Sách bài tập Sinh học 10 Cánh diều Chủ đề 4: Thành phần hóa học của tế bào
Với giải sách bài tập Sinh học 10 Chủ đề 4: Thành phần hóa học của tế bào sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Sinh học 10 Chủ đề 4.
Giải sách bài tập Sinh học lớp 10 Chủ đề 4: Thành phần hóa học của tế bào - Cánh diều
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Sự vào tỉ lệ phần trăm khối lượng cơ thể, các nguyên tố trong cơ thể sinh vật được chia thành hai nhóm: đại lượng (còn gọi là đa lượng) và vi lượng. Các nguyên tố đại lượng chiếm lượng lớn trong cơ thể còn các nguyên tố vi lượng chiếm lượng rất nhỏ, thường nhỏ hơn 0,01 % khối lượng cơ thể.
→ Trong các nguyên tố trên, Kẽm (Zn) chiếm khoảng 0,003 % là nguyên tố vi lượng đối với cơ thể con người và các động vật có xương sống khác. Các nguyên tố nitrogen (N), calcium (Ca), sodium (Na) là các nguyên tố đại lượng.
Bài 4.2 trang 6 SBT Sinh học 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các sinh vật cần các nguyên tố giống nhau với hàm lượng giống nhau.
B. Sắt (Fe) là một nguyên tố đại lượng cho tất cả các sinh vật.
C. Iodine (I) là một nguyên tố mà cơ thể người cần với lượng rất nhỏ.
D. Carbon, hydrogen, oxygen và nitrogen chiếm khoảng 90% khối lượng cơ thể.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
A. Sai. Các sinh vật có nhu cầu về các nguyên tố khác nhau.
B. Sai. Sắt (Fe) là một nguyên tố vi lượng, trong cơ thể người sắt chiếm khoảng 0,005 %.
C. Đúng. Iodine (I) là một nguyên tố mà cơ thể người cần với lượng rất nhỏ khoảng 0,00002 %.
D. Sai. Carbon, hydrogen, oxygen và nitrogen chiếm khoảng 96 % khối lượng cơ thể.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Trong các nguyên tố trên, Sắt (Fe) là nguyên tố đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể người. Sắt có tác dụng trong tổng hợp hemoglobin (chất vận chuyển oxygen cho các tế bào trong cơ thể) và myoglobin (chất dự trữ oxygen cho cơ thể). Ngoài ra sắt còn tham gia vào thành phần một số enzyme oxi hoá khử như catalase, peroxydase và các cytochrome (những chất xúc tác sinh học quan trọng trong cơ thể). Đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, sắt giúp tạo nên một thai kì khỏe mạnh và an toàn.
A. Carbon (C), sodium (Na), calcium (Ca), nitrogen (N).
B. Carbon (C), cobalt (Co), phosphorus (P), hydrogen (H).
C. Oxygen (O), hydrogen (H), calcium (Ca), sodium (Na).
D. Carbon (C), hydrogen (H), nitrogen (N), oxygen (O).
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Trong số 25 nguyên tố cần thiết cho sự sống, bốn nguyên tố chiếm khoảng 96% khối lượng cơ thể là carbon (C), hydrogen (H), nitrogen (N), oxygen (O). Các nguyên tố này chính là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các hợp chất chính trong tế bào như nước, carbohydrate, lipid, protein và nucleic acid.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Trong cơ thể người, hydrogen chiếm khoảng 9,5 %; phosphorus chiếm khoảng 1,0 %; nitrogen chiếm khoảng 3,2 %; oxygen chiếm khoảng 65,0 % → Trong số các nguyên tố trên, phosphorus là nguyên tố có hàm lượng thấp nhất.
D. Liên kết cộng hóa trị và liên kết hydrogen.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Carbon có bốn electron tự do tham gia liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử carbon khác và các nguyên tử khác như O, N, P,… Do vậy, chỉ các nguyên tử carbon mới có thể tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào như carbohydrate, lipid, protein và nucleic acid.
(1) Chúng liên kết với nhau và với nhiều nguyên tử khác.
(2) Chúng có thể hình thành nhiều loại liên kết cộng hóa trị.
(3) Chúng tạo mạch xương sống cho các phân tử hữu cơ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Carbon có bốn electron tự do tham gia liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử carbon khác và các nguyên tử khác như O, N, P,… Do vậy, chỉ các nguyên tử carbon mới có thể tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào như carbohydrate, lipid, protein và nucleic acid.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Nguyên tử carbon có bốn electron ở lớp ngoài cùng (có hóa trị bốn) nên có thể cho đi hoặc thu về bốn electron để có đủ tám electron ở lớp ngoài cùng, do đó, nó có thể hình thành liên kết với các nguyên tử khác (C, H, O, N, P, S). Nhờ đặc điểm này, carbon có thể hình thành các mạch carbon với cấu trúc khác nhau, là cơ sở hình thành vô số hợp chất hữu cơ.
B. liên kết cộng hóa trị không phân cực.
C. liên kết cộng hóa trị phân cực.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Trong một phân tử nước, hai nguyên tử hydrogen liên kết với một nguyên tử oxygen bằng liên kết cộng hóa trị phân cực. Trong đó, oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nên cặp electron dùng chung có xu hướng lệch về phía oxygen. Do đó, đầu oxygen của phân tử nước sẽ mang điện tích âm, còn đầu hydrogen sẽ mang điện tích dương. Điều này đã tạo nên tính phân cực của phân tử nước.
Bài 4.10 trang 8 SBT Sinh học 10: Liên kết nào sau đây được hình thành giữa các phân tử nước?
D. Cả liên kết cộng hóa trị và liên kết hydrogen.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Do có tính phân cực, các phân tử nước có thể liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen. Nhờ liên kết giữa các phân tử nước với nhau và khả năng liên kết của nước vào thành tế bào đã tạo nên cột nước liên tục giúp cho quá trình vận chuyển nước trong thân cây; cũng như tạo ra sức căng bề mặt.
Bài 4.11 trang 8 SBT Sinh học 10: Nước có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể là do
A. có sự hấp thụ và giải phóng nhiệt khi liên kết hydrogen bị phá vỡ và hình thành.
B. các phân tử nước có kích thước nhỏ.
C. nước là một dung môi hòa tan nhiều chất.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Sự phá vỡ và hình thành các liên kết hydrogen giữa các phân tử nước dẫn đến nước có khả năng hấp thụ và thải ra một lượng nhiệt lớn. Khi nước bay hơi và ngưng tụ giúp tế bào và cơ thể điều hòa nhiệt.
Bài 4.12 trang 8 SBT Sinh học 10: Nước có thể hình thành liên kết hydrogen vì
A. oxygen có hóa trị II và hydrogen có hóa trị I.
B. liên kết giữa các nguyên tử hydrogen – oxygen là liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. nguyên tử oxygen trong phân tử nước tích điện âm.
D. mỗi nguyên tử hydrogen trong phân tử nước tích điện âm.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Trong một phân tử nước, hai nguyên tử hydrogen liên kết với một nguyên tử oxygen bằng liên kết cộng hóa trị phân cực. Trong đó, oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nên cặp electron dùng chung có xu hướng lệch về phía oxygen. Do đó, đầu oxygen của phân tử nước sẽ mang điện tích âm, còn đầu hydrogen sẽ mang điện tích dương. Nhờ đó, nước có thể hình thành liên kết hydrogen với nhau hoặc liên kết với các phân tử phân cực khác.
Bài 4.13 trang 8 SBT Sinh học 10: Nước hóa hơi khi loại liên kết nào bị phá vỡ?
B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.
C. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Các phân tử nước được liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen → Nước hóa hơi khi liên kết hydrogen bị phá vỡ, khi đó sẽ giúp cơ thể thải ra một lượng nhiệt lớn.
A. sự tỏa nhiệt do hình thành liên kết hydrogen.
B. sức căng bề mặt lớn của nước.
C. sự hấp thu nhiệt do phá vỡ các liên kết hydrogen.
D. sự thay đổi tỉ trọng khi hơi nước ngưng tụ thành chất lỏng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Các phân tử nước được liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen → Nhiệt độ môi trường thường tăng khi nước ngưng tụ do sự tỏa nhiệt khi hình thành liên kết hydrogen.
Bài 4.15 trang 9 SBT Sinh học 10: Phân tử tương tác với các phân tử nước trong hình sau là
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Phân tử nước có tính phân cực: Đầu oxygen của phân tử nước sẽ mang điện tích âm, còn đầu hydrogen sẽ mang điện tích dương. Trong hình trên, các đầu hydrogen tích điện dương quay về phía phân tử được tương tác → Phân tử tương tác với các phân tử nước trong hình trên là phân tử tích điện âm.
Bài 4.16 trang 9 SBT Sinh học 10: Nước là dung môi hòa tan nhiều chất khác vì
A. các phân tử nước liên kết chặt với nhau.
B. các phân tử nước hình thành liên kết hydrogen với các chất.
C. các phân tử nước hình thành liên kết cộng hóa trị với các chất.
D. các phân tử nước bay hơi ở nhiệt độ cao.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Nước là dung môi hoà tan hầu hết các chất cần thiết cho sự sống vì các phân tử nước có tính phân cực. Do tính phân cực, các phân tử nước có sự hấp dẫn tĩnh điện với nhau. Sự hấp dẫn tĩnh điện của các phân tử nước được tạo nên bởi mối liên kết hydrogen. Liên kết hydrogen là các liên kết yếu do vậy chúng có thể dễ dàng hình thành và phá vỡ. Vì vậy, các phân tử nước có thể liên kết với các phân tử phân cực khác, dẫn đến sự hòa tan các chất.
