Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Bài: Trong lòng mẹ có đáp án năm 2021 - 2022

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 8 Bài: Trong lòng mẹ có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Ngữ Văn 8.

735
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 : Trong lòng mẹ

Câu 1: Từ "kịch" trong câu "Nhưng, nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp" (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng) có thể hiểu như thế nào?

A. Người cô cười như diễn viên.

B. Người cô thích khôi hài.

C. Người cô cố che giấu tâm trạng thực.

D. Người cô diễn kịch.

Chọn đáp án: C

Câu 2: Cách hiểu nào đúng với tâm trạng Hồng được miêu tả trong câu văn: "Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm..."? (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)

A. Hồng thương mẹ và giận mẹ sinh nở giấu giếm.

B. Hồng thương mẹ nhưng cũng giận mẹ.

C. Hồng giận mẹ đã xa lìa anh em mình.

D. Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác.

Chọn đáp án: D

Câu 3: Hành động "Nhưng gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về" trong văn bản Trong lòng mẹ cho em hiểu gì về mẹ bé Hồng?

A. Là người có trách nhiệm với chồng, với con.

B. Là người có tình với gia đình nhà chồng.

C. Là người cam chịu hoàn cảnh của số phận.

D. Là người hành động theo bản năng.

Chọn đáp án: A

Câu 4: Trong văn bản Trong lòng mẹ, từ ngữ nào đúng tâm địa bà cô của bé Hồng?

A. Xấu xa đê tiện.

B. Hiểm độc và tàn nhẫn.

C. Lắm lời, thích phỉ báng.

D. Ghen ghét, nhẫn tâm.

Chọn đáp án: C

Câu 5: Mục đích chính của tác giả khi viết: "Tôi cười dài trong tiếng khóc..." trong văn bản Trong lòng mẹ là gì?

A. Nói lên sự căm giận mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.

B. Nói lên sự đồng tình của bé Hồng với những lời nói của người cô về mẹ mình.

C. Nói lên niềm yêu thương và thông cảm đối với mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.

D. Nói lên trạng thái tình cảm phức tạp của bé Hồng: vừa đau đớn, vừa uất ức, căm giận khi nghe những lời nói của người cô về mẹ mình.

Chọn đáp án: D

Hỏi đáp VietJack

Câu 6: Hiểu thế nào về lời bé Hồng từ chối vào Thanh Hóa thăm mẹ: "Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về"? (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)

A. Bé Hồng cố gắng giấu tình cảm thực của mình.

B. Bé Hồng hiểu dụng ý xấu xa của người cô.

C. Bé Hồng thực sự không muốn vào.

D. Bé Hồng không muốn người cô thực hiện được rắp tâm.

Chọn đáp án: D

Câu 7: Câu văn nào sau đây không nói lên vẻ đẹp của người mẹ được nhìn qua con mắt sung sướng và hạnh phúc đến cực điểm của bé Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ?

A. "Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đo thơm tho lạ thường".

B. "Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến".

C. "Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc".

D. "Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má".

Chọn đáp án: B

Câu 8: Trong tác phẩm "Trong lòng mẹ", nhớ lại cuộc trò chuyện với người cô tức là tác giả nhớ lại điều gì?

A. Sự xảo quyệt và ác độc của người cô

B. Cảnh ngộ thương tâm của người mẹ hiền từ.

C. Cảnh ngộ tội nghiệp của một đứa trẻ.

D. Cả B, C đều đúng

Chọn đáp án: D

Câu 9: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung đoạn trích “Trong lòng mẹ”?

A. Đoạn trích chủ yếu trình bày những nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.

B. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng

C. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự tủi hờn của Hồng khi gặp mẹ

D. Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm tâm trạng của chú bé Hồng

Chọn đáp án: D

Câu 10: Em hiểu gì về chú bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”?

A. Là chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát

B. Là chú bé dễ xúc động, tinh tế và khá nhạy cảm

C. Là chú bé có tình yêu thương vô bờ bến dành cho mẹ của mình

D. Cả A, B, C đều đúng

Chọn đáp án: D

Câu 11: Ý nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích “Trong lòng mẹ”?

A. Giàu chất trữ tình

B. Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc

C. Sử dụng nghệ thuật châm biếm

D. Có những hình ảnh so sánh độc đáo

Chọn đáp án: C

Câu 12: Nhà văn Nguyên Hồng tên thật là gì?

A. Nguyễn Nguyên Hồng

B. Nguyễn Hồng.

C. Hồng Nguyên

D. Nguyên Hồng

Chọn đáp án: A

Câu 13: Nhà văn Nguyên Hồng sáng tác ở thời kì nào?

A. Sau Cách mạng tháng Tám

B. Trước Cách mạng tháng Tám

C. Sáng tác ở cả hai thời kì trước và sau Cách mạng tháng Tám

D. Sáng tác trong thời gian từ năm 1918 – 1982.

Chọn đáp án: C

Câu 14: Nguyên Hồng được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm nào?

A. 1996

B. 1998

C. 2000

D. 2002

Chọn đáp án: A

Câu 15: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc chương mấy của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”?

A. Chương V

B. Chương IV

C. Chương VI

D. Chương X

Chọn đáp án: B

Câu 16: “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí

B. Hồi kí

C. Truyện ngắn

D. Tiểu thuyết

Chọn đáp án: D

Câu 17: Văn bản : “Trong lòng mẹ” có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?

A. Tự sự

B. Miêu tả.

C. Biểu cảm

D. Nghị luận.

Chọn đáp án: A-B-C

Câu 18: Em hiểu gì về những sự kiện được nói tới trong hồi kí?

A. Là những sự kiện xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến

B. Là những sự kiện do nhà văn hoàn toàn hư cấu nên để thể hiện những tư tưởng nghệ thuật của mình.

C. Là những sự kiện do nhà văn hư cấu dựa trên sự tưởng tượng, suy đoán của họ về tương lai.

D. Cả A, B, C đều đúng

Chọn đáp án: A

Câu 19: Nghĩa của từ “tàn nhẫn” là gì?

A. Lạnh lùng, cay nghiệt đối với người khác.

B. Độc ác quá mức gây đau khổ tai hại với người khác.

C. Hay nói xấu, làm hại đến người khác.

D. Ích kỷ, không biết yêu thương người khác.

Chọn đáp án: B

Câu 20: Câu văn nào không nói đúng ý nghĩa của hình ảnh so sánh: "Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc" (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)?

A. Hồng rất sợ người cô biết mình nhận nhầm mẹ.

B. Hồng sợ mình trở thành trò cười cho lũ bạn.

C. Hồng rất đau khổ nếu đó là sự nhận nhầm.

D. Hồng khao khát gặp mẹ, coi được gặp mẹ là hạnh phúc.

Chọn đáp án: A

Bài viết liên quan

735
  Tải tài liệu