Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Bài: Phương pháp thuyết minh có đáp án năm 2021 - 2022
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 8 Bài: Phương pháp thuyết minh có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Ngữ Văn 8.
Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 : Phương pháp thuyết minh
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 – 7:
CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,… Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hằng ngày là như thế đấy.
Dân Bình Định có câu ca dao:
Dừa xanh sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung.
Ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả. Dừa ở đây như rừng, dừa mọc ven sông, men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển. Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,…
(Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẩu chuyện địa lí)
Câu1: Đoạn văn trên có sử dụng phương pháp liệt kê ở chi tiết nào?
A. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng.
B. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,…
C. Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi.
D. Cả A, B, C đều đúng
Chọn đáp án: D
Câu 2: Sự gắn bó của cây dừa với người dân Bình Định được so sánh với điều gì?
A. Như cá với nước
B. Như cây tre đối với người dân miền Bắc
C. Như hoa sen với người dân Việt Nam
D. Như bông điên điển với người dân Nam bộ
Chọn đáp án: B
Câu 3: Vì sao cây dừa lại có sự gắn bó chặt chẽ như vậy với người dân Bình Định?
A. Vì ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả, không có loài cây nào khác ngoài dừa
B. Vì dừa ở đây như rừng, dừa mọc ven sông, men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển
C. Vì trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,…
D. Vì cây dừa là loài cây thân thuộc nhất với người Bình Định và nó cống hiến tất cả của cải của mình cho con người
Chọn đáp án: D
Câu 4: Phương pháp thuyết minh được sử dụng chủ yếu trong đoạn văn trên là?
A. Liệt kê
B. Nêu ví dụ
C. Nêu số liệu
D. Cả 3 phương pháp trên
Chọn đáp án: A
Câu 5: Các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong đoạn văn trên là?
A. Liệt kê
B. So sánh
C. Cả A và B đúng
D. Cả A và B sai
Chọn đáp án: C
Câu 6: Dòng nào sau đây phát biểu không đúng về cây dừa ở Bình Định?
A. Ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả
B. Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc.
C. Dừa ở đây như rừng, dừa mọc ven sông, ven các sườn đồi, dừa được trồng thành từng ruộng, trồng rải theo bờ biển
D. Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,…
Chọn đáp án: C
Câu 7: Làm sao để người viết có được những tri thức đúng, phong phú và hữu ích về đối tượng được thuyết minh?
A. Hỏi han, nói chuyện với nhiều người
B. Dành nhiều thời gian quan sát, tìm hiểu về sự vật, hiện tượng
C. Năm được những yếu tố bản chất, đặc trưng nhất của đối tượng thuyết minh
D. Câu B và C đúng
Chọn đáp án: D
Câu 8: Dòng nào nói đúng nhất các phương pháp sử dụng trong bài văn thuyết minh?
A. Chỉ sử dụng phương pháp so sánh, định nghĩa, giải thích
B. Chỉ sử dụng phương pháp nêu ví dụ, phân tích, phân loại
C. Chỉ sử dụng phương pháp liệt kê, dùng số liệu
D. Cần sử dụng phối hợp tất cả các phương pháp trên
Chọn đáp án: D
Câu 9: Phương pháp thuyết minh nào không được sử dụng trong văn bản Ôn dịch, thuốc lá?
A. Phương pháp loại trừ
B. Phương pháp định nghĩa
C. Phương pháp liệt kê
D. Phương pháp nêu ví dụ cụ thể
E. Phương pháp nêu số liệu
F. Phương pháp so sánh
G. Phương pháp phân tích
Chọn đáp án: A
Câu 10: Đoạn văn sau sử dụng kết hợp các phương pháp thuyết minh nào?
Ta đến Viện Nghiên cứu các bệnh tim mạch, bác sĩ viện trưởng cho biết: Chất ni-cô-tin của thuốc lá làm các động mạch co thắt lại, gây những bệnh nghiêm trọng như huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim. Có thấy một bệnh nhân bị tắc động mạch chân lên những cơn đau như thế nào, rồi phải cắt dần từng ngón chân đến cả bàn chân, có thấy những người 40 – 50 tuổi đã chết đột xuất vì nhồi máu cơ tim; có thấy những khối ưng thư ghê tởm mới nhận ra tắc hại ghê gớm của thuốc lá.
