BÂY GIỜ BẠN Ở ĐÂU?
Đó là một buổi học bình thường gần cuối năm học lớp Tám.
Vừa bước chân vào lớp, tôi cảm thấy ngay một không khí khác thường bao trùm đến cả hơi thở.
[...]
trai. – Nhân vật chính đã đến! – Tiếng thằng Đinh, một trong những miệng lưỡi ác nhất đám con
Tôi nhét cặp vào hộp bàn, ngẩng lên chợt bắt gặp nhiều đôi mắt đang đổ dồn về phía mình. Tôi
lập tức hiểu rằng “nhân vật chính” chẳng phải ai khác, cũng lập tức nghĩ xem mình có làm điều gì
khiến mấy chục cặp mắt phải có cái nhìn khác thường kia. [...]...
Cô giáo vừa ra khỏi lớp, thằng Đinh lại oang oang: – E hèm, bọn mày chú ý này, xem có hay như tiểu thuyết không nhé. Nàng có hai bím tóc xinh
xinh như hai quả đào, vầng trán sao mà tinh khiết, thông minh, riêng đôi mắt thì lại buồn buồn thế nào
ấy...
Mấy đứa con trai to mồm cười lên hô hố. Có vài đứa con gái cũng khúc khích cười theo.
Bấy giờ cái Thuỷ ngồi cạnh tôi mới thì thào vào vai tôi: – Bọn nó đang đọc nhật kí của thằng Bình viết về mày đấy! Chả biết thằng Bình để quên sổ thế
nào mà thằng Lượng trọ cùng nhà lại vớ được. [...]
Những ngày sau đó thật khủng khiếp đối với tôi. Tin về cuốn nhật kí của thằng Bình lan nhanh
như gió từ lớp tôi ra khắp trường. [...]
Tôi bắt đầu thấy căm ghét thằng Bình. Nó chính là kẻ đã gây ra tai hoạ cho tôi – còn ai vào đây
nữa! [...]
Chuyện cuốn nhật kí của Bình rồi cũng lùi vào quên lãng, nếu không có một hôm, vào năm thứ
tư của tôi ở trường đại học, Đinh đột ngột xuất hiện. Chỉ tiếc là hôm Đinh đến tôi lại đi vắng. Lúc về,
người ta chuyển cho tôi một gói quà nhỏ. Kẹp bên ngoài gói quà là lá thư ngắn Đinh gửi lại: “Tâm!
Tìm mãi mới thấy Tâm. Mình vừa ra Bắc được ít tháng nay. Mình đã gặp Bình ở trong ấy và đã hứa
chuyển tận tay Tâm “món quà” của Bình. Hãy coi đây là việc làm chuộc cái lỗi ngày xưa của mình với
hai bạn. Bình nhắn “Một lần nữa xin lỗi Tâm!” đấy. Hẹn gặp lại”.
Tôi đã quên chuyện cũ từ lâu, giờ cầm cuốn sổ bìa nâu sậm, nỗi ám ảnh kinh hoàng xưa chợt
trở về. Lại nhớ lần chuyện trò duy nhất giữa tôi và Bình hồi đó. [...] – Mình xin lỗi Tâm! Nhưng mình thề là trong cuốn sổ ấy không hề có một điều gì xúc phạm
Tâm. Nếu Tâm muốn, mình sẽ đưa Tâm xem...
Tôi, với nỗi uất ức dồn nén bao nhiêu ngày, bởi bao nhiêu người (mà mãi sau này tôi mới hiểu
không hề có Bình trong số họ) bỗng hét lên: – Đi đi, tớ không muốn nghe nữa! Không bao giờ tớ thèm đọc cuốn sổ của cậu đâu mà đưa!
Hè năm đó, gia đình Bình chuyển đi nơi khác. Tôi thật nhẹ cả người khi được bọn bạn thông
báo tin ấy, hôm khai giảng năm học mới.
Thời buổi chiến tranh. Mỗi đứa mỗi nơi, ngay cả bạn bè cùng học với tôi đến hết cấp ba giờ
nhiều đứa không liên lạc được gì với nhau huống chi Bình. [...]
