Địa Lí 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số
Lý thuyết tổng hợp Địa Lí lớp 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 1000 bài tập ôn luyện Địa 9. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 9 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 9.
Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số
1. Số dân
- Số dân: 79,7 triệu người (năm 2002); 92,7 triệu người (năm 2016).
- Việt Nam là nước đông dân, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 14 trên thế giới.
2. Gia tăng dân số
Biểu đồ biến đổi dân số nước ta
* Sự biến đổi dân số:
+ Giai đoạn 1954 – 1979, dân số tăng nhanh, xuất hiện hiện tượng bùng nổ dân số.
+ Hiện nay, dân số bước vào giai đoạn ổn định. Hàng năm, tăng thêm hơn 1 triệu người.
+ Gia tăng dân số giảm nhưng dân số vẫn đông.
- Nguyên nhân:
+ Hiện tượng “bùng nổ dân số”.
+ Gia tăng tự nhiên cao
- Hậu quả: Gây sức ép đối với tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm,…
* Tỷ lệ gia tăng tự nhiên:
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, có xu hướng giảm.
+ Gia tăng tự nhiên có sự khác biệt giữa các vùng trong nước:
Thành thị, đồng bằng: gia tăng tự nhiên cao.
Nông thôn, miền núi: gia tăng tự nhiên thấp.
Bảng: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở các vùng, năm 1999 (%)
- Nguyên nhân:
+ Gia tăng tự nhiên giảm do thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.
+ Có sự khác biệt giữa các vùng do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, phong tục tập quán.
3. Cơ cấu dân số.
*Theo tuổi:
Cơ cấu dân số trẻ, đang có sự thay đổi:
+ Tỉ lệ trẻ em (0 -14 tuổi): chiếm tỉ trọng cao và giảm xuống.
+ Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) và trên độ tuổi lao động (trên 60 tuổi): tăng lên.
* Theo giới
Bảng: Cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi ở Việt Nam (%)
- Tỉ số giới tính mất cân đối, do tác động của chiến tranh kéo dài. Cuộc sống hoà bình đang kéo tỉ số giới tính tiến tới cân bằng hơn.
- Tỉ số giới tính ở một địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư:
+ Thấp ở các luồng xuất cư: vùng đồng bằng sông Hồng.
+ Cao ở các luồng nhập cư: Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước.