Cảm nghĩ về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương.

Bộ tài liệu Văn mẫu lớp 7 gồm 500 bài văn mẫu hay nhất, đầy đủ nhất. Dưới đây là bài văn mẫu Cảm nhận về bài:  Cảm nghĩ về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương.  ngữ văn lớp 7 được biên soạn mới nhất giúp các bạn học sinh học tốt môn văn 7 hơn.

391
  Tải tài liệu

Cảm nghĩ về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương.

Bài văn mẫu

   Tha hương, xa xứ là nỗi bi kịch lớn trong đời của mỗi người, nhất là đối với các nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm, họ càng thấm thía và đau xót hơn về nỗi đau ấy. Hạ Tri Trương là người từng trải qua nỗi sầu xa sứ, ông phải rời quê từ thuở trẻ để lên kinh đô lập nghiệp. Ở nơi đất khách quê người nỗi nhớ cố hương luôn thường trực canh cách trong lòng ông, chính vì thế được trở về quê hương lòng người trào dâng bao cảm xúc khôn tả. Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”, Hạ Tri Trương đã thể hiện sâu sắc khoảnh khắc vừa chân thực vừa xúc động nghẹn ngào của một người con xa quê lâu ngày trở về.

   Bao năm xa quê sống ở nơi đất khách với cuộc sống mới có vinh hoa phú quý, có công danh sự nghiệp những quê hương vẫn là bến đỗ bình yên mà nhà thơ luôn hướng về:

    “Thiếu tiểu lí gia lão đại hồi”

   Câu thơ thoáng qua ngỡ chỉ là lời kể đơn thuần chân thực những phải cảm nhận kĩ mới thấy được nó chất chứa bao nghịch cảnh buồn thương, đau xót. Những cặp từ đối lập thiếu – lão, tiểu – đại mở ra vòng xoay của thời gian, đó cũng là thước đo độ dài quãng thời gian xa quê của tác giả. Khoảng cách từ thuở trẻ đến khi đã già thực sự rất dài, nó đằng đẵng, mênh mông triền miên gần một kiếp người. Câu thơ đã cho thấy sự đau xót, tiếc nuối về khoảng thời gian đã qua với những điều còn chưa trọn vẹn. Tuổi trẻ rời quê ra đi, mải miết chạy theo con đường công danh, khi công thành danh toại cũng là lúc tuổi trẻ đã tàn phai, trong phút giây lắng lại của cuộc đời, quê hương vẫn là nơi duy nhất nhà thơ tìm về, điều này cho thấy trái tim ông chưa bao giờ thôi hướng về cội nguồn, gốc rễ của mình.

   Chính những tình cảm sâu nặng đối với quê hương đã khiến ông luôn trân quý và giữ gìn những gì thuộc về bản sắc quê nhà, trong đó tiêu biểu nhất là giọng quê.

    “Hương âm vô cải mấn mao tồi”

   Thời gian lạnh lùng trôi làm tàn phai tuổi trẻ của con người, sóng gió cuộc đời xô bồ làm bạc đi mái tóc của con người nhưng tất cả những điều đó không bao giờ làm phái mờ dấu ấn của quê hương đó là giọng quê. Sắc điệu giọng nói của con người chính là sự biểu hiện cụ thể của chất quê, hồn quê. Câu thơ với thủ pháp đối đã cho thấy cái đổi thay và điều bất biến của con người tác qua đó nhấn mạnh sự bền bỉ, nguyên vẹn của tình cảm quê hương trong tâm hồn tác giả. Hạ Tri Trương ở nơi kinh đô, được nhà vua trọng dụng, cuộc sống nơi phồn hoa hoàn toàn cho phép ông có thế quay lưng với quê hương, thay đổi tất cả để trở thành con người đô thị quyền quý, sang trọng. Thế nhưng ông vẫn giữ được giọng quê, giữ được những cốt cách, gốc gác của quê nhà, điều này thực sự rất đáng trân trọng. Bao năm xa quê nhưng tình quê không đổi, câu thơ đã cho thấy tấm lòng thủy chung, son sắt một lòng hướng về quê hương của nhà thơ.

   Yêu quê hương tha thiết, gắn bó thủy chung với cội nguồn của mình, cho nên Hạ Tri Trương luôn mong muốn một ngày được trở về, gặp lại người thân bạn bè, gặp lại những kí ức của một thời đã qua trong niềm hân hoan, chào đón. Vậy mà chính khoảnh khắc trở về quê cũ, ông đã phải trải qua bi kịch trở thành người khách lạ trên chính quê hương của mình.

    “Nhi đồng tương kiến bất tương thức

    Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai”

   Vẫn là cảnh cũ, là những hồi ức một thời nhưng người xưa nay đã không còn. Hình ảnh đầu tiên mà nhà thơ bắt gặp đó chính là lũ trẻ con, ngày ông ra đi khỏi chốn quê cũ có khi bố mẹ chúng còn chưa ra đời, nay ông trở về lũ trẻ hồn nhiên xem ông là người xa lạ. Dù biết đó là lẽ thường nhưng nhà thơ vẫn không khỏi chạnh lòng. Không một ai nhận ra ông, không một người đón tiếp ông, ông trở nên bơ vơ lạc lõng ngay trên mảnh đất quê hương mình. Trẻ con vô tư, hiếu khách chào hỏi “khách ở nơi nào đến chơi” càng kiến ông trở nên nhói lòng. Tiếng “khách” được thốt lên một cách thực sự hồn nhiên nhưng khiến Hạ Tri Trương vừa bất ngờ vừa buồn tủi, xót xa. Ông phải đón nhận nghịch lí trở thành khách lạ trên chính quê hương mình. Nỗi bi kịch của Hạ Tri Trương thật đáng cảm động và thương xót

   Với những hình ảnh đối lập, từ ngữ trong sáng, giản dị, hàm súc bài thơ đã thể hiện một cách chân thực mà sâu sắc tình yêu quê hương tha thiết, thủy chung của người con xa sứ. Bài thơ khép lại nhưng nó lại mở ra những ý nghĩa lớn lao trong lòng người. Quê hương là mảnh đất thiêng liêng của mỗi con người, vì thế ta hãy biết trân trọng và hướng về nó.

Bài viết liên quan

391
  Tải tài liệu