Chữ Bình cứng cáp và phóng khoáng, rất dễ đọc. Đầy cuốn sổ là những trang nhật kí của một
cậu học trò đang lớn, được giáo dục cẩn thận, quan tâm đến nhiều vấn đề ở xung quanh, giàu tình
thương và trách nhiệm. Dành cho cô bé Tâm lớp 8A dạo đó là một số trang rải rác, bắt đầu như thế
này. “Hôm nay mình nhận nhiệm vụ hộ tống mẹ đi chợ Tết. Chợ tỉnh có khác, đông quá, khác hẳn cái
chợ huyện ngoài quê mình. Qua dãy hàng rau, mình chợt nhìn thấy một gương mặt quen (tuy rằng chưa
quen lắm, vì mình mới đi học ở trường mấy buổi). Thì ra đó là một bạn gái cùng lớp mình, ngồi cạnh
cửa sổ, ngay trước bàn mình. Đúng rồi, hai bím tóc như hai quả đào, gương mặt bầu bầu hiền hậu và
đôi mắt buồn buồn mà mình chú ý ngay buổi đầu đến lớp. Tên bạn ấy là Tâm thì phải. Bữa nay Tâm
mặc cái áo cánh gụ vá một miếng ở vai, nhìn lạ hẳn so với khi đi học. Không hiểu vì sao, nhìn bạn ấy
ngồi bán rau giữa những người bán rau tiều tụy khác, mình thấy thương Tâm quá. Chắc là nhà Tâm
nghèo lắm. Mình thì quá sướng. Chỉ có cái việc nấu bữa cơm chiều mà cũng không xong…”
Trở đi trở lại các trang nhật kí của Bình là nỗi day dứt về hoàn cảnh sống của gia đình tôi
(không hiểu Bình biết được bằng cách nào?). Tôi càng đọc càng bồi hồi vì tấm lòng bạn. Lũ bạn lớp
tôi hồi ấy quá vô tư, hầu như không đứa nào để ý đến gánh rau tôi đi bán hằng ngày. Duy chỉ có Bình – Bình ơi!
Thế mà Bình đã hi sinh dạo mùa xuân năm 1975, không cho tôi có được một lần gặp lại và xin
lỗi. Cuốn sổ của Bình sẽ theo tôi đến hết đời....
Chú thích:
(*Trần Thiên Hương, Bây giờ bạn ở đâu? in trong Tuyển
tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi, tập 5,
Trần Hoài Dương tuyển chọn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí
Minh, tr. 69 – 76)
* Nhà văn Trần Thiên Hương sinh năm 1967 tại Quảng Nam, tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường
Đại học Sư phạm Huế năm 1989. Bài là hội viên Hội nhà văn thành phố Đà Nẵng. Bà viết nhiều tác
phẩm cho thiếu nhi với lối viết đơn giản, tự nhiên; lối văn mộc mạc như thứ quà bánh tẻ, mát mà
lành; như một ngụm nước mưa hay một cơn gió nam sau lưng…
Câu 1. Xác định ngôi kể, người kể chuyện của văn bản.
Câu 2. Trong văn bản, các nhân vật Đinh, Bình, Tâm xin lỗi nhau vì điều gì?
Câu 3. Xác định kiểu câu theo mục đích giao tiếp của câu in đậm trong văn bản.
Xác định thành phần biệt lập có trong câu văn sau:
Trở đi trở lại các trang nhật kí của Bình là nỗi day dứt về hoàn cảnh sống của gia đình tôi
(không hiểu Bình biết được bằng cách nào?). Tôi càng đọc càng bồi hồi vì tấm lòng bạn.
Câu 4. Trong câu chuyện, nhân vật Tâm chuyển từ “căm ghét”, “uất ức dồn nén” đến cảm động và
muốn được một lần gặp lại để xin lỗi Bình sau khi đọc cuốn nhật kí. Điều đó giúp em nhận ra
những vẻ đẹp nào của nhân vật Bình?
Câu 5. Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học ý nghĩa nào cho bản thân?
Quảng cáo
2 câu trả lời 208
Câu 1. Xác định ngôi kể, người kể chuyện của văn bản.
Ngôi kể của văn bản là ngôi thứ nhất. Người kể chuyện là nhân vật Tâm, vì tất cả các sự kiện, cảm xúc, và suy nghĩ đều được kể từ góc nhìn và trải nghiệm của nhân vật này.
Câu 2. Trong văn bản, các nhân vật Đinh, Bình, Tâm xin lỗi nhau vì điều gì?
Đinh xin lỗi Tâm vì đã từng là người đã khiến cô cảm thấy đau khổ và xấu hổ về cuốn nhật ký của Bình.
Bình xin lỗi Tâm vì đã vô tình để lộ những suy nghĩ, cảm xúc của mình qua cuốn nhật ký mà không lường trước được tác động của nó. Bình cũng không thể trực tiếp xin lỗi Tâm vì đã hy sinh trong chiến tranh.
Tâm không trực tiếp xin lỗi, nhưng khi cô đọc lại cuốn nhật ký, cô cảm thấy xót xa và nhận ra tình cảm thật sự của Bình đối với mình, và từ đó cảm thấy muốn gặp lại Bình để xin lỗi về sự hiểu lầm trước đây.
Câu 3. Xác định kiểu câu theo mục đích giao tiếp của câu in đậm trong văn bản.
