Fe2+ + 2e

Oxygen của không khí nhận electron:

2H2O + O2 + 4e → 4OH-

Fe2+ tan vào dung dịch có hòa tan khí O2. Tại đây, Fe2+  tiếp tục bị oxi hóa, dưới tác dụng của ion OH- tạo ra gỉ sắt (iron) có thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2O.

I. Số oxi hóa

1. Khái niệm số oxi hóa

Luyện tập 1 trang 71 Hóa học 10: Xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử nguyên tố trong các hợp chất ion Al2O3, CaF2.

Lời giải:

Al2O3; CaF2 là các hợp chất ion.

Al23+O32: Số oxi hóa của Al là +3, của O là -2.

Ca2+F2: Số oxi hóa của Ca là +2, của F là -1.

Luyện tập 2 trang 71 Hóa học 10: Xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử trong hợp chất sau: NO, CH4

Lời giải:

NO: Với giả định là hợp chất ion, hai cặp electron sẽ lệch hoàn toàn về phía nguyên tử O (có độ âm điện cao hơn), trong liên kết đôi có hai electron của N bị chuyển sang O nên hợp chất ion giả định là N2+=O2-

Vậy số oxi hóa của N là +2, O là -2

CH4  gồm 1 nguyên tử C liên kết với 4 nguyên tử H:

Giải Hóa 10 Bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử - Cánh diều (ảnh 1)

Với giả định CH4 là hợp chất ion, cặp electron lệch hoàn toàn về phía nguyên tử C (có độ âm điện cao hơn), trong mỗi liên kết đơn C-H có một electron của H bị chuyển sang C nên hợp chất ion giả định là

 Giải Hóa 10 Bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử - Cánh diều (ảnh 1)

Vậy số oxi hóa của H là +1, C là -4.

2. Cách xác định số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất.

Câu hỏi trang 71 Hóa học 10: Dựa theo quy tắc octet, giải thích vì sao số oxi hóa của O là -2, của kim loại nhóm IA là +1, của kim loại nhóm IIA là +2 và của Al là +3.

Lời giải:

Chú ý: Số oxi hóa của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó với giả định đây là hợp chất ion.

- Nguyên tử O có 6 electron lớp vỏ ngoài cùng, theo quy tắc octet nguyên tử O có xu hướng nhận thêm 2 electron để đạt được cấu hình bền vững giống như khí hiếm và trở thành ion mang điện tích 2-.

 Số oxi hóa của O trong hợp chất là -2.

- Nguyên tử kim loại nhóm IA có 1 electron lớp vỏ ngoài cùng, theo quy tắc octet nguyên tử kim loại nhóm IA có xu hướng nhường đi 1 electron này để đạt được cấu hình bền vững giống như khí hiếm và trở thành ion mang điện tích 1+.

 Số oxi hóa của kim loại nhóm IA là +1.

- Nguyên tử kim loại nhóm IIA có 1 electron lớp vỏ ngoài cùng, theo quy tắc octet nguyên tử kim loại nhóm IIA có xu hướng nhường đi 2 electron này để đạt được cấu hình bền vững giống như khí hiếm và trở thành ion mang điện tích 2+.

 Số oxi hóa của kim loại nhóm IIA là +2.

- Nguyên tử Al có 3 electron lớp vỏ ngoài cùng, theo quy tắc octet nguyên tử Al có xu hướng nhường đi 3 electron này để đạt được cấu hình bền vững giống như khí hiếm và trở thành ion mang điện tích 3+.

 Số oxi hóa của Al là +3.

Luyện tập trang 72 Hóa học 10: Xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử trong các hợp chất: Fe2O3, Na2CO3, KAl(SO4)2

Lời giải:

Fe2O3

Số oxi hóa của O là -2 (theo quy tắc 1)

Gọi số oxi hóa của Fe là x, theo quy tắc 2 ta có:

2.x + 3.(-2) = 0 → x = +3

Vậy trong hợp chất Fe2Osố oxi hóa của Fe là +3, O là -2.

