Top 50 trắc nghiệm Hoá học lớp 12 Bài 32 (có đáp án)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Hóa học lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Hóa học 12
Bài 1: Ion nào sau đây tác dụng với ion Fe2+ tạo thành Fe3+ ?
A. Cu2+
B. Ag+
C. Al3+
D. Zn2+
Đáp án: B
Bài 2: Cho 5,8 gam FeCO3 tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch X và hỗn hợp khí gồm CO2, NO. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch X được dung dịch Y, dung dịch Y hòa tan tối đa m gam Cu, sinh ra sản phẩm khử NO duy nhất. Giá trị của m là:
A. 9,6
B. 11,2
C. 14,4
D. 16
Đáp án: D
mCu = (0,025 + 0,225).64 = 16 gam
Bài 3: Đốt 5,6 gam Fe trong V lít khí Cl2 (đktc), thu được hỗn hợp X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 39,5 gam kết tủa. giá trị của V là:
A. 3,36
B. 2,24
C. 2,80
D. 1,68
Đáp án: B
0,1 mol Fe + a mol Cl2 → hh X → dd Fe(NO3)3 + (Ag, AgCl)
bảo toàn e: 2a + b = 0,3 (1)
khối lượng kết tủa: 143,5.2a + 108b = 39,5 (2)
giải hệ (1) và (2) ta được a = 0,1; b = 0,1
V = 0,1.22,4 = 2,24 lít
Bài 4: Hoà tan hoàn toàn m (g) FexOy bằng dd H2SO4 đặc nóng thu được 2,24lit SO2 (đktc). Phần dd chứa 120(g) một loại muối sắt duy nhất. Công thức oxit sắt và khối lượng m là:
A. Fe3O4; m = 23,2(g).
B. FeO, m = 32(g).
C. FeO; m = 7,2(g).
D. Fe3O4; m = 46,4(g)
Đáp án: D
xFe2y/x + → xFe3+ + (3x – 2y)e
S6+ + 2e (0,2) → S4+ (0,1 mol)
nmuối = nFe2(SO4)3 = 0,3 mol ⇒ nFe2y/x + = 0,6 mol
Bảo toàn e: [0,6.(3x - 2y)]/2 = 0,2 ⇒ x : y = 3 : 4 ⇒ nFe3O4 = 0,2 ⇒ m = 0,2. 232 = 46,4g
Bài 5: Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp FeO , Fe2O3 và Fe3O4 cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M , thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3 gam chất rắn. Tính V ?
A. 87,5ml
B. 125ml
C. 62,5ml
D. 175ml
Đáp án: A
FeO, Fe2O3, Fe3O4 -+HCl→ FeCl2, FeCl3 -+NaOH, toC Fe2O3
Coi hỗn hợp ban đầu gồm Fe, O.
nFe = 2nFe2O3 = 0,0375 mol
⇒ nO = (28 - 0,0375. 56) / 16 = 0,04375
Bảo toàn nguyên tố O → nH2O = nO = 0,04375
Bảo toàn nguyên tố H: nHCl = 2nH2O = 0,0875 mol → V = 87,5 ml.
Bài 6: Hòa tan hoàn toàn x mol CuFeS2 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư) sinh ra y mol NO2 (sảm phẩm khử duy nhất). Liên hệ đúng giữa x và y là:
A. y = 17x
B. x = 15y
C. x = 17y
D. y = 15x
Đáp án: A
x mol CuFeS2 + HNO3 đặc, nóng → y mol NO2
Ta có các quá trình nhường, nhận electron:
CuFeS2 → Cu+2 + Fe+3 + 2S+6 + 17e
N+5 + 1e → N+4
Bảo toàn e ta có: 17x = y
Bài 7: Cho hỗn hợp gồm 2,8g Fe và 3,2g Cu vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch A, V lit khí NO2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất) và còn dư 1,6g kim loại. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch A và giá trị của V là:
A. 10,6g và 2,24 lit.
B. 14,58g và 3,36 lit
C. 16.80g và 4,48 lit.
D. 13,7g và 3,36 lit
Đáp án: D
Dư 1,6g kim loại ⇒ mCu dư = 1,6g; ddA gồm: Fe(NO3)2; Cu(NO3)2
Bảo toàn electron → nNO2 = 2nFe + 2nCu pư = 2. 0,05 + 2. 0,025 = 0,15 mol → V = 3,36 lit
mmuối = 0,05. 180 + 0,025. 188 = 13,7 gam.