Bài 4.17 trang 9 SBT Sinh học 10: Chất nào sau đây chứa nitrogen?
B. Monosaccharide, ví dụ như glucose.
C. Steroid, ví dụ như cholesterol.
D. Amino acid, ví dụ như tryptophan.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
- Rượu, monosaccharide, steroid chỉ chứa C, H, O không chứa N.
- Amino acid là đơn phân cấu tạo nên protein, chứa nhóm amino (-NH2).
A. Monosaccharide / Polysaccharide.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
A. Đúng. Monosaccharide là đơn phân cấu tạo nên polysaccharide, mỗi polysaccharide gồm nhiều hơn 2 phân tử monosaccharide.
B. Đúng. Amino acid là đơn phân cấu tạo nên protein, có khoảng hơn 20 loại amino acid cấu tạo nên protein.
C. Sai. Triglyceride là lipid không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
D. Đúng. Nucleotide là đơn phân cấu tạo nên nucleic acid, trong đó, DNA được cấu tạo từ 4 loại nucleotide A, T, G, C còn RNA được cấu tạo từ 4 loại A, U, G, C.
C. Các phản ứng trùng ngưng chỉ có thể xảy ra sau phản ứng thủy phân.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
A. Sai. Phản ứng trùng ngưng có thể tạo thành nhiều polymer khác nhau như polysaccharide, protein,…
B. Đúng. Phản ứng tổng hợp polymer xảy ra thông qua việc loại bỏ phân tử nước và phản ứng phân giải các polymer xảy ra thông qua việc bổ sung phân tử nước.
C. Sai. Các phản ứng trùng ngưng không nhất thiết phải xảy ra sau phản ứng thủy phân.
D. Sai. Phản ứng trùng ngưng là phản ứng loại nước nên số carbon không bị giảm.
Bài 4.20 trang 9 SBT Sinh học 10: Tất cả carbohydrate
C. bao gồm một hoặc nhiều gốc đường đơn.
D. được tìm thấy trong màng sinh chất.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Carbohydrate gồm một hoặc nhiều gốc đường đơn. Trong đó, monosaccharide là carbohydrate gồm 1 gốc đường đơn, disaccharide là carbohydrate gồm 2 gốc đường đơn, polysaccharide là carbohydrate gồm nhiều hơn 2 gốc đường đơn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Carbohydrate đặc biệt là glucose là nguyên liệu trực tiếp tham gia vào quá trình hô hấp tế bào tạo năng lượng cho cơ thể. Bởi vậy, để có nguồn năng lượng nhanh nhất, học sinh này nên ăn thức ăn có chứa nhiều carbohydrate như chuối, nho,…
Bài 4.22 trang 10 SBT Sinh học 10: Chất nào sau đây không phải là polymer?
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
- Sucrose là một disaccharide, không phải là polysaccharide.
- Glycogen, tinh bột, celullose là các polysaccharide, chúng là các polymer của các monosaccharide kết hợp với nhau bằng liên kết glycoside, được hình thành qua nhiều phản ứng trùng ngưng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Disaccharide được hình thành bằng 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glycoside, được hình thành qua phản ứng trùng ngưng mất đi 1 phân tử nước → Công thức phân tử của một disaccharide được tạo ra từ hai phân tử glucose là C12H22O11.
A. (1) thành phần chính duy trì hình dạng tế bào thực vật; (2) nguồn năng lượng cho tế bào động vật.
D. (1) carbohydrate dự trữ của tế bào thực vật; (2) carbohydrate dự trữ của tế bào động vật.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Tinh bột và glycogen là hai polysaccharide khác nhau về chức năng, trong đó tinh bột là carbohydrate dự trữ của tế bào thực vật, còn glycogen là carbohydrate dự trữ của tế bào động vật.
Bài 4.25 trang 10 SBT Sinh học 10: Điều nào sau đây là đúng với cả tinh bột và cellulose?
A. Chúng đều là polymer của glucose.
B. Chúng đều có thể được tiêu hóa bởi con người.
C. Chúng đều dự trữ năng lượng trong tế bào thực vật.
D. Chúng đều là thành phần cấu tạo của thành tế bào thực vật.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
A. Đúng. Tinh bột và cellulose đều là polymer của glucose.
B. Sai. Con người có thể tiêu hóa tinh bột, nhưng không thể tiêu hóa cellulose.
C, D. Sai. Tinh bột có chức năng dự trữ năng lượng trong tế bào thực vật còn cellulose là thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào của thực vật.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Khi phân tích thành phần carbohydrate ở tế bào gan, loại polysaccharide dự trữ năng lượng chiếm hàm lượng đáng kể là glycogen. Glycogen được cấu tạo từ nhiều phân tử glucose kết hợp lại nhưng phân tử này phân nhánh rất mạnh, có chức năng dự trữ năng lượng ngắn hạn ở người và các động vật.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Lactose được cấu tạo từ 2 phân tử đường đơn, bao gồm một phân tử glucose liên kết với một phân tử galactose → Lactose là một loại disaccharide.