Na2CO3

Số oxi hóa của O là -2, Na là +1 (theo quy tắc 1)

Gọi số oxi hóa của C là x, theo quy tắc 2 ta có:

2.(+1) + 1.x + 3.(-2) = 0 → x = +4

Vậy trong hợp chất Na2COsố oxi hóa của Na là +1, C là +4, O là +2.

KAl(SO4)2

Số oxi hóa của K là +1, Al là +3, O là -2 (theo quy tắc 1)

Gọi số oxi hóa của S là x, theo quy tắc 2 ta có:

1.(+1) + 1.(+3) + 2.x + 4.2.(-2) = 0 → x = +6

Vậy trong hợp chất KAl(SO4)2 số oxi hóa của K là +1, Al là +3, S là +6, O là -2.

Luyện tập trang 72 Hóa học 10: Xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử trong các ion NO3-, NH4+, MnO4-.

Lời giải:

NO3-

Số oxi hóa của O là -2 (theo quy tắc 1)

Gọi số oxi hóa của N là x (theo quy tắc 2) ta có:

1.x + 3.(-2) = -1 → x = +5

Vậy trong ion NO3số oxi hóa của N là +5, O là -2.

NH4+

Số oxi hóa của H là +1 (theo quy tắc 1)

Gọi số oxi hóa của N là x, theo quy tắc 2 ta có:

1.x + 4.(+1) = +1 → x = -3

Vậy trong ion NH4số oxi hóa của N là -3, H là +1.

MnO4-

Số oxi hóa của O là -2 (theo quy tắc 1)

Gọi số oxi hóa của Mn là x, theo quy tắc 2 ta có:

1.x + 4.(-2) = -1 → x = +7

Vậy trong ion MnO4 số oxi hóa của Mn là +7, O là -2.

Luyện tập trang 72 Hóa học 10: Xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử trong NH3 theo cách 2.

Lời giải:

Cách 2: Xác định số oxi hóa dựa theo công thức cấu tạo.

NH3 có công thức cấu tạo là:

Giải Hóa 10 Bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử - Cánh diều (ảnh 1)

Trong mỗi liên kết đơn, N góp 1 electron, khi giả định NH3 là hợp chất ion thì 1 electron này chuyển sang N. Vì có ba liên kết N-H nên NH3 có công thức ion giả định là

Giải Hóa 10 Bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử - Cánh diều (ảnh 1)

Vậy số oxi hóa của N là +3, H là +1

Câu hỏi trang 72 Hóa học 10: Dựa vào độ âm điện, giải thích vì sao công thức ion giả định của OF2 là F-O2+F- mà không phải là F+O2-F+.

Lời giải:

Độ âm điện của O là 3,4 và của F là 4,0

OFcó công thức cấu tạo F – O – F, với giả định là hợp chất ion, hai cặp electron chung sẽ lệch hoàn toàn về phía nguyên tử F (có độ âm điện cao hơn), mỗi liên kết đơn có 1 electron của O chuyển sang nên hợp chất ion giả định là F-O2+F-

II. Phản ứng oxi hóa – khử

1. Một số khái niệm

Câu hỏi trang 73 Hóa học 10: Xác định số oxi hóa của các nguyên tử trong phản ứng (1), (2). Cho biết nguyên tố nào có sự thay đổi số oxi hóa.

Lời giải:

(1) 2Ag0  +Cl022Ag+1Cl1

Trong phản ứng (1) cả Ag và Cl đều có sự thay đổi số oxi hóa

(2) 2Ag+1N+5O23   +  Ba+2Cl12    2Ag+1Cl1   +   Ba+2(N+5O23)2

Trong phản ứng (2) không có nguyên tố nào có sự thay đổi số oxi hóa.

Câu hỏi trang 73 Hóa học 10: Nguyên tố Cl thể hiện bao nhiêu số oxi hóa trong phản ứng (3)?

Lời giải:

(3) Cl02  +   2NaOH    NaOCl+1   +   NaCl1   +   H2O

Trong phản ứng (3) nguyên tố Cl thể hiện 3 số oxi hóa là 0, +1, -1

2. Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử

Câu hỏi trang 74 Hóa học 10: Trong phản ứng ở ví dụ 1, hãy chỉ ra chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa.

