Bài tập về tính chất hóa học, phương pháp điều chế Oxi, Lưu huỳnh chọn lọc, có đáp án

Bài tập về tính chất hóa học, phương pháp điều chế Oxi, Lưu huỳnh chọn lọc, có đáp án Hóa học lớp 10 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Bài tập về tính chất hóa học, phương pháp điều chế Oxi, Lưu huỳnh chọn lọc, có đáp án
 

747
  Tải tài liệu

Bài tập về tính chất hóa học, phương pháp điều chế Oxi, Lưu huỳnh chọn lọc, có đáp án

    • Bài 1: Trong các câu sau, câu nào sai:

      A. Oxi tan nhiều trong nước.

      B. Oxi nặng hơn không khí

      C. Oxi chiếm 1/5 thể tích không khí

      D. Oxi là chất khi không màu, không mùi, không vị

      Hướng dẫn:

      ⇒ Chọn A( Khí oxi ít tan trong nước)

    Bài 2. Có thể điều chế O2bằng cách phân huỷ KMnO4, KClO3, H2O2. Nếu lấy cùng một lượng các chất trên đem phân huỷ hoàn toàn thì thể tích oxi trong cùng điều kiện thu được

    A. Từ KMnO4 là lớn nhất

    B. Từ KClO3 là lớn nhất

    C. Từ H2O2 là lớn nhất

    D. bằng nhau

    Hướng dẫn:

    PTHH: 2KMnO4Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án K2MnO4 + MnO2 + O2

    2H2O2 Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án 2H2O + O2

    KClO3 Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án KCl + 3O2

    ⇒ Chọn B

    Bài 3. Khoanh tròn vào 1 chữ A hoặc B, C, D trước câu trả lời đúng.

    Dẫn khí H2S đi qua dung dịch hỗn hợp KMnO4 và H2SO4 nhận thấy dung dịch:

    A. Không có sự biến đổi gì

    B. Thành dung dịch trong suốt, không màu

    C. Dung dịch màu tím vẩn đục

    D. Màu tím của dung dịch chuyển sang không màu và có kết tủa màu vàng

    Hướng dẫn:

    ⇒ Chọn D

    • Bài 4: Trong hợp chất nào nguyên tố lưu huỳnh không thể thể hiện tính oxi hóa?

      A. SO2     B. H2SO4     C. KHS     D. Na2SO3

      Hướng dẫn:

      ⇒ Chọn C (S2- là số oxh thấp nhất của S nên chỉ thể hiện tính khử)

    Bài 5. Cấu hình electron nào không đúng với cấu hình electron của anion X2-của các nguyên tố nhóm VIA?

    A. 1s22s22p4.     B. 1s22s22p6. C. [Ne] 3s23p6.     D. [Ar] 4s24p6.

    Hướng dẫn:

    Cấu hình e của X là […]..s2…p4

    ⇒Anion X2- nhận thêm 2e có cấu hình là […]...s2…p6

    ⇒ Chọn A

    Bài 6. O2 bị lẫn một ít tạp chất Cl2. Chất tốt nhất để loại bỏ Cl2 là

    A. H2O.     B. KOH.     C. SO2.    D. KI.

    Hướng dẫn:

    ⇒ Chọn C

  •  

    Bài 7. Ở trạng thái kích thích cao nhất, nguyên tử lưu huỳnh có thể có tối đa bao nhiêu electron độc thân?

    A. 2.     B. 3.     C. 4.     D. 6.

    Hướng dẫn:

    ⇒ Chọn D

    Bài 8: Phát biểu nào không đúng khi nói về khả năng phản ứng của lưu huỳnh?

    A. Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hóa.

    B. Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa

    C. Hg phản ứng với S ngay ở nhiệt độ thường.

    D. S vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.

    Hướng dẫn:

    ⇒ Chọn B ( Khi tác dụng với phi kim, S thể hiện tính khử).

