Giải Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) Bài tập Chủ đề 7 trang 86

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài tập Chủ đề 7 trang 86 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài tập Chủ đề 7. Mời các bạn đón xem:

518
  Tải tài liệu

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài tập Chủ đề 7

Video giải Khoa học tự nhiên 7 Bài tập Chủ đề 7

Câu hỏi 1 trang 86 KHTN lớp 7: Tại sao khi sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí thì không để la bàn gần các vật có tính chất từ?

Trả lời:

Khi sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí thì không để la bàn gần các vật có tính chất từ vì các vật này có thể ảnh hưởng đến hướng của kim nam châm, từ đó dẫn tới kết quả tìm hướng địa lí không chính xác. 

Câu hỏi 2 trang 86 KHTN lớp 7: Có dự đoán như sau: càng gần cực của nam châm điện thì lực tác dụng của nam châm điện càng mạnh và mạnh nhất ở hai cực.

Hãy đưa ra phương án và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng dự đoán đó.

Trả lời:

Dụng cụ: Hộp mica có thành và đáy nhựa trong, nam châm điện và mạt sắt.

Tiến hành:

- Rải đều mạt sắt lên mặt trên của đáy hộp. Đặt hộp lên trên nam châm điện rồi gõ nhẹ vào thành hộp. 

- Quan sát từ phổ được tạo thành xung quanh nam châm điện, ta có thể thấy mạt sắt tập trung nhiều ở gần 2 cực của nam châm càng gần cực của nam châm điện thì lực tác dụng của nam châm điện càng mạnh và mạnh nhất ở hai cực.

Câu hỏi 3 trang 86 KHTN lớp 7: Hình dưới là sơ đồ cấu tạo của một loại chuông điện. Khi ấn và giữ nút A thì chuông sẽ kêu liên tục cho đến khi thôi ấn. Tại sao?

 Hình dưới là sơ đồ cấu tạo của một loại chuông điện. Khi ấn và giữ nút A thì chuông sẽ kêu liên tục

Trả lời:

Khi ấn và giữ nút A, mạch điện kín, nam châm điện hoạt động sinh ra từ trường và hút thanh sắt. Điều này làm búa gõ liên tục vào chuông.

Đến khi thôi ấn nút A, mạch điện bị ngắt, nam châm điện không còn từ tính, thanh sắt không bị hút vào, khi đó búa sẽ không còn gõ vào chuông. 

Bài viết liên quan

518
  Tải tài liệu