Bài 4.28 trang 11 SBT Sinh học 10: Tinh bột được phân giải khi phá vỡ
A. liên kết glycoside giữa các gốc fructose.
B. liên kết glycoside giữa các gốc glucose.
C. liên kết ester giữa các gốc glucose.
D. liên kết peptide giữa các gốc amino acid.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Tinh bột được cấu tạo từ hàng trăm đến hàng nghìn đơn phân là glucose bằng liên kết glycoside, được hình thành qua nhiều phản ứng ngưng tụ → Tinh bột được phân giải khi phá vỡ liên kết glycoside giữa các gốc glucose.
Bài 4.29 trang 11 SBT Sinh học 10: Phát biểu nào sau đây là đúng đối với cellulose?
A. Cellulose là một loại polymer bao gồm các monomer fructose.
B. Cellulose là một polysaccharide dự trữ năng lượng trong tế bào thực vật.
C. Cellulose là một polysaccharide dự trữ năng lượng trong tế bào động vật.
D. Cellulose là thành phần cấu trúc chính của thành tế bào thực vật.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
A. Sai. Cellulose là một loại polymer bao gồm các monomer glucose liên kết với nhau tạo thành mạch thẳng, không phân nhánh.
B, C. Sai. Cellulose là một polysaccharide có chức năng là thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào của thực vật.
D. Đúng. Cellulose là thành phần cấu trúc chính của thành tế bào thực vật.
A. Là chuỗi polysaccharide mạch thẳng.
B. Là chuỗi polysaccharide phân nhiều nhánh.
C. Gồm nhiều chuỗi polysaccharide mạch thẳng bện xoắn với nhau.
D. Là polysaccharide mạch vòng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Tinh bột được cấu tạo từ hàng trăm đến hàng nghìn đơn phân là glucose, gồm 2 dạng là amylopectin (có cấu trúc phân nhánh nhiều) và amylose (ít phân nhánh hơn), tinh bột chứa càng nhiều dạng amylopectin thì càng khó phân giải → Cấu tạo của tinh bột với chức năng dự trữ năng lượng ở tế bào là tinh bột là chuỗi polysaccharide phân nhiều nhánh.
A. các nhóm carboxyl khác nhau liên kết với một nguyên tử carbon.
B. các nhóm amino khác nhau liên kết với một nguyên tử carbon.
C. các mạch bên khác nhau liên kết với một nguyên tử carbon.
D. các nguyên tử carbon khác nhau liên kết với cùng một loại mạch bên.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Các amino acid đều được cấu tạo từ một nguyên tử carbon trung tâm liên kết với một nhóm amino (-NH2), một nhóm carboxyl (-COOH), một nguyên tử H và một mạch bên còn gọi là nhóm R → Các amino acid phân biệt với nhau bởi nhóm R.
Bài 4.32 trang 11 SBT Sinh học 10: Hai nhóm chức luôn có trong amino acid là
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Các amino acid đều được cấu tạo từ một nguyên tử carbon trung tâm liên kết với một nhóm amino (-NH2), một nhóm carboxyl (-COOH), một nguyên tử H và một mạch bên còn gọi là nhóm R → Hai nhóm chức luôn có trong amino acid là carboxyl và amino.
Bài 4.33 trang 11 SBT Sinh học 10: Chất nào sau đây có nhiều trong trứng, thịt và sữa?
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Trứng, thịt và sữa là những thực phẩm giàu protein.
A. mạch bên của amino acid trong phân tử protein.
B. nhóm amino của amino acid mà chúng chứa.
C. nhóm carboxyl của amino acid mà chúng chứa.
D. các amino acid ở đầu chứa nhóm amino tự do.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Protein được cấu tạo từ các đơn phân là amino acid. Mà các amino acid đều được cấu tạo từ một nguyên tử carbon trung tâm liên kết với một nhóm amino (-NH2), một nhóm carboxyl (-COOH), một nguyên tử H và một mạch bên còn gọi là nhóm R → Các amino acid phân biệt với nhau bởi nhóm R. Bởi vậy, các hình dạng và chức năng khác nhau của các protein khác nhau được xác định bởi mạch bên của amino acid trong phân tử protein.
Bài 4.35 trang 12 SBT Sinh học 10: Tất cả các protein
C. gồm một hoặc nhiều polypeptide.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Tất cả các protein gồm một hoặc nhiều polypeptide. Đối với những phân tử protein gồm hai hay nhiều chuỗi polypeptide sẽ có cấu trúc không gian bậc 4.