Bài 8: Hòa tan hết 4 gam hỗn hợp A gồm Fe và 1 oxit sắt trong dung dịch axit HCl (dư) thu được dung dịch X. Sục khí Cl2 cho đến dư vào X thu được dung dịch Y chứa 9,75 gam muối tan. Nếu cho 4 gam A tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được V lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Tính V ?
A. 0,896
B. 0,726
C. 0,747
D. 1,120
Đáp án: C
nFeCl3 = 9,75 : 162,5 = 0,06 mol
Coi A có Fe và O
nFe = nFeCl3 = 0,06 mol ⇒ nO = (4 – 0,06. 56)/16 = 0,04 mol
Bảo toàn e: 3nNO = 3nFe - 2nO ⇒ nNO = 0,33 ⇒ V = 0,747
Bài 9: Dung dịch A gồm 0,4 mol HCl và 0,05 mol Cu(NO3)2. Cho m gam bột Fe vào dung dịch, khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn X gồm hai kim loại có khối lượng 0,8m gam. Giả sử sản phẩm khử HNO3 duy nhất chỉ có NO. Giá trị của m bằng:
A. 20 gam
B. 30 gam
C. 40 gam
D. 60 gam
Đáp án: C
Sau phản ứng thu được hỗn hợp gồm 2 kim loại Fe, Cu ⇒ H+ và NO3-, Cu2+ hết.
Dung dịch chỉ chứa FeCl2: 0,2 mol (bảo toàn Cl- = 0,4mol), Cu: 0,05 mol
⇒ mFe pư = 0,2. 56 = 11,2 gam
→ 0,8m gam kim loại gồm Fe dư: m - 11,2 (gam) và Cu: 0,05. 64 = 3,2 gam
→ 0,8m = 3,2 + m - 0,2.56 → m = 40 gam.
Bài 10: Hòa tan hết m gam Fe bằng 400ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 26,44 gam chất tan và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:
A. 7,84
B. 6,12
C. 5,60
D. 12,24
Đáp án: A
nHNO3 = 0,4 mol ⇒ mHNO3 = 0,4.63 = 25,2 gam
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O (1)
Phản ứng (1) xảy ra, khối lượng chất tan giảm đi, mà theo đề bài, khối lượng chất tan là 26,44 gam > 25,2 gam nên xảy ra phản ứng hoà tan Fe dư
2Fe3+ + Fe → 3Fe2+ (2)
⇒ phản ứng (1) xảy ra hoàn toàn,
⇒ mFe(1) = 5,6 gam ⇒ mFe(2) = 26,44 – 0,1.242 = 2,24 gam
mFe = 5,6 + 2,24 = 7,84 gam
Bài 11: Chất nào sau đây khí phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nóng sẽ không sinh ra khí ?
A. FeO
B. Fe3O4
C. Fe2O3
D. Fe(OH)2
Đáp án: C
Bài 12: Cách nào sau đây có thể dùng để điều chế FeO ?
A. Dùng CO khử Fe2O3 ở 500°C.
B. Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí.
C. Nhiệt phân Fe(NO3)2
D. Đốt cháy FeS trong oxi.
Đáp án: A
Bài 13: Hòa tan một lượng FexOy bằng H2SO4 loãng dư được dung dịch X. Biết X vừa có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím, vừa có khả năng hòa tan được bột Cu. Oxit sắt đó là:
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. A hoặc B
Đáp án: C
Bài 14: Dung dịch muối nào sau đây sẽ có phản ứng với dung dịch HCl khi đun nóng?
A. FeBr2
B. FeSO4
C. Fe(NO3)2
D. Fe(NO3)3
Đáp án: C
Bài 15: Dung dịch loãng chứa hỗn hợp 0,01 mol Fe(NO3)3 và 0,15 mol HCl có khả năng hòa tan tối đa lượng Fe là:
A. 0,28 gam B. 1,68 gam
C. 4,20 gam
D. 3,64 gam
Đáp án: D