    Bài 9: Cho các chất khí sau đây: Cl2, SO2, CO2, SO3. Chất làm mất màu dung dịch brom là:

    A. CO2    B. SO3     C. SO2     D. Cl2

    Hướng dẫn:

    ⇒ Chọn C

  • Hỏi đáp VietJack
  •  

    Bài 10: Để phân biệt khí oxi và ozon, có thể dùng hóa chất là:

    A. Hồ tinh bột.     B. Đồng kim loại

    C. Khí hiđro     D. Dung dịch KI và hồ tinh bột

    Hướng dẫn:

    ⇒ Chọn D

  • Bài 11. Khí oxi có lẫn hơi nước. Chất tốt nhất dùng để tách hơi nước khỏi oxi là:

    A.Vôi sống (CaO)

    B. Đồng (II) sunfat khan (CuSO4)

    C. Axit sunfuric đặc (H2SO4)

    D. Dung dịch natri hiđroxit (NaOH)

    Hướng dẫn:

    ⇒ Chọn C

    Bài 12: Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia các phản ứng sau:

    SO2 + Br2+ 2H2O → 2HBr + H2SO4 (1)

    2H2S + SO2 → 3S + 2H2O (2).

    Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên?

    A. phản ứng (2): SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

    B. phản ứng (2): SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.

    C. phản ứng (1): SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa.

    D. phản ứng (1): Br2là chất oxi hóa, phản ứng (2): H2S là chất khử

    Hướng dẫn:

    ⇒ Chọn A

    Bài 13: X, Y là 2 nguyên tố liên tiếp nhau trong nhóm A. Cấu hình electron ngoài cùng của X là 2p4. Vậy vị trí của X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn là

    A. X thuộc chu kì 3, nhóm VA; Y thuộc chu kì 3, nhóm VIA

    B. X thuộc chu kì 2, nhóm VA; Y thuộc chu kì 3, nhóm VIA

    C. X thuộc chu kì 2, nhóm VIA; Y thuộc chu kì 3, nhóm VIA.

    D. X thuộc chu kì 2, nhóm IVA; Y thuộc chu kì 3, nhóm IVA

    Hướng dẫn:

    ⇒ Chọn C

    Bài 14: Câu nào sau đây không diễn tả đúng tính chất của các chất?

    A. H2O và H2O2 cùng có tính oxi hóa, nhưng H2O có tính oxi hóa yếu hơn.

    B. H2SO3 và H2SO4 cùng có tính oxi hóa, nhưng H2SO4 có tính oxi hóa mạnh hơn

    C. O2 và O3 cùng có tính oxi hóa, nhưng O3 có tính oxi hóa mạnh hơn.

    D. H2S và H2SO4 cùng có tính oxi hóa, nhưng H2SO4 có tính oxi hóa yếu hơn

    Hướng dẫn:

    ⇒ Chọn D ( H2S chỉ thể hiện tính khử)

    Bài 15: Trong các câu sau đây câu nào không đúng:

    A. dung dịch H2SO4 loãng là một axit mạnh.

    B. Đơn chất lưu huỳnh chỉ thể hiện tính khử trong các phản ứng hoá học.

    C. SO2 vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử.

    D. Ion S2- chỉ thể hiện tính khử, không thể hiện tính oxi hoá

    Hướng dẫn:

    ⇒ Chọn B

    Bài 16: Trong phản ứng: 3S + 6KOH → 2K2S + K2SO3 + 3H2O. Lưu huỳnh đóng vai trò là

    A. Chất khử

    B. Không là chất oxi hóa cũng không là chất khử

    C. Là chất oxi hóa nhưng đồng thời cũng là chất khử

    D. Chất oxi hóa

    Hướng dẫn:

    ⇒ Chọn C

    Bài 17: Các hợp chất của dãy nào vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử:

    A. H2SO4, H2S, HCl

    B. H2S, KMnO4, HI

    C. Cl2O7, SO3, CO2

    D. H2O2, SO2, FeSO4

    Hướng dẫn:

    ⇒ Chọn D ( H2S, HI chỉ thể hiện tính khử ; Cl2O7, SO3chỉ thể hiện tính oxi hóa).

    Bài 18: Trong những chất sau, câu nào sai khi nói về tính chất hóa học của ozon?

    A. Ozon oxi hóa tất cả các kim loại kể cả Au và Pt

    B. Ozon oxi hóa Ag thành Ag2O

    C. Ozon kém bền hơn oxi

    D. Ozon oxi hóa ion I-thành I2

    Hướng dẫn:

    ⇒ Chọn A

  • Bài 19. Trong số những cấu hình electron dưới đây, cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của lưu huỳnh là:

    A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 3d1

    B. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p3 3d2

    C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4

    D. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p3 3d2

    Hướng dẫn:

    ⇒ Chọn C

  •  

Bài viết liên quan

747
  Tải tài liệu