B. Đặc trưng cho phân tử protein.
C. Quyết định cấu trúc không gian của phân tử protein.
D. Được xác định bởi trình tự gene tương ứng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Cấu trúc bậc 1 của phân tử protein là trình tự sắp xếp các amino acid trong chuỗi polypeptide và được ổn định bằng liên kết peptide, không phân nhánh. Cấu trúc bậc 1 đặc trưng cho từng loại protein, được xác định bởi trình tự gene tương ứng, quyết định cấu trúc không gian của phân tử protein.
Bài 4.37 trang 12 SBT Sinh học 10: Cấu trúc bậc 3 của một phân tử protein là
A. sự liên kết của một số chuỗi polypeptide.
B. trình tự các amino acid trong một chuỗi polypeptide.
C. sự xoắn, gấp nếp cục bộ của một chuỗi polypeptide.
D. hình dạng không gian ba chiều của chuỗi polypeptide cuộn gập hoàn chỉnh.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Cấu trúc bậc 3 của một phân tử protein là hình dạng không gian ba chiều của chuỗi polypeptide cuộn gập hoàn chỉnh. Cấu trúc bậc 3 được giữ ổn định nhờ liên kết disulfide (S – S) giữa hai gốc cysteine ở xa nhau trong chuỗi và các liên kết kết như tương tác kị nước, liên kết hydrogen, liên kết ion giữa các gốc R.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
- Cấu trúc bậc 2 của protein được hình thành khi một chuỗi polypeptide có đoạn xoắn cục bộ nhờ liên kết hydrogen giữa các liên kết peptide.
- Cấu trúc bậc 1 là chuỗi polypeptide mạch thẳng.
- Cấu trúc bậc 3 là dạng chuỗi polypeptide cuộn lại trong không gian ba chiều.
- Cấu trúc bậc 4 là dạng hai hay nhiều chuỗi polypeptide liên kết với nhau và cuộn xoắn trong không gian.
Bài 4.39 trang 12 SBT Sinh học 10: Cấu trúc bậc 4 của hemoglobin là
A. chuỗi polypeptide gồm các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide.
B. sự tương tác giữa bốn chuỗi polypeptide có cấu trúc không gian nhất định.
C. sự cuộn gập của toàn chuỗi polypeptide.
D. sự xoắn hoặc gấp nếp cục bộ của chuỗi polypeptide.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
A. Sai. Chuỗi polypeptide gồm các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide là cấu trúc bậc 1.
B. Đúng. Sự tương tác giữa bốn chuỗi polypeptide có cấu trúc không gian nhất định là cấu trúc bậc 4.
C. Sai. Sự cuộn gập của toàn chuỗi polypeptide là cấu trúc bậc 3.
D. Sai. Sự xoắn hoặc gấp nếp cục bộ của chuỗi polypeptide là cấu trúc bậc 2.
(1) Cấu trúc bậc 1 của protein sẽ bị thay đổi.
(2) Cấu trúc bậc 3 của protein có thể bị thay đổi.
(3) Hoạt động chức năng của protein có thể bị thay đổi.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Việc thay đổi một amino acid trong phân tử protein sẽ làm thay đổi cấu trúc bậc 1 của protein. Mà cấu trúc bậc 1 là cấu trúc quyết định cấu trúc không gian và chức năng của phân tử protein. Do đó, việc thay đổi một amino acid trong phân tử protein có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng là:
(1) Cấu trúc bậc 1 của protein sẽ bị thay đổi.
(2) Cấu trúc bậc 3 của protein có thể bị thay đổi.
(3) Hoạt động chức năng của protein có thể bị thay đổi.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Cấu trúc không gian của phân tử protein có ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng của phân tử protein, khi protein mất cấu trúc không gian thì protein bị biến tính và mất chức năng sinh học. Bởi vậy, việc thay đổi cấu trúc bậc 1, bậc 2 hoặc bậc 3 đều có thể thay đổi chức năng của một loại protein.
A. Là chất dự trữ năng lượng chủ yếu trong tế bào.
B. Xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào.
C. Liên kết với phân tử tín hiệu trong quá trình truyền thông tin giữa các tế bào.
D. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Trong tế bào, carbohydrate mới là chất dự trữ năng lượng chủ yếu. Còn protein không phải là chất dự trữ năng lượng chủ yếu mà chỉ tham gia cung cấp năng lượng cho tế bào trong trường hợp thiếu hụt carbohydrate.