Lời giải:

Phản ứng ở ví dụ 1: 4Al + 3O2 → 2Al2O3

Al0Al+3   +3e (1)

O0  +  2e      O2  (2)

Chất khử là chất nhường electron  Al là chất khử.

Chất oxi hóa là chất nhận electron  O2 là chất oxi hóa.

Quá trình oxi hóa là quá trình nhường electron  (1) là quá trình oxi hóa.

Quá trình khử là quá trình nhận electron  (2) là quá trình khử.

Câu hỏi trang 74 Hóa học 10: Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau. Chỉ ra chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử.

a) Fe2O3 + CO → Fe + CO2

b) NH3 + O2 → NO + H2O

Lời giải:

a) Fe+32O3   +   C+2O      Fe0    +   C+4O2

Fe+3   +3e     Fe0  

C+2       C+4   +  2e

2  ×3  ×Fe+3   +3e     Fe0C+2       C+4   +  2e
 2Fe   +3+  3C+2     2Fe0  +  3C+4

 Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2

b) N3H3   +   O02       N+2O2  +  H2O2

N3      N+2   +5eO0   +2e    O2

2  ×5  ×N3      N+2   +5eO0   +2e    O2

2N3  +5O0    2N+2  +  5O2

2NH3 + 52O2 → 2NO + 3H2O

Có thể viết thành: 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O

Câu hỏi trang 74 Hóa học 10: Các phản ứng trên thường gặp trong đời sống và trong sản xuất. Những phản ứng này thường diễn ra trong quá trình nào?

Lời giải:

- Phản ứng: Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2

Thường diễn ra trong quá trình luyện gang.

- Phản ứng 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
Thường diễn ra trong quá trình điều chế HNO3

Luyện tập 6 trang 74 Hóa học 10: Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau:

a) HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + H2O

b) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O

Lời giải:

a) HCl1  +  Pb+4O2     Pb+2Cl2+  Cl02  +  H2O

Pb+4   +2e    Pb  +2Cl1     Cl0  +1e

1  ×2  ×Pb+4   +2e    Pb  +2Cl1     Cl0  +1e

 

 Pb+4   +  2Cl1    Pb+2  +2Cl0

4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O

b) KMn+7O4  +  HCl1    KCl   +  Mn+2Cl2  +  Cl02  +  H2O

Mn+7  +5e    Mn+2Cl1     Cl0   +1e

1×5×Mn+7  +5e    Mn+2Cl1     Cl0   +1e

 

  Mn+7  +  5Cl1    Mn+2  +  5Cl0

 2Mn+7  +  10Cl1    2Mn+2  +  10Cl0

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

3. Ý nghĩa và một số phản ứng oxi hóa khử quan trọng

Vận dụng trang 75 Hóa học 10: Sắt bị gỉ trong không khí ẩm. Đó có phải là phản ứng oxi hóa – khử không? Đề xuất một vài biện pháp hạn chế sự tạo gỉ kim loại nêu trên.

Lời giải:

Sắt (iron) bị gỉ trong không khí ẩm là phản ứng oxi hóa khử. Các quá trình diễn ra như sau:

Fe nhường electron tạo thành cation Fe2+

Quá trình oxi hóa: Fe → Fe2+ + 2e

Oxygen của không khí nhận electron:

Quá trình khử: 2H2O + O2 + 4e → 4OH-

Fe2+ tan vào dung dịch có hòa tan khí O2. Tại đây, Fe2+  tiếp tục bị oxi hóa, dưới tác dụng của ion OH- tạo ra gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2O.

