Giải Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) Bài 7: Tốc độ của chuyển động

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 7: Tốc độ của chuyển động sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 7. Mời các bạn đón xem:

465
  Tải tài liệu

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 7: Tốc độ của chuyển động

Video giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 7: Tốc độ của chuyển động

Mở đầu trang 47 Bài 7 KHTN lớp 7Trong một buổi tập luyện, vận động viên A bơi được quãng đường 48 mét trong 32 giây, vận động viên B bơi được quãng đường 46,5 mét trong 30 giây.

Trong hai vận động viên này, vận động viên nào bơi nhanh hơn?

Trả lời:

Để tìm được vận động viên nào bơi nhanh hơn, ta sẽ so sánh quãng đường họ bơi được trên cùng một khoảng thời gian. 

Vận động viên A bơi 32 giây được quãng đường 48m. Vậy 30 giây bơi được:

Vậy, trong cùng khoảng thời gian 30 giây, vận động viên A bơi được quãng đường ngắn hơn vận động viên B (45m < 46,5m). Từ đó, ta kết luận, vận động viên B bơi nhanh hơn.

I. Khái niệm tốc độ

Câu hỏi 1 trang 47 KHTN lớp 7: Từ kinh nghiệm thực tế, thảo luận về việc làm thế nào để biết vật chuyển động nhanh hay chậm.

Trả lời:

Để biết vật chuyển động nhanh hay chậm ta căn cứ vào tốc độ của chuyển động.

Luyện tập 1 trang 47 KHTN lớp 7: Bảng dưới đây cho biết quãng đường và thời gian đi hết quãng đường đó của bốn xe A, B, C và D. Hãy cho biết xe nào đi nhanh nhất? Xe nào đi chậm nhất?

Xe

Quãng đường (km)

Thời gian (min)

A

80

50

B

72

50

C

80

40

D

99

45

Trả lời:

Để biết xe nào đi nhanh nhất, xe nào đi chậm nhất, ta sẽ so sánh tốc độ của chúng. 

Ta sử dụng công thức để tính tốc độ của các xe.

Luyện tập 1 trang 47 KHTN lớp 7: Bảng dưới đây cho biết quãng đường và thời gian đi hết quãng đường (ảnh 1)

Vậy xe D đi nhanh nhất và xe B đi chậm nhất.

II. Đơn vị đo tốc độ

Câu hỏi 2 trang 48 KHTN lớp 7: Hãy kể tên các đơn vị đo tốc độ mà em biết.

Trả lời:

Một số đơn vị đo tốc độ mà em biết là mét trên giây (m/s); kilômet trên giờ (km/h).

Luyện tập 2 trang 48 KHTN lớp 7: Một ôtô đi được bao xa trong thời gian 0,75 h với tốc độ 88 km/h?

Trả lời:

 Quãng đường ô tô đi được: s = v.t = 88.0,75 = 66 km

Luyện tập 3 trang 48 KHTN lớp 7: Bảng dưới đây cho biết thời gian đi 1000 m của một số vật chuyển động. Tính tốc độ của các vật đó.

Vật chuyển động

Thời gian (s)

Xe đua

10

Máy bay chở khách

4

Tên lửa bay vào vũ trụ

0,1

Trả lời:

Tốc độ của Xe đua: v1=100010=100m/s

Tốc độ của Máy bay chở khách: v2=10004=250m/s

Tốc độ của Tên lửa bay vào vũ trụ: v3=10000,1=10000m/s

III. Cách đo tốc độ bằng dụng cụ thực hành ở nhà trường

Câu hỏi 3 trang 48 KHTN lớp 7Có những cách nào để đo tốc độ trong phòng thí nghiệm?

Trả lời:

Một số cách để đo tốc độ trong phòng thí nghiệm:

- Sử dụng đồng hồ bấm giây

- Sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.

Câu hỏi 4 trang 49 KHTN lớp 7: Hai người cùng đo thời gian của một chuyển động bằng đồng hồ bấm giây nhưng lại cho kết quả lệch nhau. Em giải thích điều này như thế nào? Từ đó thảo luận về ưu điểm và hạn chế của phương pháp đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây.

Trả lời:

- Nguyên nhân dẫn đến kết quả lệch nhau, có thể là do:

+ Động tác bấm đồng hồ của hai người không cùng một thời điểm, nhanh hoặc chậm hơn so với lúc xuất phát và lúc về đích.

+ Đồng hồ sử dụng có nút bấm không nhạy, pin của đồng hồ (nếu pin yếu thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của chiếc đồng hồ).

- Ưu điểm và hạn chế của phương pháp đo tốc độ dùng đồng hồ đếm giây:

+ Ưu điểm: Nhỏ gọn, dễ sử dụng, độ chính xác khá cao.

+ Nhược điểm: Sau một thời gian sử dụng thì phải thay pin và chỉnh lại đồng hồ đo, khó sửa chữa.

Vận dụng trang 49 KHTN lớp 7: Đánh giá ưu điểm của phương pháp đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số so với đồng hồ bấm giây.

Trả lời:

Đánh giá ưu điểm của phương pháp đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số so với đồng hồ bấm giây: mang đến kết quả chính xác cao hơn so với đồng hồ bấm giây.

Bài viết liên quan

465
  Tải tài liệu