2.Thuyết minh về tấm bảng đen
3. Thuyết minh về nón bảo hiểm
MOMG TẤT CẢ MỌI NGƯỜI GIÚP MÌNH 3 CÂU NÀY
Quảng cáo
1 câu trả lời 232
1.Bút bi là một đồ dùng quen thuộc và rất phổ biến trong đời sống con người. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh, sinh viên và những người làm việc văn phòng, công sở, bút bi là một dụng cụ không thể thiếu.
Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. Điều khiến ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn làm ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938, ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi ra đời, bút bi đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và trở nên thông dụng khắp thế giới.
Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng và giá cao hơn.
Bút bi có cấu tạo 3 phần cơ bản là vỏ, ruột và bộ phận điều chỉnh bút. Vỏ thường được làm bằng chất liệu nhựa tổng hợp nhẹ mà cứng để bảo vệ phần ruột bút bên trong.
Ruột bằng nhựa dẻo hình trụ bên trong rỗng để chứa mực gọi là ống mực. Ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh, ngay sau khi được viết lên giấy. Độ thanh hay đậm của nét bút là do kích thước của viên bi này. Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này. Loại ống mực không nạp được thì chỉ sử dụng một lần và không thể bơm thêm mực.
Bộ phận điều chỉnh gồm phần bấm và lò xo, ngoài ra còn có thể có nắp. Bộ phận điều chỉnh bút chính là phần ngòi bút. Ngòi bút được làm bằng kim loại không gỉ để tránh bị gỉ sét theo thời gian. Bên trong nó là một viên bi cũng làm bằng kim loại. Viên bi này khi viết sẽ giúp cho mực được ra đều hơn.
Bút bi có thế có nắp để dậy lại khi không dùng đến, hoặc nó dùng cách kéo đầu bi vào trong khi không dùng. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.
So với các loại bút khác thì bút bi phổ biến hơn cả. Bút bi có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn mà giá lại rẻ, thuận tiện và dễ dàng khi sử dụng, không xảy ra nhiều vấn đề lỗi, cũng không cần phải bảo dưỡng nghiêm ngặt. Nếu như bút máy chỉ được dùng trong những trường hợp yêu cầu nét chữ đẹp trong các trường hợp đặc biệt, bút ký dùng để ký tên hay bút chì dùng để vẽ, viết nháp thì bút bi có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp, nhất là khi vừa lắng nghe, vừa ghi chép lại một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bên cạnh đó, bút bi không khiến nét chữ bị nhòe lem nhem như bút máy, cũng không dễ bị tẩy xóa mất chữ như bút chì. Do đó, có thể nói bút bi có tác dụng rất rõ ràng, là người bạn đồng hành với mỗi chúng ta qua những năm tháng, giai đoạn khác nhau của mỗi người.
Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn,… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kì như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu,… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh…
Có cây bút vẻ ngoài mộc mạc, đơn giản song cũng có cây được mạ vàng sáng loáng. Nhìn bút, người ta biết được “đẳng cấp” của nhau, nhưng nhìn vào nét chữ người ta mới đoán được tính cách hay đánh giá được trình độ của nhau. Một cây bút tốt, đắt tiền đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng. Bút là vật vô tri, nên nó không tự làm nên những câu chữ có ý nghĩa nhưng nếu nằm trong tay người chủ chuyên cần, hiếu học, nó sẽ cho ra đời những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ “tài hoa” của những cây bút, người học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen vở sạch, chữ đẹp và luôn trau dồi kiến thức học tập,…
Khoa học tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẻ và tiện lợi. Cầm cây bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân yêu, chúng ta mới gửi gắm được trong đó bao nhiêu tình cảm, hơn hẳn những dòng email vô hồn. Bây giờ lật lại từng tờ lưu bút, từng trang vở cũ, ta mới cảm nhận được những gì quý giá của thời học sinh đã qua cũng như thấy được giá trị của cây bút bi, phải không bạn!
