Quảng cáo
4 câu trả lời 956
Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống. Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cần bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần. Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con. Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở:
- Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?! Lạc Long Quân ân cần giải thích:
- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn. Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương. Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
người nông dân và con quỷ
xưa có một bác nông dân khôn ngoan ranh mãnh,mẹo vạt của bác thì không sao kể hết được .lí thú nhất là chuyện bác lừa được cả con quỷ
một hôm , trời sẫm tối, bác cày ruộng xong sửa soạn về nhà thì thấy ở trên ruộng của mình có một đống than hồng. bác lấy làm lạ lại đến gần thì thấy một con quỷ nhỏ đen xì ngồi trên lửa. ;bác bảo
-mày ngồi trên đống của đấy à?
quỷ bảo :
-đúng rồi ngồi trên đống của ,chú mày chưa từng nhìn thấy nhiều vàng bạc như thế đâu
bác nông dân nói :
-của cải trên đất của ta là thuộc về ta
quỷ đáp :
-ừ thì thuộc về chú mày nếu chú mày làm ruộng hai vụ , hoa lợi được bao nhiêu chịu chia cho ta một nửa .tiền thì ta có khối , ta chỉ thèm ít hoa lợi thôi
bác nông dân nhận lời bảo :
để sau này chia nhau khỏi lôi thôi ,mày sẽ lấy cái gì ở trên mạt đất,tao sẽ lấy cái gì mọc ở dưới
bài hơi dài nên chị trả lời 2 lần nhé
quỷ đồng ý : bác nông dân ra mưu trồng củ cải .đến mùa hái củ cải quỷ hiện lên để lấy phần hoa lợi của mình thì chỉ thấy lá úa vàng còn bác nông dân thì được bới củ thích lám .quỷ bảo:
thôi được chú mày đã lừa ta một chuyến,chuyến sau thì đừng có hòng cái gì mọc trên mạt đất thì chú mày lấy ,còn ta sẽ lấy cái gì mọc ở dưới
bác nông dân đáp
thế cũng được
đến mùa bác không trồng củ cải nữa mà gieo lúa .lúa chín bác ra đồng cát lúa gần sát gần sát đất .quỷ đến chỉ thấy có gốc rạ tức quá chui xuống vực .bác nông dân nói
ấy đối với cáo già thì phải cho một vố như thế
rồi bác đi lấy của
ĐỀ: Hãy kể lại một câu chuyện dân gian mà em biết bằng lời văn của em
"Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng
Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân!"
Khi nhắc đến bốn câu thơ của Tố Hữu, em nhớ đến câu chuyện vừa ý nghĩa, vừa thể hiện được ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước-Truyền thuyết Thánh Gióng. Em xin phép kể lại câu chuyện truyền thuyết này.
Đời vua Hùng Vương thứ sáu, có hai vợ chồng ông lão làm ăn hiền lành, phúc đức, gần gũi với nhân dân. Hai ông bà lão luôn ao ước có một người con. Một hôm nọ, bà lão ra đồng làm việc. Bỗng trong lúc làm việc thì bà nhìn thấy một vết chân to và lạ. Bà liền đặt chân lên ướm thử xem thua kém bao nhiêu. Không thể ngờ rằng khi về nhà bà thụ thai, bà mang thai đến mười hai tháng thì sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, tuấn tú. Hai vợ chồng rất mừng khi sinh ra được một đứa con, và đặt tên cho cậu là Gióng. Nhưng lạ thay, Gióng lên ba tuổi vẫn không biết nói, không biết cười, không biết đi, đặt đâu thì nằm đấy. Sự ra đời khì lạ, khác thường này của cậu bé Gióng đã có biểu hiện của một bậc anh hùng.
