Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội có đáp án năm 2021 - 2022
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 8 Bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Ngữ Văn 8.
Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 : Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Câu 1: Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì ?
A. Không nên quá lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
B. Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cho phù hợp.
C. Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội.
D. Cả A, B, C là đúng.
Chọn đáp án: D
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 2 – 3:
Đồng chí mô nhớ nữa,
Kể chuyện Bình - Trị - Thiên,
Cho bầy tui nghe ví,
Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí
- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,
Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri.
(Hồng Nguyên)
Câu 2: Từ “mô” trong đoạn thơ trên có nghĩa là gì?
A. tập hợp những tế bào có cùng một chức năng
B. khối đất đá không lớn lắm, nổi cao hơn xung quanh
C. (Từ địa phương) nghĩa là “đâu”, “nào”
D. (Từ địa phương) nghĩa là “không phải”
Chọn đáp án: C
Câu 3: Các từ in đậm trong đoạn thơ trên là từ ngữ ở vùng nào là chủ yếu?
A. Miền Bắc
B. Miền Trung
C. Miền Nam
D. Đây là từ ngữ toàn dân
Chọn đáp án: B
Cho ví dụ sau đây:
Cá nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm.
(Nguyên Hồng)
Câu 4: Từ “dằm thượng” ở ví dụ trên có nghĩa là gì?
A. Túi áo trên
B. Vật nhọn, nhỏ được làm bằng thân cây tre
C. Vật nhọn, nhỏ được làm bằng kim loại để cài áo
D. Cả A, B, C đều sai
Chọn đáp án: A
Câu 5: Từ “mõi” ở ví dụ trên có nghĩa là gì?
A. Lấy cắp, lấy trộm
B. Mắc bẫy, mắc lừa
C. Mệt mỏi
D. Cả A, B, C đều sai
Chọn đáp án: A
Câu 6: Hai từ ở “dằm thượng”, “mõi” ở ví dụ trên là từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội?
A. Từ ngữ địa phương
B. Biệt ngữ xã hội
Chọn đáp án: B
Câu 7: Nối các từ ngữ địa phương (cột 2) với nghĩa toàn dân tương ứng (cột 3)?
Khu vực | Từ địa phương (2) | Nghĩa toàn dân (3) |
---|---|---|
Nam Bộ | Mãng cầu | Thuyền |
Nam Bộ | Anh hai | Bố |
Nam Bộ | Đậu phộng | Quả na |
Nam Bộ | Chén | Sao |
Nam Bộ | Muỗng | ở đâu |
Nam Bộ | Ghe | Anh cả |
Nam Bộ | Cây viết | Thìa |
Bắc Trung Bộ | Răng | Bút |
Nam Bộ | Tía | Củ lạc |
Trung Bộ | Mô | Bát |
Chọn đáp án:
Câu 8: Trong bài thơ sau đây, từ “cá tràu” là loại từ ngữ nào?
Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế
Khế trong vườn thêm một tý rau thơm
Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ
Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm!
(Chế Lan Viên)
A. Từ ngữ địa phương
B. Biệt ngữ xã hội
C. Từ toàn dân
D. Cả A, B, C đều sai
Chọn đáp án: C
Câu 9: Cho đoạn văn sau:
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.
(Trích SGK Ngữ văn 6, tập II, trang 3)
A. Vuốt
B. Vũ
C. Vuột
D. Khoeo
Chọn đáp án: B
Câu 10: Thế nào là từ ngữ địa phương?
A. Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu
B. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương
C. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định.
D. Là từ ngữ được ít người biết đến
Chọn đáp án: C
Câu 11: Cho hai đoạn thơ sau:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
(Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm dang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt, dầy sân nắng đào.
(Tố Hữu, Khi con tu hú)
Hai từ “bẹ” và “bắp” có thể được thay thế bằng từ ngữ toàn dân nào khác?
A. Ngô
B. Khoai
C. Sắn
D. Lúa mì
Chọn đáp án: A
Câu 12: Biệt ngữ xã hội là gì?
A. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định
B. Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp nhân dân
C. Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định
D. Là từ ngữ được dùng trong nhiều tầng lớp xã hội
Chọn đáp án: C
Câu 13: Những mặt khác biệt trong tiếng nói của mỗi địa phương thể hiện ở phương diện nào?
A. Ngữ âm
B. Ngữ pháp
C. Từ vựng
D. Cả A và C
Chọn đáp án: D
Câu 14: Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học?
A. Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện
B. Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ
C. Để tô đậm tính cách nhân vật
D. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.
Chọn đáp án: D
Câu 15: Cho đoạn văn sau:
“Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.”
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ?
A. Mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa
B. Vì trước Cách mạng tháng Tám 1945, tầng lớp thị dân tư sản thời Pháp thuộc gọi mẹ là mợ
C. Dùng mẹ vì đó là lời kể của tác giả với đối tượng là độc giả, dùng mợ vì đó là lời đáp của chú bé Hồng khi đối thoại với người cô, giữa họ cùng một tầng lớp xã hội.
D. Cả A, B, C là đúng.
Chọn đáp án: D
Bài viết liên quan
- Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Bài: Từ tượng hình, từ tượng thanh có đáp án năm 2021 - 2022
- Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản có đáp án năm 2021 - 2022
- Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Bài: Tóm tắt văn bản tự sự có đáp án năm 2021 - 2022
- Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Bài: Cô bé bán diêm có đáp án năm 2021 - 2022
- Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Bài: Trợ từ, thán từ có đáp án năm 2021 - 2022