Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu:
“ - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Người nhà Lý trưởng sấn sổ bước đến, hươ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chành hầu cận ông Lý yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt đắm ngồi lên lại nằm xuống, vừa run vừa rên :
- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù phải tội.
Chị Dậu vẫn chưa nguôi giận;
- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được... Người nhà lý trưởng hết cơn lặng cá, lóp ngóp bò dậy hắn chỉ vừa thở vừa chửi chị Dậu, không dám động đến thân thể chị nữa.”
(Theo Ngô Tất Tố)
Câu 1:
a. Nêu xuất xứ, nội dung đoạn trích?
b. Nêu tóm tắt đoạn trích?
Câu 2: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích?
Câu 3: Gọi tên các từ in đậm trong mỗi câu sau và nêu tác dụng của chúng.
a. - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
b. - U nó không được thế!
Câu 4: Xác định cấu tạo của câu văn sau và cho biết đó là kiểu câu nào? Ý nghĩa nội dung câu có quan hệ như thế nào?
“Hai người giằng co nhau du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau.”
Câu 5:
Cho câu văn: “Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn.”
a. Trong câu có dùng phép tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?
b. Hãy tìm thêm 5 thành ngữ có cách nói như “Nhanh như cắt”?
Câu 6:
Từ sự việc trong đoạn trích, hãy vận dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm viết bài văn kể lại sự việc bằng ngôi kể khác.
Quảng cáo
1 câu trả lời 10046
Câu 1:
a.Tắt đèn được viết vào năm 1937, vào năm này lụt lội xảy ra liên miên gây nên mất mùa đói kém, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, bế tắc đặc biệt là người nông dân. ... Lòng yêu nước, thương dân, tình cảm gắn bó với số phận người nông dân lao động vốn như một nội lực của ngòi bút Ngô Tất Tố.
b.Nội dung:Qua đoạn trích trên ta thấy chị Dậu là người yêu thương chồng hết mực và ghét cay ghét đắng những kẻ chỉ biết áp bức và bóc lột.
Câu 2:Qua đoạn trích trên ta có thể thấy được sự căm thù của chị Dậu dành cho bọn áp bức bóc lột.Chị là một con người dũng cảm dám làm mọi thứ để bảo vệ người thân của chị.Một người phụ nữ biết đứng lên đấu tranh đòi lại công lí và hết mực yêu thương chồng là chị.Người như chị ngày xưa thì hiếm mà có được một người can đảm dám đấu lại với quy luật xưa kia.
Câu 3:-"Ngay "là hành động thách thức⇒Thể sự thách thức của chị Dậu đối với cai lệ
-"Thế"là câu cầu khiến⇒Sự cầu khiến của anh Dậu ngay vợ mình lại
Câu 4:Câu này thuộc kiểu câu ghép
⇒Hai người// giằng co nhau du đẩy nhau, rồi ai nấy //đều buông gậy ra, áp vào vật nhau
CN1 VN1 CN2 VN2
Câu 5:-Phép so sánh
⇒Thấy được sự nhanh nhẹ của chị Dậu khi ra tay đánh
b.-"Nhanh như cắt"
-"Chậm như rùa
-"Nhanh như chớp"
-"Khỏe như trâu"
-"ăn như voi"
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
16329
-
1 10995
-
10646
-
9601
-
8649
-
7363