Một số biện pháp hạn chế sự tạo gỉ kim loại:

Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường: Sơn, mạ, bôi dầu mỡ lên trên bề mặt kim loại,…

Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn: Ví dụ như thép không gỉ (inox) để làm các vật dụng, máy móc …

 

Câu hỏi trang 75 Hóa học 10: Hãy viết các quá trình thay đổi số oxi hóa của mỗi nguyên tử nguyên tố trong phản ứng oxi hóa hoàn toàn methane (thành phần chính của khí thiên nhiên)

Lời giải:

Phản ứng oxi hóa hoàn toàn methane:

C4H+14   +  O02  t°  C+4O22  +  H+12O2

C4         C+4  +  8eO0    +2e     O2

1×4×C4         C+4  +  8eO0    +2e     O2

 C4  +  4O0    C+4  +  4O2

CH4 + 2O2 t° CO2 + 2H2O

Bài tập (trang 76)

Bài 1 trang 76 Hóa học 10: Xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử trong phân tử và ion sau đây:

a) H2SO3                b) Al(OH)4-            c) NaAlH4              d) NO2-

Lời giải:

a) H2SO3

Theo quy tắc 1: Số oxi hóa của O là -2, H là +1

Gọi số oxi hóa của S là x, theo quy tắc 2 ta có:

2.(+1) + 1.x + 3.(-2) = 0 → x = +4

Vậy trong H2SO3 số oxi hóa của O là -2, H là +1, S là +4

b) Al(OH)4-

Theo quy tắc 1: Số oxi hóa của O là -2, H là +1, Al là +3

c) NaAlH4

Theo quy tắc 1: Số oxi hóa của Na là +1, Al là +3

Gọi số oxi hóa của H là x, theo quy tắc 2 ta có:

1.(+1) + 1.(+3) + 4.x = 0 → x = -1

Vậy trong NaAlH4  số oxi hóa của Na là +1, H là -1, Al là +3.

d) NO2-

Theo quy tắc 1: Số oxi hóa của O là -2

Gọi số oxi hóa của N là x, theo quy tắc 2 ta có:

1.x + 2.(-2) = -1 → x = +3

Vậy trong NO2-  số oxi hóa của N là +3, O là -2.

Bài 2 trang 76 Hóa học 10: Xác định chất oxi hóa, chất khử, viết quá trình oxi hóa, quá trình khử trong các phản ứng sau:

a) Ag+ + Fe2+ → Ag + Fe3+                 

b) 3Hg2+ + 2Fe → 3Hg + 2Fe3+

c) 2As + 3Cl2 → 2AsCl3                     

d*) Al + 6H+ + 3NO3- → Al3+ + 3NO2 + 3H2O

Lời giải:

a) Ag+ + Fe2+ → Ag + Fe3+

Chất oxi hóa: Ag+

Chất khử: Fe2+

Quá trình khử: Ag   +1+ 1e Ag0 

Quá trình oxi hóa: Fe+2    Fe+3  +1e

b) 3Hg2+ + 2Fe → 3Hg + 2Fe3+

Chất oxi hóa: Hg2+

Chất khử: Fe

Quá trình khử: Hg+2  +2e    Hg0

Quá trình oxi hóa: Fe0     Fe+3   +3e

c) 2As + 3Cl2 → 2AsCl3          

2As0  +  3Cl02    2As+3Cl13

Chất oxi hóa: Cl2

Chất khử: As

Quá trình khử: Cl0  +1e    Cl1

Quá trình oxi hóa: As0      As+3   +3e

d*) Al + 6H+ + 3NO3- → Al3+ + 3NO2 + 3H2O

Chất khử: Al

Chất oxi hóa: NO3-

Quá trình khử: NO3  +  2H++1eNO2+H2O

(Hoặc: N+5  +1e     N+4)

Quá trình oxi hóa: Al0   Al+3  +3e

Bài 3 trang 76 Hóa học 10: Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau đây bằng phương pháp thăng bằng electron:

a) NaBr + Cl2 → NaCl + Br2              

b) Fe2O3 + CO →  Fe + CO2

c) CO + I2O5 →  CO2 + I2                   

d) Cr(OH)3 + Br2 + OH- →  CrO42- + Br- + H2O

e) H+ + MnO­4- + HCOOH →  Mn2+ + H2O + CO2

Lời giải:

a) NaBr + Cl2 → NaCl + Br2  

NaBr1    +  Cl02    NaCl1  +  Br02

1  ×1  ×Br1    Br0    +1eCl0    +1e    Cl1

 

