Địa Lí 9 Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ

Lý thuyết tổng hợp Địa Lí lớp 9 Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 1000 bài tập ôn luyện Địa 9. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 9 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 9.

686
  Tải tài liệu

Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

*Khái quát chung

- Diện tích: 23.550 km2 chiếm 7% DT cả nước. Dân số: 10,9 triệu người (2002)

- Các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh.

* Vị trí tiếp giáp:

- Phía đông biển Đông.

- Phía đông nam giáp biển Đông.

- Phía Đông Bắc: giáp Tây Nguyên.

- Tây Bắc: Giáp Cam Pu Chia.

- Phía tây giáp Đồng bằng sông Cửu Long.

* Ý nghĩa: Vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á; tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, tạo khả năng giao lưu kinh tế với các vùng xung quanh và quốc tế.

Hỏi đáp VietJack

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ hay, chi tiết

Điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế của vùng Đông Nam Bộ

Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ hay, chi tiết

Lược đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ

* Trên đất liền:

- Thuận lợi:

   + Địa hình thoải.

   + Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm.

   + Đất ba dan, đất xám

   + Sông ngòi: sông Đồng Nai có giá trị thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

- Rừng tuy không nhiều nhưng có ý nghĩa lớn về mặt du lịch và đảm bảo nguồn sinh thủy cho các sông trong vùng.

→ Thích hợp phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía, đường, thuốc lá, hoa quả.

- Khó khăn:

   + Ít khoáng sản.

   + Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp, ô nhiễm môi trường.

* Trên biển:

- Thuận lợi:

   + Nguồn hải sản phong phú.

   + Gần đường biển quốc tế.

   + Thềm lục địa giàu tiềm năng dầu khí.

→ Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- Khó khăn: Nguy cơ ô nhiễm MT biển.

3. Đặc điểm dân cư, xã hội

* Dân cư:

- Số dân: Đông dân: 10,9 triệu người (2002), năm 2016: 16,5 triệu người (18% dân số cả nước). TP.Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước).

- Mật độ dân số khá cao: 434 người/km2 (2002); 700 người/km2 (2016).

- Tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước.

- Lao động: Dồi dào với tay nghề cao; thị trường rộng lớn; có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.

* Xã hội:

- Hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội của vùng đều cao hơn so với cả nước.

- Đời sống dân cư, xã hội khá cao, nhiều khu công nghiệp phát triển, tốc độ đô thị hóa cao.

- Vùng có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, là điều kiện để phát triển du lịch: Bến Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Côn Đảo, Rừng Sác, Dinh Thống Nhất, Suối Tiên, Đầm Sen,…

- Lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các đô thị trong vùng.

Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ hay, chi tiết

Một số tiêu chí phát triển dân cư, xã hội ở Đông Nam Bộ và cả nước, năm 1999

Bài viết liên quan

686
  Tải tài liệu