Quảng cáo
3 câu trả lời 79
viết về j?..
Đố các bạn biết nhà bác học nào từng bị thầy giáo từ chối vào lớp với lý do cậu bị thiểu năng trí tuệ? Đó chính là nhà bác học lừng danh thế giới Thomas Edison. Ngày nay chúng ta nhắc về ông như một nhà phát minh lỗi lạc, một biểu tượng của trí tuệ và thành công. Thế nhưng tuổi thơ của ông lại gắn liền với một chuỗi những thất bại. Các giáo viên trong trường ruồng bỏ và coi Edison là đứa trẻ đần độn “không thể dạy dỗ được”; cha của ông thì cho rằng Edison có vấn đề về thần kinh và chậm phát triển, mãi tới 4 tuổi mới bắt đầu biết nói; bác sĩ gia đình thì e ngại rằng trí não của Edison bị tổn hại từ thuở lọt lòng; bản thân ông cũng là đứa trẻ yếu ớt và hay đau ốm, đến mức người ta lo sợ rằng Edison sẽ không thể sống tới tuổi trưởng thành… Nhưng rất may mắn là Edison lại có một người mẹ thật tuyệt vời, chính bà ấy đã đánh thức dậy con người tài năng với những niềm đam mê đến cuồng nhiệt của edison
Nhà bác học lừng danh ấy là một trong những tấm gương sáng ngời cho những người đang theo đuổi ước mơ và đam mê của cuộc đời mình. Ông là một minh chứng rất xác thực, rất thực tế cho câu nói: Theo đuổi đam mê, thành công sẽ chạy theo bạn. Các bạn nghĩ gì về thầy Thomas Edison nhỉ? Một cậu học trò từng bị thầy giáo đuổi học và kết luận rằng cậu bị đần độn, bị thiểu năng trí tuệ, rằng không thể nào đào tạo, dạy dỗ được. Nhưng điều gì đã làm nên một Thomas Edison vĩ đại của nền văn minh nhân loại với hàng loạt những phát minh tiên tiến, hiện đại? Đó chính là niềm đam mê. Bởi đam mê, nên ông chẳng ngại ngần khi bị thầy giáo đuổi, khi phải nghỉ học và ở nhà học với mẹ. Nhiều người nói rằng, chính mẹ ông là người đã làm nên một Thomas Edison lẫy lừng cho nhân loại.
Tôi không phủ nhận điều đó, nhưng mặt khác, nếu không vì niềm đam mê của bản thân, liệu rằng Edison có chịu tiếp thu và nghiên cứu những gì mà mẹ ông gợi ý? Và liệu rằng ông có nản chí rất rất nhiều lần thất bại? Khi mẹ qua đời, ông vẫn tiếp tục mọi việc với niềm đam mê của mình. Nếu không có đam mê, chắc chắn ông sẽ chuyển hướng sang một công việc khác, hoặc ông vẫn làm nhưng sẽ không có những phát minh hiện đại, tiên tiến cho nhân loại sử dụng đến tận bây giờ. Một trong số đó chính là chiếc đèn điện – một vật dụng không thể thiếu trong mọi gia đình. Ngày 31/12/1879, một chuyến xe lửa đặc biệt đã xuôi ngược New York – Menlo Park, mang theo hơn 3,000 người hiếu kỳ gồm cả các nhà khoa học, các giáo sư, các nhân viên chính quyền cũng như các nhà kinh tài tới quan sát tận mắt chiếc đèn điện. Đêm hôm đó cả vùng Menlo Park tràn ngập trong ánh sáng chan hòa của một thứ đèn mới. Sự thành công ấy đã trải qua biết bao nhiêu lần thất bại. Nhưng Edison không cho rằng đó là thất bại, mà đó là những bài học vô cùng quý giá để đưa ông đến gần với thành công hơn.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
11 46210
-
Hỏi từ APP VIETJACK4 45965
-
6 30775