Cùng với sách, vở,… bút bi là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt: dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh làm rơi bút, hư đầu bi, bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi có thể thay ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để bút bi lâu ngày không dùng bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15 phút… cây bút của bạn có thể được phục hồi.
Bất cứ ai có thể viết đều ít nhất một lần trong đời sử dụng bút bi. Rẻ tiền, thuận tiện và không cần bảo dưỡng, bút bi đã cách mạng hóa cách viết của con người. Mặc dù ngày nay, sự phát triển của công nghệ đã giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc ghi chép hay gửi một bức thư, văn bản nào đó bằng công nghệ điện tử, nhưng bút bi vẫn là sự lựa chọn trong những trường hợp đặc biệt, thể hiện được tâm tư, tình cảm và ý nguyện của người viết gửi gắm vào những dòng chữ đó. Chiếc bút bi giá rẻ nhưng sẽ mãi không thể bị thay thế bởi bất kỳ sản phẩm nào được. Như vậy, nhìn lại quá khứ về lịch sử cây bút bi cho ta thấy bút bi có nguồn gốc ra đời từ khá lâu rồi, nó đã tạo cho xã hội ngày nay một sự tiện dụng mà hoàn toàn kinh tế trên mọi hoạt động văn bản
2.
Một trong những kỉ niệm về ngôi trường yêu dấu không thể không kể đến chiếc bảng đen.
Chiếc bảng đen được đặt ngăn ngắn và cân đối trên bục giảng. Với chiều dài khoảng 2m, chiều rộng khoảng 1,5m, chiếc bảng đen luôn chứa đựng những kiến thức mà thầy cô muốn truyền lại cho học trò chúng tôi. Nền bảng đen giúp làm nổi bật nét phấn trắng nghiêng nghiêng trên mặt bảng. Chiếc bảng là công cụ cần thiết để các thầy cô giảng bài cho chúng tôi. Đôi khi, đó cũng là công cụ để kiểm tra cách làm bài, độ hiểu bài của chúng tôi.
Nền bảng được thiết kế với những ô vuông nhỏ để các nét chữ được viết lên được ngay ngắn, thẳng hàng, đúng cỡ chữ. Nét chữ thầy cô có rõ ràng, ngay ngắn và đẹp thì học trò chúng tôi mới có hứng thú để học tập. Hơn nữa, chữ viết dễ nhìn thì học trò mới có thể ghi chép một cách đầy đủ và chính xác nhất. Nhờ có chiếc bảng mà mọi kiến thức được thầy cô truyền đạt mới được chúng tôi ghi chép lại làm cơ sở để học tập và ôn luyện sau này.
Bởi thầy cô giảng bài nhưng nếu không ghi chép thì sẽ không nhớ được kiến thức lâu. Với lượng kiến thức mà một ngày phải học thực sự rất nhiều, nếu không ghi chép rõ ràng đầy đủ thì không thể chuyển hết toàn bộ lượng kiến thức đã được học ở lớp thành của mình được. Theo một nghiên cứu, học sinh chỉ có thể hiểu được 5% lượng kiến thức được truyền tụng trong giờ học còn lại là tự học. Bởi thế nếu không ghi chép lại thì không thể tự học thành công được.
Chiếc bảng đen thực sự quan trọng đối với học sinh và thầy cô. Nếu một lớp học thiếu bảng thì không được gọi là lớp học được. Thầy cô luôn phải sáng tạo ra những phương pháp dạy học mới để học sinh có thể tiếp thu bài học một cách nhanh nhất. Và chiếc bảng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các thầy cô.
Bảng đen là một phần không thể thiếu của mỗi lớp học. Dù trang thiết bị còn đơn sơ nhưng dù thế nào cũng phải có một chiếc bảng để dạy học. Vài trò của nó chưa bao giờ là thứ yếu trong sự nghiệp trồng người.
3.
