Cho đường tròn (C) có phương trình x^2 + y^2 – 6x – 2y – 15 = 0

Lời giải Bài 5 trang 70 SBT Toán 10 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 10.

143


Giải SBT Toán 10 Chân trời sáng tạo Bài 3: Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ

Bài 5 trang 70 SBT Toán 10 Tập 2:  Cho đường tròn (C) có phương trình x2 + y2 – 6x – 2y – 15 = 0.

a) Chứng tỏ rằng điểm A(0; 5) thuộc đường tròn (C);

b) Viết phương trình tiếp tuyến với (C) tại điểm A(0; 5);

c) Viết phương trình tiếp tuyến với (C) song song với đường thẳng 8x + 6y + 99 = 0.

Lời giải:

a) Thay toạ độ điểm A(0; 5) vào phương trình đường tròn ta được

02 + 52 – 6.0 – 2.5 – 15 = 0 (thoả mãn phương trình đường tròn)

Vậy điểm A(0; 5) thuộc đường tròn (C).

b) Ta có điểm A thuộc đường tròn (C)

Xét đường tròn (C): x2 + y2 – 6x – 2y – 15 = 0 ⇔ (x – 3)2 + (y – 1)2 = 52

Suy ra đường tròn (C) có tâm I(3; 1) và R = 5

Phương trình tiếp tuyến của đường tròn (C) tại điểm A(0; 5) là:

(3 – 0)(x – 0) + (1 – 5)(y – 5) = 0

 3x – 4y + 20 = 0

c) Vì phương trình tiếp tuyến của (C) song song với đường thẳng 8x + 6y + 99 = 0 nên có dạng ∆: 8x + 6y + c = 0.

Lại có ∆ là tiếp tuyến của (C) nên d(I, ∆) = R

Ta có  d(I,Δ)=8.3+6.1+c82+62=5  |30 + c| = 50

Suy ra 30 + c = 50 hoặc 30 + c = – 50

Với 30 + c = 50   c = 20

Phương trình ∆: 8x + 6y + 20 = 0 ⇔ 4x + 3y + 10 = 0.

Với 30 + c = – 50   c = – 80

Phương trình ∆: 8x + 6y – 80  = 0 ⇔ 4x + 3y – 40 = 0.

Vậy có hai phương trình tiếp tuyến thoả mãn bài toán là: 4x + 3y + 10 = 0 hoặc 4x + 3y – 40  = 0

Bài viết liên quan

143