Hãy giải thích vì sao khối nguyên tố s trong bảng tuần hoàn chỉ có hai cột
Lời giải Bài 6.11 trang 19 SBT Hóa học 10 sách Cánh Diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học 10.
Giải SBT Hóa học 10 Cánh Diều Bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 6.11 trang 19 SBT Hóa học 10: Hãy giải thích vì sao khối nguyên tố s trong bảng tuần hoàn chỉ có hai cột trong khi khối nguyên tố p có sáu cột.
Lời giải:
- Khối s là các nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1÷2, tức là cấu hình electron đang hoàn thành phân lớp s. Phân lớp s chỉ chứa tối đa 2 electron, nên khối s chỉ có 2 cột, ứng với hai cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1 và ns2.
- Tương tự, khối p là các nguyên tố mà cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np1÷6, tức là cấu hình electron đang hoàn thành phân lớp p. Phân lớp p chứa tối đa 6 electron nên khối p có 6 cột, ứng với 6 cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns2np1; ns2np2; ns2np3; ns2np4; ns2np5; ns2np6.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Hóa học 10 bộ sách Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Bài 6.1 trang 17 SBT Hóa học 10: Chọn phương án đúng để hoàn thành các câu sau: a) Mỗi nguyên tố hoá học được xếp vào một ...
Bài 6.2 trang 17 SBT Hóa học 10: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố hoá học bằng...
Bài 6.6 trang 18 SBT Hóa học 10: Cấu hình electron của nguyên tử sắt là...
Bài 6.7 trang 18 SBT Hóa học 10: Cấu hình electron của fluorine là...
Bài 6.9 trang 19 SBT Hóa học 10: Cho cấu hình electron các nguyên tố sau đây:...
Xem thêm lời giải sách bài tập Hóa học lớp 10 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài viết liên quan
- Sách bài tập Hóa học 10 Bài 6 Cánh diều: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Sách bài tập Hóa học 10 Bài 7 Cánh diều: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm
- Sách bài tập Hóa học 10 Bài 8 Cánh diều: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học