Sách bài tập Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

Với giải sách bài tập Lịch sử 7 Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400) sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch sử 7 Bài 16.

2878


Giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400) - Chân trời sáng tạo

Giải SBT Lịch sử 7 trang 49

Bài tập 1 trang 49 SBT Lịch sử 7: Hãy sắp xếp các sự kiện theo đúng trật tự thời gian vào sơ đồ sau.

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400) - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Sắp xếp:

1 – (E) Từu cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu

2 – (B) Nhà Lý phải dựa vào thế lực của họ Trần trong triều để duy trì quyền lực

3 – (A) Lý Huệ Tông truyền ngôi cho Công chúa Phật Kim (Lý Chiêu Hoàng), xuất gia đi tu

4 – (C) Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh

5 – (D) Thời đại nhà Trần bắt đầu

Bài tập 2 trang 49 SBT Lịch sử 7: Hoàn thành sơ đồ dưới đây về quân đội thời Trần.

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400) - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Chính sách: ngụ binh ư nông

- Cchur trương: binh lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông

- Gồm có các bộ phận:

+ Quân triều đình

+ Quân các lộ, phủ

+ Quân biên ải

+ Dân binh ở các làng xã.

Bài tập 3 trang 49 SBT Lịch sử 7: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ¨ trước các dữ kiện cho phù hợp.

¨ Pháp luật thời Trần đề cao sự nghiêm minh. Nhà nước ban hành bộ Quốc triều hình luật, các cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện.

¨ Nhà Trần khuyến khích khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích canh tác, đào sông ngòi, đắp đê phòng lụt, đặt các chức quan chuyên lo về nông nghiệp và thuỷ lợi.

¨ Thăng Long là trung tâm sản xuất và buôn bán lớn nhất nước ta, có 36 phường sản xuất.

¨ Cả nước được chia thành 24 lộ, phủ. Đơn vị hành chính ở địa phương phổ biến là tổng.

¨ Thuyền buôn ngoại quốc thường xuyên đến buôn bán ở các cảng như Vân Đồn, Hội Thống, Hội Triều,...

¨ Chu Văn An đỗ Thái học sinh và được vua Trần Minh Tông mời ra làm quan và dạy học tại Quốc Tử Giám.

¨ Năm 1248, vua Trần cho đắp để từ đầu nguồn đến cửa biển dọc các con sông lớn, gọi là đề Cơ Xá.

¨ Tướng sĩ và địa chủ được ban thái ấp và cấp bổng lộc.

¨ Năm 1258, Quốc Tử Giám được mở rộng và thu nhận cả con cái thường dân vào học. Trường tư cũng được mở nhiều ở làng xã.

Trả lời:

[ Đ ] Pháp luật thời Trần đề cao sự nghiêm minh. Nhà nước ban hành bộ Quốc triều hình luật, các cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện.

[ Đ ] Nhà Trần khuyến khích khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích canh tác, đào sông ngòi, đắp đê phòng lụt, đặt các chức quan chuyên lo về nông nghiệp và thuỷ lợi.

[ S ] Thăng Long là trung tâm sản xuất và buôn bán lớn nhất nước ta, có 36 phường sản xuất.

[ S ] Cả nước được chia thành 24 lộ, phủ. Đơn vị hành chính ở địa phương phổ biến là tổng.

[ Đ ] Thuyền buôn ngoại quốc thường xuyên đến buôn bán ở các cảng như Vân Đồn, Hội Thống, Hội Triều,...

[ Đ ] Chu Văn An đỗ Thái học sinh và được vua Trần Minh Tông mời ra làm quan và dạy học tại Quốc Tử Giám.

[ Đ ] Năm 1248, vua Trần cho đắp để từ đầu nguồn đến cửa biển dọc các con sông lớn, gọi là đề Cơ Xá.

[ S ] Tướng sĩ và địa chủ được ban thái ấp và cấp bổng lộc.

[ S ] Năm 1258, Quốc Tử Giám được mở rộng và thu nhận cả con cái thường dân vào học. Trường tư cũng được mở nhiều ở làng xã.

Giải SBT Lịch sử 7 trang 50

Bài tập 4 trang 50 SBT Lịch sử 7: Sưu tầm và ghi tên các công trình, tác phẩm tiêu biểu của các danh nhân thời Trần.

STT

Danh nhân thời Trần

Các công trình, tác phẩm tiêu biểu

1

Lê Văn Hưu

………………………………………………………..

2

Trần Quốc Tuấn

………………………………………………………..

………………………………………………………..

3

Hồ Tông Thốc

………………………………………………………..

………………………………………………………..

4

Trương Hán Siêu

………………………………………………………..

………………………………………………………..