Bài 4.43 trang 13 SBT Sinh học 10: Tất cả các nucleic acid
B. là các polymer của các nitrogenous base.
C. là các polymer của nucleotide.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
A. Sai. Chỉ có DNA mới chứa đường deoxyribose còn RNA chứa đường ribose.
B. Sai. Nitrogenous base là thành phần cấu tạo nên nucleotide và nucleotide mới là đơn phân của các nucleic acid.
C. Đúng. Tất cả các nucleic acid là các polymer của nucleotide.
D. Sai. DNA thường có dạng xoắn kép còn RNA thường có dạng xoắn đơn.
Bài 4.44 trang 13 SBT Sinh học 10: Phát biểu nào sau đây mô tả một phân tử DNA?
B. Phân tử DNA có cấu trúc xoắn kép.
C. Mỗi nucleotide của phân tử DNA chứa ba nhóm phosphate.
D. Phân tử DNA được cấu tạo từ hai mươi loại nucleotide khác nhau.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
A. Sai. Phân tử DNA chứa 4 loại đơn phân là A, T, G, C không chứa U.
B. Đúng. Phân tử DNA ở sinh vật có cấu trúc xoắn kép.
C. Sai. Mỗi nucleotide của phân tử DNA chỉ chứa 1 nhóm phosphate.
D. Sai. Phân tử DNA được cấu tạo từ 4 loại nucleotide khác nhau.
Bài 4.45 trang 13 SBT Sinh học 10: Một nucleotide chứa một gốc pentose, một nhóm phosphate và
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Một nucleotide có cấu tạo gồm 3 phần:
- Một nhóm phosphate.
- Một gốc pentose gồm 2 loại deoxyribose (đối với DNA) hoặc ribose (đối với RNA).
- Một nitrogenous base gồm 2 nhóm purine (A, G) và pyrimidine (C, T, U).
Bài 4.46 trang 13 SBT Sinh học 10: Chuỗi nucleotide với trình tự GAACCGGAACAU
A. có số lượng base purine nhiều hơn số lượng base pyrimidine.
B. có số lượng base pyrimidine nhiều hơn số lượng base purine.
C. có số lượng base purine bằng số lượng base pyrimidine.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Một nitrogenous base gồm 2 nhóm purine (A, G) và pyrimidine (C, T, U) → Trong chuỗi nucleotide trên có 8 purine và 4 pyrimidine → Chuỗi nucleotide trên có số lượng base purine nhiều hơn số lượng base pyrimidine.
D. 5’-3’ phosphoester và 3’-5’ phosphoester.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Trong phân tử nucleic acid, các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết 3’-5’ phosphoester. Liên kết phosphoester trong phân tử nucleic acid là liên kết được hình thành giữa nhóm OH (ở vị trí C số 3 của phân tử đường pentose) của nucleotide này với nhóm phosphate (liên kết với phần tử đường pentose ở vị trí C số 5) của nucleotide bên cạnh.
Bài 4.48 trang 14 SBT Sinh học 10: DNA khác RNA ở đặc điểm:
A. số lượng nitrogenous base khác nhau.
B. số lượng nhóm phosphate giữa các đường trong bộ khung đường – phosphate.
C. loại đường có trong bộ khung đường – phosphate.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
A. Sai. Số lượng nitrogenous base của DNA và RNA đều giống nhau, đều là 4.
B. Sai. Mỗi nucleotide cấu tạo nên DNA và RNA đều chỉ có 1 nhóm phosphate.
C. Đúng. DNA khác RNA ở đặc điểm loại đường có trong bộ khung đường – phosphate, loại đường trong DNA là deoxyribose còn loại đường trong RNA là ribose.
D. Sai. DNA và RNA đều chứa 2 loại base purine A và G, khác nhau ở base pyrimidine T và U.
(1) RNA chứa thymine thay vì uracil.
(2) RNA là sợi đơn, DNA là sợi kép.
(3) RNA chứa ribose, DNA chứa deoxyribose.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
(1) Sai. RNA chứa uracil thay vì thymine.
(2) Đúng. RNA là sợi đơn, DNA là sợi kép.
(3) Đúng. RNA chứa ribose, DNA chứa deoxyribose.
Bài 4.50 trang 14 SBT Sinh học 10: Sự ghép đôi của hai sợi DNA được thực hiện bởi
A. liên kết cộng hóa trị giữa hai base purine.
B. liên kết hydrogen giữa cytosine và guanine.
C. liên kết hydrogen giữa base purine và base pyrimidine.
D. liên kết cộng hóa trị giữa adenine và thymine.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Sự ghép đôi của hai sợi DNA được thực hiện bởi liên kết hydrogen giữa cytosine và guanine theo nguyên tắc bổ sung. Trong đó, A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogen, G liên kết với C bằng 3 liên kết hydrogen.
(1) Gồm 2 chuỗi polynucleotide xoắn đều đặn và ngược chiều nhau.
(2) Có chứa adenine, guanine, cytosine, uracyl và thymine.
