Viết đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề sau :"Chiếu dời đô phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt"
Quảng cáo
1 câu trả lời 1070
"Chiếu dời đô” đã phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?”. Qua hàng ngàn năm phát triển của dân tộc Việt Nam ta , kể từ khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư vầ Đại La , đất nước ta đã phát triển lớn mạnh như thế nào , nhân dân ta đã bớt cực khổ ra sao , điều ấy ai ai cũng biết . Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho sự anh minh, sáng suốt khi dời đô của Lý Công Uẩn , cũng là phản ánh cho ý chí độc lập , tự chủ, tự cường của dân tộc ta. Ý thức rất sâu sắc vấn đề vùng đất Hoa Lư không còn phù hợp cho việc đóng đô nữa , vua Lý đã quyết định chuyển dời . Dời đô là điều tất yếu , hợp với ý trời . Trong bài chiếu của mình, vua Lý đã chỉ ra hai nhà Đinh , Lê vì làm trái với mệnh trời mà không chịu chuyển dời nên đã chuốc lấy hậu quả và kết cục là tồn tại chẳng được bao lâu thì sụp đổ. Nhưng với vua Lý thì khác , ông không cam tâm nhìn dân khổ cực , cũng không muốn triều đại của mình sớm sụp đổ chỉ vò trái với mệnh trời , không hợp ý dân. Với ý chí xây dựng một đất nước độc lập , tự cường và phát triển lớn mạnh , nhà vua đã cân nhắc rất kĩ và chọn Đại La làm kinh đô mới của triều đại mình. Mảnh đất Đại La được xem xét là mảnh đất vàng hội tụ đầy đủ những thuận lợi của một vùng địa linh : cao mà rộng, bằng phẳng mà thoáng đãng , muôn vật rất mực phong phú, tốt tươi , người dân khỏi chịu cảnh ngập lụt . Nghĩ tới người dân , nghĩ đến vận mệnh đất nước muôn đời , nhà vua đã quyết định chuyển kinh đô về nơi đất tốt này. Và lịch sử đã chứng minh, quyết định ấy của vua Lý là một quyết định đúng đắn , mang lại cuộc sống ấm lo, hạnh phúc cho nhân dân . Đó chẳng phải là minh chứng cho ý chí độc lập , tự cường , mở ra sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt trong suốt những triều đại sau này đó sao ?
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
6 90908
-
Hỏi từ APP VIETJACK2 68285
-
Hỏi từ APP VIETJACK4 49055
-
2 32545
-
Hỏi từ APP VIETJACK1 27250
-
27170