5

Trần Quang Khải

………………………………………………………..

………………………………………………………..

6

Trần Nhân Tông

………………………………………………………..

………………………………………………………..

7

Chu Văn An

………………………………………………………..

………………………………………………………..

Trả lời:

STT

Danh nhân thời Trần

Các công trình, tác phẩm tiêu biểu

1

Lê Văn Hưu

Đại Việt sử kí,…

2

Trần Quốc Tuấn

Hịch tướng sĩ; Vạn Kiếp tông bí truyền thư; Binh thư yếu lược,…

3

Hồ Tông Thốc

Việt sử cương mục,…

4

Trương Hán Siêu

Bạch Đằng giang phú,…

5

Trần Quang Khải

Tụng giá hoàn kinh sư,…

6

Trần Nhân Tông

Thiên Trường vãn vọng,…

7

Chu Văn An

Thất trảm sớ,…

Giải SBT Lịch sử 7 trang 51

Bài tập 5 trang 51 SBT Lịch sử 7: Dựa vào đoạn tư liệu dưới đây và trả lời các câu hỏi:

“Những người đỗ đạt được bổ vào các chức ở viện Hàn lâm, các cơ quan hành khiển, sung vào các phái bộ sứ thần hay tiếp sứ Trung Quốc. Dần dần họ trở thành một bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà nước, đặc biệt ở thời Trần. Nhiều người trong số đó đã đóng góp quan trọng vào công cuộc ngoại giao cũng như chính trị, như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh, Lê Quát,...

Trong nhân dân, Nho học cũng từng bước phát triển. Ban đầu, các nhà chùa là nơi dạy học chữ nho, các sách kinh sử. Về sau, nhiều nhà nho, nhiều Thái học sinh (học vị tương đương với Tiến sĩ) không làm quan, ở nhà dạy học. Một trong những người thầy giáo xuất sắc hồi ấy là Chu (Văn) An”.

(Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam,  tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001, trang 265)

1. Bộ phận nào đóng vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước thời Trần?

2. Họ đã đảm nhận những công việc gì trong hệ thống chính trị?

3. Những nhân vật đỗ đạt tiêu biểu thời Trần được nhắc đến gồm những ai?

4. Những ai đã thay thế dần vị trí “người thầy" của các nhà sư ở các nhà chùa?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: những người đỗ đạt trong các khoa thi là bộ phận nào đóng vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước thời Trần

Yêu cầu số 2: Họ đảm nhận các chức ở viện Hàn lâm, các cơ quan hành khiển, hoặc sung vào các phái bộ sứ thần hay tiếp sứ Trung Quốc

Yêu cầu số 3: Những nhân vật tiêu biểu là: Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, Chu Văn An…

Yêu cầu số 4: Nho sĩ là những người đã thay thế dần vị trí “người thầy" của các nhà sư ở các nhà chùa

Bài tập 6 trang 51 SBT Lịch sử 7: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

Câu 1: Điểm độc đáo trong bộ máy nhà nước thời Trần là

A. các vua lên ngôi khi còn nhỏ tuổi.

B. các chức vụ quan trọng trong triều đều do những người đỗ đạt nắm giữ.

C. các vua Trần thường nhường ngôi sớm, xưng là Thái thượng hoàng, hỗ trợ vua (con) trị nước.

D. nhiều cơ quan và chức quan mới được lập ra.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 2: Chủ trương “binh lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông” có nghĩa là

A. quan trọng là số lượng binh lính, không quan trọng chất lượng.

B. quan trọng chất lượng binh lính, không quan trọng số lượng.

C. cả chất lượng và số lượng binh lính đều quan trọng.

D. không xem trọng chất lượng và số lượng.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 3: “Tướng võ quan hầu đều biết chữ/ Thợ thuyền, thư lại cũng hay thơ” là nhận xét của ai khi nói về tình hình văn hoá nước ta thời Trần?

A. Trần Quốc Tuấn

B. Chu Văn An.

C. Phạm Ngũ Lão

D. Trần Nguyên Đán.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 4: Câu nói “Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác” là câu trả lời của Trần Thủ Độ với vị vua Trần nào?

A. Trần Thái Tông

B. Trần Thánh Tông

C. Trần Nhân Tông

D. Trần Anh Tông

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Giải SBT Lịch sử 7 trang 52

Bài tập 7 trang 52 SBT Lịch sử 7: Hãy hoàn thành thẻ nhớ về vua Trần Nhân Tông.

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400) - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Tên nhân vật: Trần Nhân Tông

- Năm sinh – năm mất: 1258 - 1308

- Công lao của Trần Nhân Tông:

+ Lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.

+ Sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

- Điều em học tập được từ Trần Nhân Tông: lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo.

Bài viết liên quan

2878