Nhịp sống của con người ngày càng trở nên hối hả khi phương tiện giao thông ngày càng cải tiến, hiện đại. Thực trạng tai nạn giao thông vẫn đe dọa tính mạng của con người, chiếc mũ bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng và gắn bó với cuộc sống của con người.
Thực ra chiếc nón bảo hiểm đã xuất hiện từ rất lâu rồi, có thể thấy từ trong những năm tháng chiến tranh chúng đã xuất hiện. Đó là tiền thân của chiếc mũ bảo hiểm hiện đại ngày nay. Người ta đã tìm thấy những chiếc mũ cổ ở sâu dưới lòng đất, trong các ngôi mộ. Nếu như ai đã từng xem những bộ phim về Hy Lạp cổ đại, về các vị thần trên đỉnh Olympus thì ắt hẳn sẽ biết đến chiếc mũ có chóp nhọn ở trên đỉnh rất đặc trưng của người La Mã, Hy Lạp cổ đại.
Ban đầu thì chiếc mũ bảo vệ đầu của quân lính được làm bằng da, sau đó là làm bằng kim loại. Sau đó thì mũ được thay đổi bảo vệ cả khuôn mặt, chỉ để lộ ra phần mắt và mũi để thở. Thời gian dần trôi đi, những triều đại phong kiến phương Đông cũng đưa mũ bằng kim loại vào sử dụng trong quân đội. Đến chiến tranh thế giới thứ nhất thì Pháp đã coi mũ bảo hiểm chính là trang bị tiêu chuẩn cho người lính để các mảnh kim loại không bắn làm bị thương phần đầu trọng yếu.
Ngày nay chiếc mũ bảo hiểm có hình tròn hay hình cầu để ôm lấy phần đầu của người sử dụng mũ. Mũ có 3 lớp gồm lớp vỏ ngoài, lớp vỏ thứ hai và lớp vỏ trong cùng; ngoài ra còn có dây quai, một số mũ có kính chắn gió, miếng lót cổ…
Lớp vỏ ngoài được làm từ nhựa cứng siêu bền với nhiều màu sắc khác nhau. Có những chiếc mũ còn được in lên hoa văn hay hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu dành cho các bé nữa. Khiến chiếc mũ trở nên đẹp hơn rất nhiều. Lớp vỏ thứ hai ngay sau lớp nhựa là một lớp xốp để giảm lực va chạm tác động. Còn lớp vỏ trong cùng là lớp vải mềm nhằm để lớp da đầu không bị tổn thương và đội lên cũng êm ái, dễ chịu hơn.
Quai đeo thường khá dài và có thể được kéo dài hay rút ngắn tùy ý. Chiếc quai mũ cũng như chiếc khóa cặp sách của trẻ em vậy. Phần khoá cài được làm từ nhựa còn phần dây được đan từ những sợi tổng hợp. Cách sử dụng mũ cũng vô cùng đơn giản. Chỉ cần đội mũ lên và cài quai là được. Nếu quai dài thì có thể chỉnh cho ngắn lại và nếu quai ngắn cũng có thể chỉnh cho dài ra sao cho vừa.
Mũ bảo hiểm giúp bảo vệ phần đầu của chúng ta. Như tất cả đều biết thì phần đầu là phần cơ quan trọng yếu rất dễ bị tổn thương. Với lớp vỏ cứng, mũ giúp giảm sự va đập mạnh của các đồ vật hay do ngã xuống đường, từ đó làm giảm nguy cơ bị tai nạn vùng đầu, chấn thương sọ não.
Từ ngày sử dụng mũ bảo hiểm thì tỉ lệ tử vong do bị tổn thương vùng đầu cũng đã giảm đi đáng kể. Đồng thời, mũ bảo hiểm với kiểu dáng và màu sắc đa dạng cũng khá là hợp thời trang.
Mũ bảo hiểm chất lượng có giá thành cao hơn một chút nhưng lại bền và tốt hơn. Vì vậy hãy chọn loại mũ chất lượng để bảo vệ đầu của chúng ta thật tốt nhé!
Quảng cáo