Trong năm 2020, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch lựa chọn 6 lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số
Trả lời Bài tập 4 trang 126 SBT Lịch sử 10 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10
Giải sách bài tập Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 19: Các dân tộc trên Trái Đất nước Việt Nam
Bài tập 4 trang 126 SBT Lịch sử 10: Trong năm 2020, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch lựa chọn 6 lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số để phục dựng, bảo tồn gồm: Lễ hội truyền thống dân tộc Lào, tỉnh Điện Biên; Lễ hội truyền thống dân tộc La Chí, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang; Lễ hội truyền thống dân tộc Nùng, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang; Lễ hội truyền thống dân tộc Thái, tỉnh Yên Bái; Lễ hội truyền thống dân tộc Si La, tỉnh Lai Châu; Lễ hội truyền thống dân tộc Gia Rai, tỉnh Kon Tum.
Em hãy chọn 1 lễ hội trong số 6 lễ hội trên để tìm hiểu và cho biết vì sao phải phục dựng. Việc phục dựng các lễ hội truyền thống tốt đẹp có ý nghĩa gì với sự phát triển của văn minh Việt Nam hiện nay?
Trả lời:
(*) Lựa chọn tìm hiểu: Lễ cúng thần Rừng của đồng bào dân tộc Nùng tỉnh Hà Giang
- Lễ cúng thần rừng được tổ chức hằng năm vào ngày 30 tháng Giêng và ngày mùng 2 tháng 7 âm lịch.
- Đồng bào lập đàn cúng dưới gốc cây cổ thụ nhất trong khu rừng cấm. Lễ vật cúng là lợn, gà, sau khi mổ xong sắp nguyên cả con (chưa qua chế biến) cùng với tiết và nội tạng bày lên mâm cúng. Trên mâm cúng có 12 chiếc chén, 12 đôi đũa và 12 chiếc bát. Người Nùng quan niệm: con số 12 tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Để chuẩn bị cho lễ cúng, người Nùng còn phải chuẩn bị các lễ vật: 1 con lợn, 1 con gà trống, 1 nồi cơm cúng, 1 chai rượu, các hộ gia đình khi đi dự lễ mang theo 1 bó hương, 1 thếp giấy bản, kèm theo 1 gói cơm nắm, 1 chai rượu, 1 chén, 1 bát và 1 đôi đũa để ăn cơm khi buổi lễ kết thúc.
- Sau khi chuẩn bị xong đồ lễ cúng, thầy cúng lấy những thệp giấy bạc do bà con dân bản mang đến gấp đủ 12 quân giấy bạc - tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Các quân giấy bạc này trông như con thuyền, dùng để thay cho những đồng tiền trước đây, gọi là ngân khố.
- Xưa kia, trong mỗi dịp tổ chức lễ cúng Thần Rừng thì mỗi gia đình chỉ có 1 người nam giới đại diện cho gia đình đến tham dự. Tuy nhiên hiện nay, người Nùng không còn quan niệm phân biệt nam hay nữ khi đến dự lễ cúng Thần Rừng mà cả nam và nữ đều được mời đến tham dự.
- Thầy cúng thắp 5 nén hương, sau đó mời các vị thần linh về dự lễ cúng của dân làng. Đại ý: ‘‘Hôm nay, ngày lành tháng tốt, mời 4 phương của núi rừng, tôi thay mặt dân làng mời thần linh chốn rừng cao nhất... mong các thần phù hộ cho chúng tôi không bị ốm đau bệnh tật, hoạn nạn bỏ qua, những gì khó khăn tránh xa người dân... cầu cho mùa màng tốt tươi...’’. Thầy cúng phải mời đủ 5 lần như vậy. Sau đó mới đưa lễ lên cúng, tiếp theo mọi người chuẩn bị giúp thầy cúng xới cơm, mời Thần Rừng ăn cơm. Người Nùng quan niệm, sau khi ăn no đủ Thần Rừng sẽ quay trở về nơi cũ. Vì vậy, lúc này thầy cúng phải thực hiện một nghi lễ nữa, đó là cúng một bài đưa tiễn Thần Rừng về. Kết thúc buổi lễ, thầy cúng cùng mọi người quây quần bên nhau để hưởng lộc, ăn cơm tại nơi cúng.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Lịch sử 10 bộ sách Chân trời sáng tạo, chi tiết khác:
Câu 1: Ngữ hệ nào có nhiều dân tộc sử dụng nhất...
Câu 2: Các dân tộc ở Việt Nam phổ biến hình thức cư trú....
Câu 3: Các dân tộc ở Việt Nam chủ yếu hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nào...
Câu 4: Vì sao ngày nay các dân tộc có xu hướng sử dụng trang phục giống người Kinh...
Câu 5: Các dân tộc ở Tây Nguyên, Tây Bắc thường làm nhà ở như thế nào....
Câu 6: Tín ngưỡng truyền thống nào mà hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều thực hiện....
Câu 7: Các lễ hội của các dân tộc ở Việt Nam thường gắn liền với những hoạt động sản xuất nào....
Câu 8: Lễ hội nào thực hiện các nghi thức thờ cúng Hùng Vương.....
Câu 10: Các lễ hội gắn với nông nghiệp thường có mục đích gì....
Câu 12: Nhận định nào dưới đây không phải là vai trò nhà Rông ở Tây Nguyên...
Câu 13: Các dân tộc ở Việt Nam đều có các di sản phi vật thể cần bảo tồn trong lĩnh vực nào...