Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây:
A. Gây ngộ độc nước uống.
B. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng.
C. Làm hỏng các dung dịch pha chế, làm thực phẩm lâu chín và làm giảm mùi vị của thực phẩm.
D. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc đường ống dẫn nước.
Quảng cáo
1 câu trả lời 21375
Đáp án A
HD Nước cứng gây ra các tác hại sau:
• Gây trở ngại cho đời sống hằng ngày : làm cho xà phòng ít bọt, giảm khả năng tẩy rửa của nó; làm cho quần áo mau mục nát ...
• Nếu dùng nước cứng để nấu thức ăn, sẽ làm cho thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị
• Gây tác hại cho các ngành sản xuất : tạo các cặn trong nồi hơi, gây lãng phí nhiên liệu và không an toàn
→ Nước cứng không có tác hại gây ngộ độc nước uống → Ta chọn đáp án D
LỜI GIẢI KHÁC:
Nước cứng là loại nước tự nhiên chứa trên ba mili đương lượng gam cation canxi (Ca2+) và magie (Mg2+) trong một lít.
Nước chứa nhiều Mg2+ có vị đắng.
Tổng hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+ đặc trưng cho tính chất cứng của nước.
Nước cứng không được phép dùng trong nồi hơi vì khi đun sôi nước cứng thì canxi cacbonat (CaCO3) và magie cacbonat (MgCO3) sẽ kết tủa bám vào phía trong thành nồi hơi supde (nồi cất, ấm nước, bình đựng...) tạo thành một màng cặn cách nhiệt, làm giảm hệ số cấp nhiệt, có khi còn làm nổ nồi hơi.
Nước cứng cũng không dùng để pha chế thuốc vì có thể gây kết tủa làm thay đổi thành phần của thuốc.
Khi dùng nước cứng nấu làm rau, thịt khó chín; làm mất vị của nước chè.
Giặt bằng nước cứng tốn xà phòng do Ca2+ làm kết tủa gốc axit trong xà phòng và làm xà phòng không lên bọt.
Quảng cáo