(3) Có các cặp nitrogenous base là A-U, G-C.
(4) Liên kết giữa các nitrogenous base của hai chuỗi đối diện là liên kết hydrogen.
(5) Liên kết giữa các nucleotide là liên kết phosphodiester.
A. (1), (2), (3).
B. (2), (3), (4).
C. (2), (3), (5).
D. (1), (4), (5).
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
(1) Đúng. DNA gồm 2 chuỗi polynucleotide xoắn đều đặn và ngược chiều nhau, một chuỗi có chiều 3’ – 5’ còn một mạch có chiều 5’ – 3’.
(2) Sai. DNA có chứa 4 loại nitrogenous base là adenine, guanine, cytosine và thymine.
(3) Sai. DNA có các cặp nitrogenous base là A-T, G-C.
(4) Đúng. Trong DNA, liên kết giữa các nitrogenous base của hai chuỗi đối diện là liên kết hydrogen (A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogen, G liên kết với C bằng 3 liên kết hydrogen).
(5) Đúng. Trên một chuỗi polynucleotide, liên kết giữa các nucleotide là liên kết phosphodiester được hình thành giữa nhóm OH của phân tử đường của nucleotide này với nhóm phosphate của nucleotide ở vị trí kế tiếp.
Bài 4.52 trang 14 SBT Sinh học 10: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về lipid?
B. Chúng là thành phần quan trọng của màng tế bào.
C. Chúng không phải là polymer.
D. Chúng được cấu tạo hoặc không được cấu tạo từ acid béo.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Lipid là nhóm các phân tử sinh học có cấu tạo hóa học đa dạng, thường không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ như ether, acetone. Đây là nhóm phân tử lớn không có cấu trúc đa phân (polymer).
Bài 4.53 trang 14 SBT Sinh học 10: Chức năng nào sau đây không phải của lipid?
B. Vận chuyển các chất qua màng.
D. Điều hòa tính lỏng của màng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
- Lipid có chức năng dự trữ năng lượng, bảo vệ (lớp mỡ dưới da có vai trò làm lớp đệm cách nhiệt và lớp mỡ bao quanh các cơ quan giúp bảo vệ chúng tránh khỏi các tổn thương do tác động cơ học), điều hòa tính lỏng của màng (cholesterol tham gia cấu tạo màng sinh chất và điều hòa tính lỏng của màng ở tế bào động vật).
- Lipid không có chức năng vận chuyển các chất qua màng mà protein màng giữ vai trò này.
Bài 4.54 trang 15 SBT Sinh học 10: Số lượng lớn liên kết carbon – hydrogen trong phân tử lipid
A. làm cho lipid tan trong nước.
B. tích trữ nhiều năng lượng hơn liên kết carbon – oxygen trong phân tử carbohydrate.
C. tạo nhiều liên kết hydrogen với các phân tử khác.
D. được tìm thấy ở đầu chứa nhóm carboxyl ở tất cả các lipid.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Số lượng lớn liên kết carbon – hydrogen trong phân tử lipid tích trữ nhiều năng lượng hơn liên kết carbon – oxygen trong phân tử carbohydrate → Một gam triglyceride sản sinh ra năng lượng gấp khoảng hai lần so với một gam carbohydrate.
Bài 4.55 trang 15 SBT Sinh học 10: Một phân tử với công thức C18H36O2 có thể là
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Axit béo là axit đơn chức mạch C dài, không phân nhánh, có số cacbon chẵn (thường từ 12C đến 24C), có thể no hoặc không no → Một phân tử với công thức C18H36O2 có thể là một acid béo.
Bài 4.56 trang 15 SBT Sinh học 10: Những điều nào sau đây là đúng khi nói về lipid?
(2) Đóng vai trò quan trọng cho việc dự trữ năng lượng.
(3) Là thành phần quan trọng của màng sinh học.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
(1) Đúng. Lipid là hợp chất kị nước (không tan trong nước).
(2) Đúng. Lipid (mỡ, dầu) đóng vai trò quan trọng cho việc dự trữ năng lượng ở động vật và một số thực vật.
(3) Đúng. Phospholipid, steroid, cholesterol,… là thành phần quan trọng của màng sinh học.
Bài 4.57 trang 15 SBT Sinh học 10: Phospholipid có thể hình thành hai lớp của màng vì chúng
C. lưỡng tính (có phần mang tính acid, có phần mang tính base).
D. lưỡng cực (có phần ưa nước, có phần kị nước).
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Phospholipid là một loại chất béo phức tạp, được cấu tạo từ một phân tử glycerol liên kết với hai acid béo ở một đầu, đầu còn lại liên kết với nhóm phosphate. Nhóm phosphate thường liên kết với một nhóm được gọi là choline, tạo thành phosphatidylcholine. Với cấu trúc này, phospholipid được xem là một phân tử lưỡng cực, một đầu có phosphatidylcholine có tính ưa nước và hai đuôi acid béo kị nước. Nhờ tính lưỡng cực, phospholipid có thể hình thành hai lớp tạo nên cấu trúc màng của các loại tế bào.
