[...]Cứ đến chủ đề về ơn nghĩa sinh thành thì ngập tràn hộp thư “Thay lời
muốn nói” sẽ là những câu xin lỗi ba mẹ từ các bạn trẻ. Là những lời xin lỗi được gửi
đến những bậc ba mẹ còn sống. Mà, nội dung của những lời xin lỗi cũng... na ná nhau,
kiểu như: “Con biết ba mẹ rất cực khổ vì con... Con biết con đã làm cho ba mẹ buồn
rất nhiều. Con xin lỗi ba mẹ”. Xin lỗi, nhưng mình hay gọi đây là “những lời xin lỗi
mang tính phong trào ”, và những áy náy ray rứt này là “những áy náy ray rứt theo
làn sóng”, mỗi khi có ai hay có chương trình nào gợi nhắc, thì các bạn mới sực nhớ ra.
Mà khổ cái, bản thân những lời xin lỗi ấy sợ rằng khó làm người được xin lỗi vui hơn,
bởi vì đâu đợi tới chính họ, ngay cả chúng mình là những người làm chương trình đây
cũng đều hiểu rằng, có lẽ chỉ vài ngày sau chương trình, cùng với nhịp sống ngày
càng nhanh ngày càng vội, cùng với lịch đi học, đi làm, đi giải trí sau giờ học, giờ
làm..., những lời xin lỗi ấy sợ rằng sẽ sớm được vứt ra sau đầu; và những cảm giác áy
náy, ăn năn ấy sẽ sớm chìm sâu, chẳng còn mảy may gợn sóng. Cho đến khi... lại được
nhắc mà sực nhớ ra ở lần kể tiếp.Điều đó, đáng buồn là một sự thật ở một bộ phận
không nhỏ những người trẻ, bây giờ.
(Thương còn không hết..., ghét nhau chi, Lê Đỗ Quỳnh Hương, Nxb Trẻ, tr.31-32)
1.Chỉ ra những nghịch lí trong những lời xin lỗi của các bạn trẻđược nêu trong đoạn
trích. (0.5 điểm)
2.Tác giả thể hiện tâm trạng như thế nào trước thực trạng những lời xin lỗi phong trào
tràn ngập mỗi dịp làm về chủ đềơn nghĩa sinh thành? (0.5 điểm)
3.Theo anh/chị, nguyên nhân nào dẫn tới những lời xin lỗi mang tính phong trào và
những áy náy ray rứt theo làn sóng trong ứng xử của một bộ phận không nhỏ những
người trẻ ngày nay? (1.0 điểm)
4. Theo anh/chị, điều gì quan trọng nhất trong một lời xin lỗi? Vì sao? (1.0 điểm)
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)Từ thông điệp của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một
đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Giá trị của lời xin lỗi đúng cách.
Quảng cáo
1 câu trả lời 13924
1, Những nghịch lý được chỉ ra ở những lời xin lỗi của các bạn trẻ gửi tới bố mẹ đó là:
Nghịch lý 1: những lời xin lỗi được viết ra bằng phong trào, tạo nên làn sóng chứ không hoàn toàn xuất phát từ trái tim và cảm xúc chân thành
Nghịch lý 2: cảm xúc ăn năn đó chỉ ùa về khi được gợi nhắc và mấy hôm sau thì nhịp sống thường ngày lại làm con người quên đi nhanh chóng mà thôi
2, Tác giả thể hiện thái độ buồn phiền và có đôi chút bất lực của mình khi những lời xin lỗi đối với ba mẹ của các bạn trẻ dường như là một phong trào, làn sóng khi các bạn trẻ được gợi nhắc về chủ đề ơn nghĩa sinh thành
3, Theo em, nguyên nhân của việc những lời xin lỗi hóa thành phong trào và làn sóng như ngày nay đến từ việc mỗi người chưa thực sự ý thức được 100% ơn nghĩa sinh thái của cha mẹ của mình đối với mình. Vì cuộc sống của mỗi người là khác nhau, công ơn của cha mẹ đối với mỗi người cũng là khác nhau, chỉ khi ta cảm nhận được tình cảm của cha mẹ ta đối với ta khác biệt như thế nào thì ta sẽ luôn có được cảm xúc yêu thương bố mẹ theo cách của riêng mình thường trực. Còn khi mà ta luôn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố từ bên ngoài của gia đình khác thì dễ bị cuốn theo phong trào xin lỗi như vậy
4, Theo em, điều quan trọng nhất của một lời xin lỗi đó chính là thời điểm, hoàn cảnh nói lời xin lỗi đó và sự chân thành của người nói. Khi thời gian và địa điểm nói lời xin lỗi phù hợp thì người được xin lỗi sẽ cảm nhận được sự chân thành đến từ sự ăn năn thật sự của những lời xin lỗi đó.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
8 228960
-
1 64186
-
Hỏi từ APP VIETJACK2 56879
-
Hỏi từ APP VIETJACK11 46681
-
6 43407