Sách bài tập Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Với giải sách bài tập Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch sử 10 Bài 1.

480
  Tải tài liệu

Giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử - Chân trời sáng tạo

Giải SBT Lịch sử 10 trang 3

Bài tập 1 trang 3 SBT Lịch sử 10: Em hãy giải ô chữ hàng ngang dựa theo những gợi ý dưới đây và tìm ô chữ chủ.

- Ô số 1 (9 chữ cái): Thái độ quan trọng và cần thiết trong nghiên cứu lịch sử.

- Ô số 2 (6 chữ cái): Một biến cố, kỉ niệm,... mang tính chất lễ nghi, tôn vinh, diễn ra trong một dịp đặc biệt.

- Ô số 3 (9 chữ cái): Một đức tính quan trọng bậc nhất của người viết sử.

- Ô số 4 (6 chữ cái): Từ chỉ sự phát triển theo hướng tốt hơn trước, phù hợp với sự phát triển của lịch sử.

- Ô số 5 (9 chữ cái): Một phương pháp nghiên cứu lịch sử, kết hợp nhiều ngành để đạt hiệu quả cao.

- Ô số 6 (7 chữ cái): Thành tựu văn minh cơ bản, dùng để lưu trữ và phát triển tri thức.

Ô chữ chủ: (6 chữ cái) là ...................

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

1

K

H

A

C

H

Q

U

A

N

 

 

 

 

2

 

 

 

 

S

U

K

I

E

N

 

 

 

3

 

 

T

R

U

N

G

T

H

U

C

 

 

4

 

 

 

T

I

E

N

B

O

 

 

 

 

5

 

 

 

 

L

I

E

N

N

G

A

N

H

6

 

 

 

 

C

H

U

V

I

E

T

 

 

Ô chữ chủ: (6 chữ cái) là: LỊCH SỬ

Bài tập 2 trang 3 SBT Lịch sử 10: Hãy đọc đoạn lời tựa của nhà bác học Lê Quý Đôn khi viết tác phẩm Đại Việt thông sử vào thế kỉ XVIII:

“Đại để phép làm sử là phải: mỗi sự kiện đều nhặt đủ không bỏ sót, để cho người ta sau khi mở sách ra xem, rõ được manh mối, biết được đầu đuôi, tuy không được mắt thấy tai nghe, mà rõ ràng như chính mình được thấy ... Cố nhiên không nên chép rườm rà nhưng nếu có việc gì thuộc về nghị luận quan trọng và chế tác to lớn thì đều phải theo từng việc mà chép đủ ngày tháng”.

(Lê Quý Đôn, Ngô Thế Long dịch, Đại Việt thông sử, quyển 2, NXB Trẻ và NXB Hồng Bàng, TP. Hồ Chí Minh, năm 2012, trang 13 - 14)

Từ đoạn văn trên, em hãy cho biết nguyên tắc viết sử của nhà bác học Lê Quý Đôn có gì giống và khác nhau với nguyên tắc nghiên cứu lịch sử hiện nay.

Trả lời:

- Điểm giống nhau: ghi chép lịch sử phải phản ánh đầu đủ không gian và thời gian cụ thể (nguyên tắc: toàn diện và cụ thể).

- Điểm khác nhau: bên cạnh nguyên tắc toàn diện và cụ thể, trong nghiên cứu lịch sử, các nhà sử học hiện nay còn đề ra và thực hiện theo các nguyên tắc: khách quan, trung thực, tiến bộ.

Giải SBT Lịch sử 10 trang 4

Bài tập 3 trang 4 SBT Lịch sử 10: Hãy phân loại và nêu chức năng của các loại sử liệu Lê Quý Đôn dùng để viết Đại Việt thông sử vào thế kỉ XVIII thông qua đoạn văn sau:

“Nay bắt đầu biên soạn thì thực lục lại chép sơ lược sai lầm, chưa thể căn cứ hoàn toàn vào đấy, lại phải tìm cả các sách tạp, các bản sót, các liệt truyện, các dã sử, văn khắc vào bia vào đỉnh, gia phả của các thế gia, cùng là các bản sao chép của các học giả Bắc triều,... Tạm xin chép đúng năm tháng, nhặt nhạnh những việc mất mát bổ sung vào chỗ sử trước chưa đủ, ghi lại việc cũ cho đời sau, may ra văn hiến có đủ chứng cớ có thể kể cứu việc cũ, có thể để lại gương sau...”

(Lê Quý Đôn, Ngô Thế Long dịch, Đại Việt thông sử, quyển 2, sđd, trang 15 - 16)

- Các sử liệu: ...................................................................................................................

...................................................................................................................

- Chức năng: ...................................................................................................................

...................................................................................................................

Trả lời:

- Các sử liệu:

+ Sử liệu thành văn (thể hiện ở chi tiết “thực lục…. sách tạp, bản sót, các liệt truyện, văn khắc vào bia và đỉnh, gia phả của các thế gia, các bản sao chép của học giả Bắc triều”).

+ Sử liệu truyền miệng (thể hiện ở chi tiết “các dã sử”)

+ Sử liệu hiện vật (thể hiện ở chi tiết “các bia và đỉnh”).

