Địa Lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

Lý thuyết tổng hợp Địa Lí lớp 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 1000 bài tập ôn luyện Địa 9. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 9 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 9.

1 519
  Tải tài liệu

Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

1. Tình hình phát triển kinh tế

a. Công nghiệp

Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ hay, chi tiết (tiếp theo)

Cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ và cả nước, năm 2002 (%)

Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ hay, chi tiết (tiếp theo)

Một góc khu công nghiệp Biên Hòa, Đồng Nai

* Điều kiện phát triển:

- Thuận lợi:

   + Vị trí địa lí thuận lợi.

   + Lao động dồi dào có tay nghề cao.

   + Cơ sở hạ tầng hoàn thiện, có chính sách tốt.

- Khó khăn:

   + Cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển sản xuất.

   + Môi trường ô nhiễm.

* Tình hình phát triển:

- Trước 1975: phụ thuộc nước ngoài, chủ yếu phát triển công nghiệp nhẹ.

- Hiện nay:

   + Nền công nghiệp phát triển mạnh và toàn diện.

- Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.

   + Có cơ cấu đa dạng, gồm: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển như: dấu khí, điện tử, công nghệ cao.

- Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là: thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.

   + TP.Hồ Chí Minh chiếm hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.

   + Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.

Hỏi đáp VietJack

b. Nông nghiệp

Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ hay, chi tiết (tiếp theo)

Một số cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ, năm 2002

Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ hay, chi tiết (tiếp theo)

Hồ Dầu Tiếng, Tây Ninh

* Điều kiện phát triển

- Diện tích đất xám và đất badan rộng lớn và màu mỡ.

- Khí hậu cận xích đạo.

- Người dân có kinh nghiệm, gần cơ sở chế biến và thị trường ổn định.

* Tình hình phát triển

- Trồng trọt:

   + Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm. Các cây công nghiệp lâu năm quan trọng là: cao su, cà phê, tiêu, điều…

   + Cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá), cây ăn quả cũng được chú ý phát triển.

- Vấn đề thủy lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp trên diện tích ổn định và có giá trị hàng hóa cao.

- Lâm nghiệp: đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, bảo vệ sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn.

- Chăn nuôi: gia súc, gia cầm được chú trọng theo hướng hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp.

- Nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thủy sản trên các ngư trường đem lại những nguồn lợi lớn.

Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ hay, chi tiết (tiếp theo)

Lược đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ

Bài viết liên quan

1 519
  Tải tài liệu