 Br1  +  Cl0    Br0  +  Cl1

2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2

b) Fe2O3 + CO →  Fe + CO2

Fe+32O3  +  C+2O    Fe0  +  C+4O2

2  ×3  ×Fe+3  +3e    Fe0C+2        C+4    +2e

 

 2Fe+3  +  3C+2    2Fe0  +  3C+4

Fe2O3 + 3CO →  2Fe + 3CO2

c) CO + I2O5 →  CO2 + I2

C+2O  +  I+52O5  C+4O2  +  I02

5  ×2  ×C+2      C+4  +2eI+5   +5e    I0

 

 5C+2  +  2I+5    5C+4  +  2I0

5CO + I2O5 →  5CO2 + I2

d) Cr(OH)3 + Br2 + OH- →  CrO42- + Br- + H2O

3×1  ×Br0  +1e    BrCrOH3+ 5OH   CrO42+ 4H2O  +3e

 

 CrOH3+ 3Br+ 5OH CrO42+ 3Br+ 4H2O

2Cr(OH)3 + 3Br2 + 10OH-   →  2CrO42- + 6Br- + 8H2O

e) H+ + MnO­4- + HCOOH →  Mn2+ + H2O + CO2

H++ MnO4+H+1C+2O2O2H+1   Mn2++ H2O + C+4O22

5  ×2×H+1C+2O2O2H+1    C+4O22  +2H++2e8H++ MnO4 +  5e   Mn2++ 4H2O

 

 16H++ 2MnO4 +  5H+1C+2O2O2H+1       2Mn2++ 8H2O  +  5C+4O22  +10H+

6H+ + 2MnO­4- + 5HCOOH →  2Mn2+ + 8H2O + 5CO2

Bài 4 trang 76 Hóa học 10: Nước oxi già có tính oxi hóa mạnh, do khả năng oxi hóa của hydrogen peroxide (H2O2).

a) Từ công thức cấu tạo H – O – O – H, hãy xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử.

b) Nguyên tử nguyên tố nào gây nên tính oxi hóa của H2O2. Viết quá trình khử minh họa cho nguyên tử nguyên tố đó.

Lời giải:

a) H2O2 có công thức cấu tạo là: H – O – O – H

Xét liên hết O – O, hai nguyên tử O có độ âm điện bằng nhau nên electron không bị lệch về phía nguyên tử nào.

Xét mỗi liên kết O – H, O góp 1 electron, khi giả định H2Olà hợp chất ion thì 1 electron này chuyển sang O (O có độ âm điện lớn hơn H).

H2O2 có công thức ion giả định là: H1+O1-O1-H1+

Vậy số oxi hóa của O là -1, H là +1

b) Ngoài số oxi hóa là -1 trong H2O2, trong các hợp chất khác số oxi hóa của O thường là -2. Khi H2O2 tham gia phản ứng oxi hóa – khử, số oxi hóa của O giảm từ -1 xuống -2

 H2O2 là chất oxi hóa (chất bị khử hoặc có tính oxi hóa).

Quá trình khửO1  +1e  O2  

Vậy nguyên tử O gây nên tính oxi hóa của H2O2

Bài 5 trang 76 Hóa học 10: Xăng E5 được tạo nên bởi sự pha trộn xăng A92 và ethanol (C2H5OH) theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 95 : 5, giúp thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch, phù hợp với xu thế phát triển chung trên thế giới và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Viết phương trình của phản ứng hóa học đốt cháy ethanol thành CO2 và H2O. Phản ứng này có phải là phản ứng oxi hóa – khử hay không? Nó thuộc loại phản ứng cung cấp hay tích trữ năng lượng.

Lời giải:

- Phản ứng hóa học: C2H5OH + 3O2 t° 2CO2 3H2O

- Phản ứng này là phản ứng oxi hóa – khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của C và O trước và sau phản ứng:

C22H+15O2H+1   +   3O02  t°   2C+4O22  +  3H+12O2 

Phản ứng này thuộc loại phản ứng cung cấp năng lượng.

727
  Tải tài liệu