- Chức năng:

+ Chức năng khoa học: cung cấp tri thức nhằm khôi phục, miêu tả, giải thích hiện tượng lịch sử một cách khách quan, chính xác (thể hiện qua các chi tiết: tạm xin chép đúng năm tháng, nhặt nhạnh những việc mất mát bổ sung vào chỗ sử trước chưa đủ…”)

+ Chức năng giáo dục: thông qua những tấm gương lịch sử, bài học lịch sử (thể hiện qua chi tiết: “ghi lại việc cũ cho đời sau, may ra văn hiến có đủ chứng cớ có thể kể cứu việc cũ, có thể để lại gương sau...”)

Giải SBT Lịch sử 10 trang 5

Bài tập 4 trang 5 SBT Lịch sử 10: Em hãy hoàn thành cây phả hệ gia đình 3 thế hệ từ thời ông bà đến thời của em.

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

(*) Bài tham khảo:

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài tập 5 trang 5 SBT Lịch sử 10: Quan sát Hình 1.1 và hãy cho biết vì sao Tuy-xi-dít (Thucydides) được xem là “Cha đẻ của khoa học lịch sử”. Em có đồng ý với nhận định này không? Hãy giải thích.

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Tuy-xi-dít (Thucydides) được xem là “Cha đẻ của khoa học lịch sử”, do những tiêu chuẩn khắt khe mà ông đưa ra đối với việc thu thập cứ liệu và phân tích lịch sử trên cơ sở quan hệ nhân quả, không có sự can thiệp của các vị thần hay các yếu tố tâm linh.

Giải SBT Lịch sử 10 trang 6, 7

Bài tập 6 trang 6, 7 SBT Lịch sử 10: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

Câu 1 trang 6 SBT Lịch sử 10: Hiện thực lịch sử là tất cả những

A. điều đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại theo ý muốn chủ quan của con người.

B. điều đã diễn ra trong quá khứ tồn tại một cách khách quan, độc lập.

C. hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển của xã hội loài người.

D. nhân vật trong quá khứ đã đóng góp công lao to lớn cho sự phát triển của nhân loại.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 2 trang 6 SBT Lịch sử 10: Con người nhận thức hiện thực lịch sử bằng cách nào?

A. Tái hiện sự kiện lịch sử trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu.

B. Tìm kiếm tư liệu bằng cách sử dụng các phương pháp phù hợp.

C. Tái hiện sự kiện lịch sử bằng phim ảnh hoặc các phương tiện phù hợp.

D. Tìm kiếm sử liệu, dùng những phương pháp và cách tiếp cận phù hợp.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 3 trang 6 SBT Lịch sử 10: Sử quan là

A. viên quan phụ trách việc chép sử thời phong kiến.

B. những nhà nghiên cứu và biên soạn lịch sử.

C. cơ quan lưu trữ các sách lịch sử thời phong kiến.

D. cơ quan biên soạn, ghi chép lịch sử thời phong kiến.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 4 trang 7 SBT Lịch sử 10: Sử gia là

A. viên quan chuyên việc chép sử thời phong kiến.

B. nhà nghiên cứu và biên soạn lịch sử, nhà sử học.

C. cơ quan lưu trữ các sách lịch sử thời phong kiến.

D. cơ quan biên soạn, ghi chép lịch sử thời phong kiến.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 5 trang 7 SBT Lịch sử 10: Quốc sử quán là cơ quan

A. lưu trữ các tư liệu lịch sử thời hiện đại.

B. nghiên cứu khoa học lịch sử thời hiện đại.

C. lưu trữ các sách lịch sử thời phong kiến.

D. biên soạn, ghi chép lịch sử thời phong kiến.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 6 trang 7 SBT Lịch sử 10: Viện sử học là cơ quan

A. lưu trữ các tư liệu lịch sử thời hiện đại.

B. lưu trữ các sách lịch sử thời phong kiến.

C. nghiên cứu khoa học lịch sử thời hiện đại.

D. biên soạn, ghi chép lịch sử thời phong kiến.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 7 trang 7 SBT Lịch sử 10: Trong nghiên cứu sử học, nguyên tắc nào dưới đây là quan trọng nhất?

A. Lịch sử và logic.

B. Lịch sử và cụ thể.

C. Khách quan và toàn diện.

D. Trung thực và tiến bộ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 8 trang 7 SBT Lịch sử 10: Phương pháp logic khác phương pháp lịch sử là phải thấy được

A. quy luật phát triển tất yếu của sự vật, hiện tượng.

B. toàn bộ quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng.

C. tính liên tục trong quá trình phát triển của sự vật.

D. sự gắn kết của không gian, thời gian, con người.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 9 trang 7 SBT Lịch sử 10: Để tìm ra điểm tương đồng hoặc khác biệt của giáo dục thời phong kiến với giáo dục hiện đại ở Việt Nam, chúng ta phải sử dụng phương pháp nghiên cứu sử học nào?

A. Phân kì.

B. Thống kê.

C. So sánh đồng đại.

D. So sánh lịch đại.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 10 trang 7 SBT Lịch sử 10: Để tìm ra điểm chung của các cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp, Mỹ, chúng ta sẽ dùng phương pháp

A. phân kì.

B. thống kê.

C. so sánh đồng đại.

D. so sánh lịch đại.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Bài viết liên quan

480
  Tải tài liệu