Lúc đấy, có giặc Ân xâm lược và bờ cõi của nước Việt Nam ta. Quân giặc rất đông và rất mạnh. Nhà vua rất lo lắng, hoang mang vì đất nước đang trong tình thế " ngàn cân treo sợi tóc". Ngài bèn mời sứ giả đi khắp mọi nơi để tìm người cứu nước. Sứ giả đến làng Gióng rao tin có giặc Ân xâm lược vào bờ cõi nước ta, cần người cứu nước. Nghe được tiếng rao của sứ giả, cậu bé Gióng cất tiếng nói đầu tiên: "Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con đi ạ!". Nghe được tiếng nói đầu tiên của Gióng, bà mẹ rất mừng, vội mời sứ giả vào nhà. Sứ giả vào, cậu bé bảo: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ đánh tan lũ giặc này." Sứ giả vừa ngạc nhiên, vừa mừng rỡ, vội vàng chạy về tâu với vua. Nhà vua mừng lắm, liền truyền thợ rèn ngày đêm làm gấp những vũ khí mà chú bé đã dặn. Những thứ Gióng dặn là những vũ khí hiện đại, cậu không chỉ giúp nước đánh giặc mà còn giúp đất nước phát triển. Đồng thời, ca ngợi được ý thức đánh giặc bảo vệ đất nước được đặt lên hàng đầu và cậu bé Gióng là hình ảnh đại diện cho tinh thần đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta.
Kì lạ hơn nữa,sau ngày gặp sứ giả, cậu lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặt thì căng đứt chỉ. Hai vợ chồng ông lão làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi Gióng. Nhờ bà con làng xóm góp gạo nuôi cậu bé. Họ vui lòng góp gạo nuôi cậu, vì ai cũng mong muốn chú giết giặc, cứu nước. Điều này đã thể hiện được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Quân giặc đã xâm lược đến tận núi Trâu. Tình hình đất nước bây giờ rất nguy hiểm, người người hoảng hốt. Đúng lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái thì biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, ngài thúc ngựa phi thẳng về phía chân núi Trâu. Ngài tiếp mặt với lũ giặc, đánh giết hết lớp này đến lớp khác. Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ nhanh trí nhổ bụi tre ven đường, tiếp tục đánh giặc. Hình ảnh cây tre xanh tươi đã gắng bó với dân tộc Việt Nam ta ngay từ buổi dầu dựng nước. Lũ giặc tan vỡ. Quân giặc giờ đây còn vài tên may mắn sống sót liền hấp tấp, giẫm đạp lên nhau để chạy trốn. Tráng sĩ đuổi theo đến tân chân núi Sóc. Đến ngọn núi này, một mình một ngựa, ngài thúc ngựa lên đỉnh núi. Tráng sĩ cởi giáp sắt bỏ lại, cùng ngựa từ từ bay về trời. Hình tượng vị tráng sĩ bất tử, đứa con của trời, ngài không đòi hỏi công danh.
Để nhớ ơn người tráng sĩ cứu nước khỏi giặc Ân xâm lược. Vua phong ngài là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà. Người ta có kể lại rằng, những bụi tre đằng ngà ở làng Gióng, huyện Gia Bình ngả màu vàng óng vì bị ngựa phun lửa, những vết chân ngựa to kia giờ là những ao hồ nước nối liên tiếp với nhau. Người dân ở lang Giosng còn nói khi ngựa thét ra lửa đã thiêu cháy một làng, từ đó gọi là làng Cháy- ngôi làng kế bên làng Phù Đổng ( làng Gióng).
Em rất thích đọc truyện truyền thuyết Thánh Gióng. Sau khi đọc xong câu chuyện em chợt nhớ lại ý nghĩa.Ca ngợi sự ý thức và bảo vệ đất nước, đồng thời cũng thể hiện được quan niệm và ước mơ của dân tộc Việt Nam ta ngay từ buổi đầu lịch sử vè người anh hùng cứu nước, chống ngoại xâm đều được thể hiện qua hình tượng Thánh Gióng. Qua ý nghĩa của câu chuyện truyền thuyết này, em rút ra bài học cho mình, phải làm những việc có ích cho xã hội, biết quan tâm đến sưc khỏe, luôn ăn uống điểu độ để có sức khỏe tốt như Gióng.
CHÚC BẠN HỌC TỐT!
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
53014
-
Hỏi từ APP VIETJACK43137
-
Hỏi từ APP VIETJACK41907
-
Hỏi từ APP VIETJACK37068