(Ôn dịch, thuốc lá)
A. So sánh, phân tích, nêu số liệu
B. Liệt kê, phân tích, nêu ví dụ cụ thể
C. Liệt kê, nêu số liệu, nêu ví dụ cụ thể
D. Định nghĩa, nếu số liệu, nêu ví dụ
Chọn đáp án: B
Câu 11: Đoạn văn sau sử dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu?
Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua:
“Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấn như tằm ăn dâu”.
Hẳn rằng người hút thuốc không lăn đùng ra chết, không say bê bết như người uống rượu.
(Ôn dịch, thuốc lá)
A. Phân tích
B. Định nghĩa
C. Liệt kê
D. So sánh
Chọn đáp án: D
Câu 12: Các phương pháp thuyết minh nào được sử dụng trong đoạn văn sau?
Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu cũng thấy nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tại phạm phạt 500 đô la). Khắp nơi, những tài liệu, khẩu hiệu chống thuốc lá dần lấn át những quảng cáo của các hãng thuốc lá. Và nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá trên báo chí, vô tuyến truyền hình. Chỉ trong vài năm, chiến dịch chống thuốc lá này đã làm giảm hẳn số người hút, và người ta đã thấy triển vọng có thể nêu lên khẩu hiệu cho những năm cuối thế kỉ XX: “Một châu Âu không còn thuốc lá”. Nước ta khác với các nước châu Âu, đang còn trong tình trạng có nhiều bệnh tật do vi trùng, kí sinh trùng gây ra, nay lại theo đòi các nước phát triển, nhiễm thêm các bệnh do thuốc lá; sốt rét, bệnh phong, lao, ỉa chảy chưa thanh toán được, lại ôm thêm ôn dịch thuốc lá này.
(Ôn dịch, thuốc lá)
A. Nêu số liệu, nêu ví dụ, liệt kê, so sánh
B. So sánh, nêu ví dụ, định nghĩa, liệt kê
C. Giải thích, nêu số liệu, phân tích , so sánh, liệt kê
D. Nêu ví dụ, định nghĩa, phân tích, phân loại
Chọn đáp án: C
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi từ 13 – 15:
Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải…
(Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000)
Câu 13: Tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh chủ yếu nào trong đoạn văn trên?
A. Liệt kê
B. Nêu ví dụ
C. So sánh
D. Nêu số liệu
Chọn đáp án: A
Câu 14: Tác giả lần lượt trình bày tính chất của sự vật, các biểu hiện cụ thể của đối tượng theo trật tự nào?
A. Tác hại của bao bì ni lông từ nhỏ đến lớn
B. Tác hại của bao bì ni lông từ lớn đến nhỏ
C. Tác hại của bao bì ni lông khi nó bị thải vào trong môi trường đất, môi trường nước.
D. Cả A, B, C đều sai
Chọn đáp án: C
Câu 15: Tác dụng của phương pháp liệt kê trong đoạn văn trên là gì?
A. Giúp cho người đọc nắm đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng một cách cụ thể, rõ ràng.
B. Chỉ ra các tác hại cụ thể của bao bì ni lông khi bị thải ra ngoài môi trường theo một trật tự nhất định
C. Chỉ ra sự tiện dụng của bao bì ni lông đối với đời sống con người hiện đại
D. Cả A, B, C đều sai
Chọn đáp án: B
Bài viết liên quan
- Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Bài: Ôn dịch thuốc lá có đáp án năm 2021 - 2022
- Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Bài: Câu ghép (tiếp theo) có đáp án năm 2021 - 2022
- Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Bài: Bài toán dân số có đáp án năm 2021 - 2022
- Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm có đáp án năm 2021 - 2022
- Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Bài: Nhớ rừng có đáp án năm 2021 - 2022