Câu in đậm: "Tâm! Tìm mãi mới thấy Tâm. Mình vừa ra Bắc được ít tháng nay. Mình đã gặp Bình ở trong ấy và đã hứa chuyển tận tay Tâm “món quà” của Bình. Hãy coi đây là việc làm chuộc cái lỗi ngày xưa của mình với hai bạn. Bình nhắn “Một lần nữa xin lỗi Tâm!” đấy. Hẹn gặp lại."
Đây là một câu cầu khiến (gửi lời nhắn nhủ, yêu cầu hành động) và câu tường thuật (trình bày nội dung thông báo về "món quà" và lời xin lỗi của Bình).
Thành phần biệt lập trong câu: “(Tâm!)” là chủ ngữ biệt lập, được dùng để gọi tên người và nhấn mạnh, tạo sự chú ý.
Câu 4. Trong câu chuyện, nhân vật Tâm chuyển từ “căm ghét”, “uất ức dồn nén” đến cảm động và muốn được một lần gặp lại để xin lỗi Bình sau khi đọc cuốn nhật kí. Điều đó giúp em nhận ra những vẻ đẹp nào của nhân vật Bình?
Sau khi đọc cuốn nhật ký, Tâm dần hiểu ra rằng Bình không phải là người xấu, mà là người rất tốt bụng và đầy tình cảm. Nhân vật Bình hiện lên với tấm lòng nhân ái, chân thành, và hiếu thảo. Dù Bình không trực tiếp bày tỏ cảm xúc với Tâm, qua cuốn nhật ký, Bình đã thể hiện sự quan tâm đến hoàn cảnh sống của gia đình Tâm, đặc biệt là sự đồng cảm với những khó khăn mà Tâm phải đối mặt. Bình đã thực sự tình cảm, tử tế, và trách nhiệm với những người xung quanh.
Câu 5. Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học ý nghĩa nào cho bản thân?
Qua câu chuyện này, em rút ra bài học về sự cảm thông, không phán xét vội vàng và quan tâm đến người khác một cách chân thành. Câu chuyện nhắc nhở em rằng đôi khi, những hiểu lầm và sự thù hận chỉ xuất phát từ sự thiếu thông tin và hiểu biết. Do đó, chúng ta nên lắng nghe, tìm hiểu kỹ càng trước khi đưa ra đánh giá, và luôn giữ một tấm lòng nhân ái, không dễ dàng bỏ qua những cơ hội để xây dựng lại mối quan hệ.
Câu 1: Ngôi kể của văn bản là ngôi thứ nhất, người kể chuyện là nhân vật Tâm, người đã trải qua những sự kiện trong câu chuyện và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của mình.
Câu 2: Trong văn bản, nhân vật Đinh xin lỗi Tâm vì đã làm cho Tâm cảm thấy xấu hổ và tổn thương do việc công bố cuốn nhật ký của Bình. Bình xin lỗi Tâm vì những gì đã xảy ra liên quan đến cuốn nhật ký của mình, mặc dù trong đó không có điều gì xúc phạm Tâm.
Câu 3: Câu in đậm "Đi đi, tớ không muốn nghe nữa! Không bao giờ tớ thèm đọc cuốn sổ của cậu đâu mà đưa!" thuộc kiểu câu nghi vấn, vì nó thể hiện sự từ chối và cảm xúc mạnh mẽ của nhân vật Tâm. Thành phần biệt lập có trong câu văn "Trở đi trở lại các trang nhật kí của Bình là nỗi day dứt về hoàn cảnh sống của gia đình tôi (không hiểu Bình biết được bằng cách nào?)" là cụm từ "không hiểu Bình biết được bằng cách nào," được đặt trong dấu ngoặc đơn và có chức năng giải thích thêm cho câu chính.
Câu 4: Tâm chuyển từ "căm ghét" và "uất ức dồn nén" sang cảm động và muốn gặp lại Bình cho thấy vẻ đẹp của nhân vật Bình là sự nhạy cảm, lòng tốt và tấm lòng trắc ẩn. Bình không chỉ là một người bạn chân thành mà còn thể hiện sự quan tâm đến hoàn cảnh khó khăn của Tâm, cho thấy một tâm hồn đẹp và sự trách nhiệm với bạn bè.
Câu 5: Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học ý nghĩa rằng sự hiểu biết và đồng cảm với người khác là rất quan trọng. Đôi khi, những hành động không cố ý có thể gây tổn thương cho người khác. Việc lắng nghe và thông cảm với cảm xúc của người khác có thể giúp xoa dịu những hiểu lầm và xây dựng lại tình bạn.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
240568
-
72197
-
Hỏi từ APP VIETJACK50057
-
44695