Quan sát Hình 16.1, 16.2 và đọc các tư liệu về hệ thống giếng cổ ở Gio An (Quảng Trị) và đập Nha Trinh (Ninh Thuận

Trả lời Bài tập 1 trang 99 SBT Lịch sử 10 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10

398


Giải sách bài tập Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 16: Văn minh Chăm-pa

Bài tập 1 trang 99 SBT Lịch sử 10: Quan sát Hình 16.1, 16.2 và đọc các tư liệu về hệ thống giếng cổ ở Gio An (Quảng Trị) và đập Nha Trinh (Ninh Thuận). Từ đó, hãy cho biết cách làm thuỷ lợi của người Chăm-pa có những ưu điểm nào. Những ưu điểm đó có tác dụng gì đối với sản xuất nông nghiệp hiện nay ở miền Trung Việt Nam?

Tư liệu 16.1. Hệ thống 14 giếng cổ Gio An (Gio Linh, Quảng Trị) được công nhận là Di tích quốc gia năm 2001.Giếng cổ Gio An được xây dựng ven các quả đồi lớn, nhỏ trong hệ đồi ba-dan (bazan) Cồn Tiên, với đặc điểm nổi bật là xây dựng theo phương thức xếp, kè đá, dùng để cung cấp nước cho sinh hoạt và hoạt động nông nghiệp. Kết cấu của giếng phụ thuộc vào từng loại mạch nước, cụ thể là mạch nước ngầm hay mạch nước phun nổi nhưng tất cả các giếng Chăm cổ đều lợi dụng sự chênh lệch về độ cao để tạo ra dòng chảy tự nhiên.

Giếng cổ Gio An có 3 dạng. Một dạng giống có bể lắng và máng dẫn. Mỗi hệ thống giếng có 3 bậc. Bậc cao nhất là bãi đá rất rộng dùng để hứng nước, được xếp bằng đá cuội lớn, rất cứng. Từ bãi hứng này, nước chảy qua các máng được đẽo từ đá tổ ong và chảy xuống bậc thứ 2, gọi là giếng. Giếng cũng được xếp bằng đá cuội lớn, có độ sâu khoảng 1 m. Từ giếng, nước sẽ chảy vào các mướng dẫn tưới tiêu cho đồng ruộng bên dưới.

- Dạng thứ hai là những bể chứa được đào sâu và xếp bằng đá cuội lớn ngay cửa mạch nước trong sườn đồi trực tiếp chảy ra.

- Dạng thứ ba giống giếng khơi vùng nông thôn nhưng cũng có sắp xếp đá thành vòng tròn để chứa nước.

(Ngọc Vũ, Quảng Trị: Khám phá vùng đất có 14 giếng cổ Chăm-pa, trồng ra thứ rau đặc sản độc đáo nhất Việt Nam, Báo Dân Việt ngày 04 - 12 - 2021)

Tư liệu 16.2. Đập Nha Trinh là công trình dẫn thuỷ nhập điền tiêu biểu nhất của Chăm-pa, được xây dựng vào thế kỉ XII thời vua Pô Không Ga-rai. Hiện nay đập dài 385 m, cao 3 m, rộng 5 m gồm những tảng đá nặng vài tạ, khá vuông vức xếp sát nhau mà vẫn tạo ra những kẽ hở để nước có thể chảy luồn qua nên không bao giờ bị tức nước. Giữa các tảng đá là những bụi cây phun chai, một loài cây thuỷ sinh có rễ bám chắc vào thân đá để giữ đập. Từ đập Nha Trinh, một hệ thống mương dẫn rất dài cũng được xây dựng, trong đó Mương Chăm dài đến 60 cây số (chính là mương Cái do phụ nữ đào theo truyền thuyết), còn mượng Đực (tức mượng do nam giới đào) dài khoảng 50 cây số cùng với bốn đập con được xây liền kề để tích nước vào mùa khô đủ tưới cho khoảng 12 000 héc ta đất nông nghiệp.

(Tư liệu tổng hợp)

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 16: Văn minh Chăm-pa - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Ưu điểm: cung cấp nguồn nước phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất

- Tác dụng: khắc phục tình trạng khô hạn, thiếu nước, thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp.

Bài viết liên quan

398