Thuyết minh về lời ru.

Bộ tài liệu Văn mẫu lớp 7 gồm 500 bài văn mẫu hay nhất, đầy đủ nhất. Dưới đây là bài văn mẫu Cảm nhận về bài:  Thuyết minh về lời ru.  ngữ văn lớp 7 được biên soạn mới nhất giúp các bạn học sinh học tốt môn văn 7 hơn.

429
  Tải tài liệu

Thuyết minh về lời ru.

Bài văn mẫu

    Nhà thơ Nguyễn Duy viết:

    “Ta đi trọn kiếp con người

    Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”

Lời ru theo mỗi người từ khi còn tấm bé cho đến hết cuộc đời.

    Hát ru là loại bài ca xuất hiện sớm trong đời sống sinh hoạt của con người. Vậy lời hát ru là gì? Vâng! Trong các bài ca dao trữ tình dân gian, có một biệt loại bài ca gắn với sinh hoạt gia đình và đời sống của mỗi con người, mỗi dân tộc, đó là những bài lời hát ru. Lời ru là những bài hát nhẹ nhàng, đơn giản giúp trẻ em ngủ. Phần lớn các câu trong bài hát ru con lấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân gian được truyền miệng từ bà xuống mẹ, thế hệ trước sang thế hệ sau. Do đó, những bài hát này rất đa dạng, mang tính chất địa phương, gần như mỗi gia đình có một cách hát riêng biệt. Trong hát ru thường chỉ chú ý đến lời (ca từ) còn giai điệu (nhạc lý) thì mỗi bà mẹ có một giọng trữ tình riêng nhưng vẫn gây ấn tượng sâu sắc trong suốt cả cuộc đời người con.

    Đặc trưng đầu tiên cần nhắc đến của lời hát ru là tính diễn xướng. Các bài ca dao, đồng dao, tục ngữ, lời thơ…sau khi được diễn xướng ở mỗi người với mỗi vùng miền khác nhau sẽ tạo ra những lời ru khác nhau mang sự khác biệt rõ rệt. Hát ru tồn tại như một ứng dụng trực tiếp gắn liền với mục đích ru trẻ. Hát ru có thể chia ra làm hai loại, hát ru đích thực và hát ru tùy hứng. Hát ru đích thực thường được dùng để ru em, ru con ngủ giúp con có giấc ngủ ngon, dễ chịu. Con ngủ ngoan để mẹ có thời gian làm việc. Dù vì mục đích nào thì đều bắt nguồn từ tình yêu thương vô bờ bến mà người mẹ dành cho con của mình. Mẹ có thể làm tất cả miễn con no đủ, hạnh phúc. Còn hát ru tùy hứng đúng như tên gọi, lời ru được cất lên tùy vào hứng thú và vốn lời ru của người mẹ, người bà. Đó có thể là Truyện Kiều, ca dao, thơ lục bát của Nguyễn Bính,… Lời ru có khi là mối tình thủy chung thắm thiết, có lúc lại là sự nuối tiếc cho mối tình lỡ dở… Những lời ru như vậy không đơn thuần là lời ru trẻ mà còn chứa đựng bao tâm tư, tình cảm của người hát.

    Lời ru cũng có những đặc điểm nghệ thuật riêng. Ngôn ngữ mà lời ru sử dụng thường trong sáng, giản dị, dễ hiểu vừa có tính bình dân vừa có tính bác học. Đặc biệt, ngôn ngữ có tính nhịp điệu rất cao nên dễ thuộc, dễ nhớ. Thể thơ mà lời ru sử dụng thường là thể lục bát hoặc song thất lục bát, cũng có khi là thể hỗn hợp: kết hợp lục bát, song thất lục bát, tụ do… Phép lặp, so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,… là những biện pháp nghệ thuật được sử dụng thường xuyên trong lời ru.

    Lời hát ru có vai trò nổi bật, mang đậm nét văn hóa của đời sống người Việt. Lời hát ru được cất lên cũng như nguồn nuôi dưỡng tinh thần con người được nảy nở. Nó là nhịp cầu nối giữa tâm thức của đứa trẻ với những bài học đầu tiên trong cuộc sống. Nó giúp các em phát triển tình cảm, đạo đức, mở rộng nhận thức, tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên đất nước từ những ngày còn trong nôi.

    Có thể thấy, hát ru là nét văn hóa đặc sắc của dân tộc. Nó là phương tiện truyền tải, lưu giữ tình cảm của người bình dân xưa. Ngày nay, hát ru tuy không còn được sử dụng nhiều như trước nhưng hát ru vẫn còn giữ được những giá trị tinh thần to lớn của nó.

Bài viết liên quan

429
  Tải tài liệu