Bài 4.58 trang 15 SBT Sinh học 10: Triglyceride là
A. một lipid được hình thành từ ba phân tử acid béo và một phân tử glycerol bằng phản ứng loại nước.
B. một lipid có cấu trúc bậc ba.
C. một lipid tạo nên phần lớn màng sinh chất.
D. một lipid được hình thành từ ba phân tử rượu bằng phản ứng loại nước.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
A. Đúng. Triglyceride là một lipid được hình thành từ ba phân tử acid béo và một phân tử glycerol bằng phản ứng loại nước.
B. Sai. Triglyceride không có cấu trúc bậc ba.
C. Sai. Triglyceride có chức năng chủ yếu là dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể, phospholipid mới là một lipid tạo nên phần lớn màng sinh chất.
D. Sai. Triglyceride gồm 1 phân tử glycerol liên kết với 3 phân tử acid béo (no hoặc không no).
Bài 4.59 trang 15 SBT Sinh học 10: Ghép tên phân tử với đặc điểm của phân tử đó.
Lời giải:
(a) – (5): Protein (enzyme) có thể làm tăng tốc độ phản ứng hóa học.
(b) – (4): Một số carbohydrate như glucose có thể hòa tan trong nước.
(c) – (1): Nucleic acid (DNA) có thể lưu trữ và truyền thông tin ở mức phân tử.
(d) – (2): Nước có thể hòa tan một số phân tử loại khác.
(e) – (3): Lipid (phospholipid, steroid, cholesterol,…) là thành phần chính của màng sinh chất.
Lời giải:
Carbon là nguyên tố quan trọng trong cấu tạo các phân tử sinh học của tế bào vì:
- Các phân tử sinh học là các hợp chất hữu cơ (chứa carbon).
- Carbon tạo mạch xương sống của các phân tử sinh học.
- Carbon có thể tạo các loại liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử carbon khác và các nguyên tử khác như liên kết đơn, liên kết đôi và các mạch carbon như mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng từ đó tạo nên sự đa dạng về cấu trúc của các phân tử sinh học.
Lời giải:
Những đặc điểm của triglyceride làm cho nó thực hiện tốt vai trò dự trữ năng lượng:
- Triglyceride chứa các mạch hydrocarbon dài với tỉ lệ C/O cao hơn nhiều so với carbohydrate, do đó dự trữ nhiều năng lượng hơn.
- Ngoài ra, triglyceride kị nước nên chiếm thể tích ít hơn trong tế bào.
a) Có thể dự đoán hợp chất này thuộc loại nào? Giải thích.
b) Hợp chất này thường đóng vai trò gì trong tế bào? Cho ví dụ minh họa.
Lời giải:
a) Hợp chất có tỉ lệ các nguyên tố carbon, hydrogen và oxygen là 1 : 2 : 1 là monosaccharide vì monosaccharide có công thức phân tử Cn(H2O)n và thuộc loại hexose vì nó có 6 carbon.
b) Vai trò của hexose:
- Hexose là phân tử cung cấp năng lượng cho tế bào, ví dụ glucose là nguồn cung cấp năng lượng cho nhiều tế bào nhân sơ và nhân thực.
- Hexose là nguyên liệu để tổng hợp nhiều chất phức tạp như disaccharide (sucrose có cấu tạo từ glucose và fructose), polysaccharide (tinh bột, glycogen, cellulose được cấu tạo từ glucose), glycoprotein.
Bài 4.63 trang 16 SBT Sinh học 10: Cho peptide sau:
a) Peptide này có bao nhiêu amino acid?
b) Hãy đóng khung xung quanh các nguyên tử của từng liên kết peptide.
Lời giải:
a) Mỗi amino acid có 1 mạch bên R mà chuỗi peptide trên có 5 mạch bên R → Peptide trên có 5 amino acid.
b) Đóng khung xung quanh các nguyên tử của từng liên kết peptide:
c) Đánh dấu đầu có nhóm amino tự do bằng hình tròn và đầu có nhóm carboxyl tự do bằng hình tam giác:
Bài viết liên quan
- Sách bài tập Sinh học 10 Cánh diều Chủ đề 2: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống
- Sách bài tập Sinh học 10 Cánh diều Chủ đề 3: Giới thiệu chung về tế bào
- Sách bài tập Sinh học 10 Cánh diều Chủ đề 5: Cấu trúc của tế bào
- Sách bài tập Sinh học 10 Cánh diều Chủ đề 6: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào
- Sách bài tập Sinh học 10 Cánh diều Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào