Bộ 30 đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án
Bộ 30 đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Vật lí 10 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:
[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Vật lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi học kì 1 Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 1)
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1. Lĩnh vực nào sau đây là kết quả ứng dụng của ngành vật lí?
A. Nghiên cứu về sự trao đổi chất của các loại sinh vật.
B. Nghiên cứu sự phát minh và phát triển của các vi khuẩn.
C. Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng khác nhau.
D. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội.
Câu 2: Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước lại khó hơn?
A. Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động.
B. Vì khi xuống nước, chúng ta “nặng hơn”.
C. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản.
D. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
Câu 3. Sai số tỉ đối là tỉ số giữa sai số
A. tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.
B. tuyệt đối và sai số dụng cụ.
C. dụng cụ và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.
D. dụng cụ và giá trị của mỗi lần đo.
Câu 4. Nguyên nhân do sai số ngẫu nhiên trong quá trình đo một đại lượng vật lý, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thao tác đo không chuẩn.
B. Điều kiện làm thí nghiệm không ổn định.
C. Dụng cụ đo không chuẩn.
D. Mắt người đọc không chuẩn.
Câu 5: Một quả cầu khối lượng m = 1 kg, bán kính r = 8 cm. Tìm vận tốc rơi cực đại của quả cầu. Biết rằng lực cản của không khí có biểu thức F = kSv2 hệ số k = 0,024
A. 14,4 m/s.
B. 144 m/s.
C. 50 m/s.
D. 35 m/s.
Câu 6. Chọn câu sai?
A. Độ dịch chuyển là một đại lượng vecto, cho biết độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của vật.
B. Khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được là bằng nhau.
C. Khi vật chuyển động thẳng, có đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được không bằng nhau.
D. Khi vật chuyển động thẳng, có đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được là bằng nhau.
Câu 7. Chọn đáp án đúng khi nói về tốc độ tức thời.
A. Tốc độ tức thời đại diện cho độ nhanh chậm của chuyển động trên cả quãng đường.
B. Tốc độ tức thời chỉ mang tính đại diện cho độ nhanh chậm của chuyển động tại một thời điểm xác định.
C. Tốc độ tức thời là tốc độ trung bình trong toàn bộ thời gian chuyển động.
D. Tốc độ tức thời là cách gọi khác của tốc độ trung bình.
Câu 8: Lực tổng hợp của hai lực đồng quy có độ lớn lớn nhất khi hai lực thành phần
A. Cùng phương, cùng chiều.
B. Cùng phương, ngược chiều.
C. Vuông góc với nhau.
D. Hợp với nhau một góc khác không.
Câu 9. Độ dốc của đồ thị độ dịch chuyển - thời gian trong chuyển động thẳng cho biết
A. độ lớn của độ dịch chuyển.
B. độ lớn thời gian chuyển động.
C. độ lớn quãng đường chuyển động.
D. độ lớn vận tốc chuyển động.
Câu 10. Đồ thị nào sau đây đúng cho chuyển động thẳng đều, với trục tung thể hiện độ dịch chuyển d, trục hoành thể hiện thời gian t?
A.
B.
C.
D.
Câu 11. Gia tốc là
A. khái niệm chỉ sự gia tăng tốc độ.
B. khái niệm chỉ sự thay đổi tốc độ.
C. là đại lượng cho biết sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc.
D. là tên gọi khác của đại lượng .
Câu 12: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = F2 = 30 N. Góc tạo bởi hai lực là 120o. Độ lớn của hợp lực :
A. 60 N
B. N.
C. 30 N.
D. N .
Câu 13. Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều v = v0 + at thì
A. a luôn cùng dấu với v.
B. a luôn ngược dấu với v.
C. a luôn âm.
D. v luôn dương.
Câu 14. Câu nào sau đây nói về sự rơi là đúng?
A. Khi không có sức cản, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
B. Ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc.
C. Khi rơi tự do, vật nào ở độ cao lớn hơn sẽ rơi với gia tốc lớn hơn.
D. Vận tốc của vật chạm đất, không phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi.
Câu 15. Trong một bài thực hành, gia tốc rơi tự do được tính theo công thức . Sai số tỉ đối của phép đo trên tính theo công thức nào?
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 16. Hai vật ở cùng một độ cao, vật I được ném ngang với vận tốc đầu , cùng lúc đó vật II được thả rơi tự do không vận tốc đầu. Bỏ qua sức cản không khí. Kết luận nào đúng?
A. Vật I chạm đất trước vật II.
B. Vật I chạm đất sau vật II.
C. Vật I chạm đất cùng một lúc với vật II.
D. Thời gian rơi phụ thuộc vào khối lượng của mỗi vật.
Câu 17. Trong chuyển động của vật được ném xiên từ mặt đất thì đại lượng nào sau đây không đổi?
A. Gia tốc của vật.
B. Độ cao của vật.
C. Khoảng cách theo phương nằm ngang từ điểm vật được ném tới vật.
D. Vận tốc của vật.
Câu 18: Một vật khối lượng 20 kg thì có trọng lượng gần bằng giá trị nào sau đây?
A. P = 2 N.
B. P = 200 N.
C. P = 2000 N.
D. P = 20 N.
Câu 19. Một vật có khối lượng 5 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang có hệ số ma sát của xe và mặt đường là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn của lực ma sát là?
A. 1000 N.
B. 10000 N.
C. 100 N.
D. 10 N.
Câu 20. Khi một ôtô đang chở khách đột ngột tăng tốc độ thì hành khách
A. chúi người về phía trước.
B. ngả người về phía sau.
C. ngả sang người bên cạnh.
D. vẫn ngồi như cũ.
Câu 21. Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc như thế nào?
A. Lớn hơn.
B. Nhỏ hơn.
C. Không thay đổi.
D. Bằng 0.
Câu 22. Cặp “lực” và “phản lực” trong định luật III Newton
A. tác dụng vào cùng một vật.
B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. không bằng nhau về độ lớn.
D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
Câu 23. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gây ra cho vật gia tốc rơi tự do.
B. Trọng lực là lực hấp dẫn giữa vật và Trái Đất.
C. Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gây ra chuyển động cho vật.
D. Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gây ra biến đổi cho vật.
Câu 24. Chọn câu sai? Ở gần Trái Đất, trọng lực có
A. phương thẳng đứng.
B. chiều từ trên xuống.
C. điểm đặt tại trọng tâm của vật.
D. độ lớn 10 m/s2 trong mọi trường hợp.
Câu 25. Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nằm ngang. Sau khi truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có
A. lực ma sát.
B. phản lực.
C. lực tác dụng.
D. quán tính.
Câu 26. Lực ma sát trượt xuất hiện
A. ở phía dưới mặt tiếp xúc khi hai vật đặt trên bề mặt của nhau.
B. ở mặt tiếp xúc khi hai vật trượt trên bề mặt của nhau.
C. khi hai vật đặt gần nhau.
D. khi có hai vật ở cạnh nhau.
Câu 27. Chất lưu được dùng chỉ chất gì?
A. Chất lỏng.
B. Chất rắn.
C. Chất khí
D. Chất lỏng và chất khí.
Câu 28. Một tên lửa chuyển động theo hướng từ Tây sang Đông, hỏi lực cản tên lửa có hướng như thế nào?
A. Hướng từ Bắc đến Nam.
B. Hướng từ Nam đến Bắc.
C. Hướng từ Tây sang Đông.
D. Hướng từ Đông sang Tây.
II. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm)
Bài 1. Một vật được thả rơi tự do tại nơi có gia tốc g = 10 m/s2 . Tính quãng đường vật rơi được trong 2 s và trong giây thứ 2.
Bài 2. Có hai lực đồng quy có độ lớn bằng 3 N và 4 N. Biết hai lực vuông góc với nhau, độ lớn hợp lực bằng bao nhiêu?
Bài 3. Một xe tải kéo một ô tô bằng dây cáp. Từ trạng thái đứng yên sau 100 s ô tô đạt vận tốc v = 36 km/h. Khối lượng ô tô là m = 1000 kg. Lực ma sát bằng 0,01 trọng lực ô tô. Tính lực kéo của xe tải trong thời gian trên.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Vật lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi học kì 1 Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 2)
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của vật lí?
A. Nghiên cứu sự trao đổi chất trong cơ thể con người.
B. Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của các tầng lớp trong xã hội.
C. Nghiên cứu về triển vọng phát triển của ngành du lịch nước ta trong giai đoạn tới.
D. Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng.
Câu 2: Trong các cách sử dụng thiết bị thí nghiệm, cách nào đảm bảo an toàn khi sử dụng?
A. Nhìn trực tiếp vào tia laser.
B. Tiếp xúc với dây điện bị sờn.
C. Rút phích điện khi tay còn ướt.
D. Sử dụng thiết bị thí nghiệm đúng thang đo.
Câu 3: Gọi F1 , F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là đúng?
A. F không bao giờ nhỏ hơn cả F1 và F2.
B. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2.
C. F luôn luôn lớn hơn cả F1 và F2.
D. Trong mọi trường hợp: .
Câu 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật
A. Chuyển động tròn.
B. Chuyển động thẳng và không đổi chiều.
C. Chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần.
D. Chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần.
Câu 5: Biết là độ dịch chuyển 3 m về phía đông còn là độ dịch chuyển 4 m về phía bắc. Độ lớn của độ dịch chuyển tổng hợp là:
A. 1 m.
B. 7 m.
C. 5 m.
D. 10 m.
Câu 6: Phân tích lực thành hai lực và hai lực này vuông góc nhau. Biết độ lớn của lực F = 100 N ; F1 = 60 N thì độ lớn của lực F2 là:
A. N.
B.N.
C. N.
D. N.
Câu 7: Biết vận tốc của ca nô so với mặt nước đứng yên là 10 m/s, vận tốc của dòng nước là 4 m/s. Vận tốc của ca nô khi ca nô đi xuôi dòng là
A. 14 m/s.
B. 9 m/s.
C. 6 m/s.
D. 5 m/s.
Câu 8: Hình dưới đây cho biết đồ độ dịch chuyển – thời gian của một chiếc xe chuyển động thẳng. Vận tốc của xe là
A. 10 km/h.
B. 12,5 km/h.
C. 7,5 km/h.
D. 20 km/h.
Câu 9: Chuyển động nào dưới đây là chuyển động biến đổi?
A. chuyển động có độ dịch chuyển tăng đều theo thời gian.
B. chuyển động có độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian.
C. chuyển động tròn đều.
D. chuyển động có độ dịch chuyển không đổi theo thời gian.
Câu 10: Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. Viên bi lăn xuống máng nghiêng.
B. Vật rơi từ trên cao xuống đất.
C. Hòn đá bị ném theo phương nằm ngang.
D. Quả bóng được ném lên theo phương thẳng đứng.
Câu 11: Một xe lửa bắt đầu rời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2. Khoảng thời gian để xe đạt được vận tốc 10 m/s là
A. 360 s.
B. 200 s.
C. 300 s.
D. 100 s.
Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của vật chuyển động rơi tự do?
A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
B. Chuyển động nhanh dần đều.
C. Tại một vị trí xác định và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
D. Vận tốc tức thời được xác định bằng công thức v = g.t2.
Câu 13: Một vật được thả rơi từ độ cao 19,6 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc v của vật trước khi chạm đất bằng
A. 13,72 m/s.
B. 9,8 m/s.
C. 19,6 m/s.
D. 2 m/s.
Câu 14. Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang có dạng là
A. đường thẳng.
B. đường parabol.
C. nửa đường tròn.
D. đường hypebol.
Câu 15. Một vật ném từ độ cao H với vận tốc ban đầu v0 theo phương nằm ngang. Nếu bỏ qua ma sát của không khí thì tầm ném xa L
A. tăng 4 lần khi v0 tăng 2 lần.
B. tăng 2 lần khi H tăng 2 lần.
C. giảm 2 lần khi H giảm 4 lần.
D. giảm 4 lần khi v0 giảm 2 lần.
Câu 16. Một vật được ném xiên từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu là v0 = 10 m/s theo phương hợp với phương ngang góc 30°. Cho g = 10 m/s2, vật đạt đến độ cao cực đại là
A. 22,5 m.
B. 45 m.
C. 1,25 m.
D. 60 m.
Câu 17: Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm hai lực cân bằng?
A. Hai lực có cùng giá.
B. Hai lực có cùng độ lớn.
C. Hai lực ngược chiều nhau.
D. Hai lực có điểm đặt trên hai vật khác nhau.
Câu 18. Phân tích lực là thay thế
A. các lực bằng một lực duy nhất có tác dụng giống hệt như các lực đó.
B. nhiều lực tác dụng bằng một lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
C. một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
D. một lực bằng vectơ gia tốc có tác dụng giống hệt như lực đó.
Câu 19. Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 40 N, F2 = 30 N. Hãy tìm độ lớn của hai lực khi chúng hợp nhau một góc 00?
A. 70 N.
B. 50 N.
C. 60 N.
D. 40 N.
Câu 20. Theo định luật III Niuton, lực và phản lực có đặc điểm
A. tác dụng vào cùng một vật.
B. không cân bằng nhau.
C. khác nhau về độ lớn.
D. cùng hướng với nhau.
Câu 21: Khinh khí cầu hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
A. Khí nóng nhẹ hơn, chuyển động nhanh hơn khí lạnh.
B. Bay lên nhờ động cơ.
C. Dựa theo sức gió của môi trường xung quanh.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 22: Vật 100 g chuyển động trên đường thẳng ngang với gia tốc 0,05 m/s2. Hợp lực tác dụng vào vật có độ lớn bằng
A. 0,5 N.
B. 5 N.
C. 0,005 N.
D. 0,05 N.
Câu 23: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?
A. Vật chuyển động tròn đều.
B. Vật chuyển trên quỹ đạo thẳng.
C. Vật chuyển động thẳng đều.
A. Vật chuyển động rơi tự do.
Câu 24: Một vật khối lượng 2,5 kg rơi thẳng đứng từ độ cao 100 m không vận tốc đầu, sau 20s thì chạm đất. Tính lực cản của không khí (coi như không đổi) tác dụng lên vật lấy g = 10 m/s2.
A. 23,75 N.
B. 40 N.
C. 20 N.
D. 25 N.
Câu 25: Khi nói về đặc điểm của lực ma sát trượt, phát biểu nào sau đây sai?
A. Có hướng ngược với hướng của vận tốc.
B. Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
C. Có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.
D. Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của một vật đang trượt trên mặt tiếp xúc.
Câu 26: Một vật có khối lượng m đặt ở nơi có gia tốc trọng trường g. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng vật.
B. Trọng lực bằng tích khối lượng m và gia tốc trọng trường g.
C. Điểm đặt trọng lực là trọng tâm vật.
D. Trọng lực là lực hút Trái Đất lên vật.
Câu 27: Treo vật có khối lượng 1 kg vào đầu dưới sợi dây không dãn. Lấy g = 10 m/s2. Khi vật đứng yên, lực căng dây tác dụng lên vật có độ lớn là
A. 1 N.
B. 10 N.
C. 0,1 N.
D. 20 N.
Câu 28: Một vật đang nằm yên trên mặt đất, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào vật có độ lớn
A. lớn hơn trọng lượng của vật.
B. nhỏ hơn trọng lượng của vật.
C. bằng trọng lượng của vật.
D. bằng 0.
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Bài 1: Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 80 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính thời gian vật rơi chạm đất?
b. Tính quãng đường vật rơi được trong giây thứ ba?
Bài 2: Một vật có khối lượng m = 2 kg đang nằm yên trên mặt phẳng ngang thì chịu tác dụng của lực kéo theo phương nằm ngang. Vật bắt đầu trượt thẳng nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s2, cho độ lớn lực ma sát trượt bằng 2 N. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính độ lớn của lực kéo?
b. Sau 5 giây, lực kéo ngừng tác dụng. Tính thời gian vật đi được quãng đường 18 m kể từ khi lực kéo ngừng tác dụng?
Bài 3: Một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc đầu 36 km/h. Trong giây thứ tư kể từ lúc vật bắt đầu chuyển động vật đi được quãng đường 13,5 m. Tính gia tốc chuyển động của vật.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Vật lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi học kì 1 Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 3)
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Thí nghiệm của Galilei tại tháp nghiêng Pisa có ý nghĩa gì?
A. Bác bỏ nhận định của Aristole trước đó cho rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
B. Khẳng định một lần nữa về nhận định của Aristole trước đó cho rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
C. Phát hiện ra sự rơi của vật phụ thuộc vào khối lượng.
D. Tìm ra cách tính khối lượng của vật.
Câu 2: Ai là cha đẻ của phương pháp thực nghiệm
A. Aristotle.
B. Ruther ford.
C. Galile.
D. Newton.
Câu 3: Một chiếc thước kẻ có giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm thì sai số dụng cụ của nó là:
A. 30 cm
B. 1 mm
C. 0,5 mm
D. không xác định.
Câu 4: Hãy xác định số đo chiều dài của cây bút chì trong hình dưới đây:
A.
B.
C.
D.
Câu 5: Một người bơi dọc trong bể bơi dài 50 m. Bơi từ đầu bể đến cuối bể hết 20 s, bơi tiếp từ cuối bể quay về đầu bể hết 22 s. Xác định vận tốc trung bình trong trường hợp bơi từ đầu bể đến cuối bể.
A. 2,5 m/s.
B. 2,3 m/s.
C. 2 m/s.
D. 1,1 m/s.
Câu 6: Một xe tải chạy với tốc độ 40 km/h và vượt qua một xe gắn máy đang chạy với tốc độ 30 km/h. Vận tốc của xe máy so với xe tải bằng bao nhiêu?
A. 5 km/h.
B. 10 km/h.
C. – 5 km/h.
D. – 10 km/h.
Câu 7: Trong các ví dụ dưới đây, trường hợp nào vật chuyển động được coi như là chất điểm?
A. Viên bi lăn trên máng nghiêng có độ dài 10 cm.
B. Đoàn tàu chuyển động trong sân ga.
C. Người đi xe máy trên quãng đường từ Lào Cai đến Phú Thọ.
D. Chuyển động tự quay của Trái Đất quanh trục.
Câu 8: Số chỉ trên tốc kế của các phương tiện giao thông cho biết đại lượng nào?
A. Tốc độ trung bình của xe.
B. Tốc độ lớn nhất của xe.
C. Tốc độ tức thời của xe.
D. Sự thay đổi tốc độ của xe.
Câu 9: Đặc điểm của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian đối với một vật chuyển động thẳng theo một hướng với tốc độ không đổi là:
A. một đường thẳng qua gốc tọa độ.
B. một đường song song với trục hoành Ot.
C. một đường song song với trục tung Od.
D. một đường parabol.
Câu 10: Trong các câu dưới đây câu nào sai?
Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì:
A. Vectơ gia tốc cùng chiều với vectơ vận tốc.
B. Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
C. Gia tốc là đại lượng không đổi.
D. Đáp án A và C.
Câu 11: Một ô tô đang chuyển động thẳng với vận tốc 10 m/s thì tăng tốc. Sau 10 s đạt vận tốc 20 m/s. Gia tốc của xe là:
A. 10 m/s2.
B. 5 m/s2.
C. 2 m/s2.
D. 1 m/s2.
Câu 12: Hai vật được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau h1, và h2. Khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất gấp đôi thời gian rơi của vật thứ hai. Bỏ qua lực cản của không khí. Tỉ số các độ cao là:
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 13: Một quả bóng đặt trên mặt bàn được truyền một vận tốc theo phương nằm ngang. Hình nào dưới đây mô tả đúng quỹ đạo của quả bóng khi rời khỏi mặt bàn?
Câu 14: Quả bóng được coi như một chuyển động ném ngang. Hình B mô tả đúng nhất. Một vật được ném theo phương nằm ngang từ độ cao 4,9 m có tầm xa trên mặt đất L = 5 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính vận tốc ban đầu.
A. 5 m/s.
B. 4 m/s.
C. 3 m/s.
D. 2 m/s.
Câu 15: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 100 cm trong 0,25 s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng lên vật có giá trị lần lượt là
A. 32 m/s2; 64 N.
B. 0,64 m/s2; 1,2 N.
C. 6,4 m/s2, 12,8 N.
D. 64 m/s2; 128 N.
Câu 16: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?
A. Vật chuyển động tròn đều.
B. Vật chuyển động trên quỹ đạo thẳng.
C. Vật chuyển động thẳng đều.
D. Vật chuyển động rơi tự do.
Câu 17: Lực nào làm cho thuyền (có mái chèo) chuyển động được trên mặt hồ?
A. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên thuyền.
B. Lực nâng của nước tác dụng lên thuyền.
C. Lực đẩy của nước tác dụng lên thuyền.
D. Lực của thuyền tác dụng vào nước.
Câu 18: Một người kéo một vật trượt thẳng đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực nằm ngang có độ lớn 300 N. Khi đó, độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ
A. lớn hơn 300 N.
B. nhỏ hơn 300 N.
C. bằng 300 N.
D. bằng trọng lượng của vật.
Câu 19: Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường.
B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường.
C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.
D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai:
Khi căng một sợi dây bằng cách buộc sợi dây vào giá đỡ và treo vật nặng lên thì:
A. Lực căng dây xuất hiện chống lại xu hướng bị kéo giãn.
B. Vật chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây.
C. Lực căng dây tác dụng lên giá treo và trọng lực của vật là hai lực cân bằng.
D. Độ lớn của lực căng là như nhau tại tất cả các điểm trên dây, nếu dây đứng yên.
Câu 21: Chọn phát biểu đúng.
A. Áp suất nước ở đáy bình chứa chỉ phụ thuộc vào diện tích mặt đáy.
B. Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào hình dạng và kích thước của bình chứa.
C. Áp suất chất lỏng tại một điểm bất kì trong chất lỏng có tác dụng như nhau theo mọi hướng.
D. Tại một điểm bất kì trong chất lỏng, áp suất chất lỏng có chiều hướng xuống.
Câu 22: Một bình nước có dạng ống dài chứa đầy nước, có một lỗ thủng để nước chảy ra như hình. Đâu là mô tả đúng về lượng nước chảy ra theo thời gian?
A. Nước chảy ra đều đặn tới khi tới lỗ thủng thì ngừng.
B. Nước chảy ra nhanh dần tới khi tới lỗ thủng thì ngừng.
C. Nước chảy ra chậm dần tới khi tới lỗ thủng thì ngừng.
D. Nước chảy nhiều ít không có quy luật rõ ràng.
Câu 23: Một vật nằm trên mặt phẳng nghiêng góc 600 so với phương ngang chịu tác dụng của trọng lực có độ lớn là 40 N. Độ lớn các thành phần của trọng lực theo phương song song và vuông góc với mặt phẳng nghiêng lần lượt là:
A. 34,6 N và 34,6 N.
B. 20 N và 20 N.
C. 20 N và 34,6 N.
D. 34,6 N và 20 N.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây về phép tổng hợp lực là sai?
A. Xét về mặt toán học, tổng hợp lực là phép cộng các vectơ lực cùng tác dụng lên một vật.
B. Lực tổng hợp có thể xác định bằng quy tắc hình bình hành, quy tắc tam giác lực hoặc quy tắc đa giác lực.
C. Độ lớn của lực tổng hợp có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần.
D. Lực tổng hợp là một lực thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật, có tác dụng tương đương các lực thành phần.
Câu 25: Theo định luật 1 Newton thì
A. lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
B. một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng của lực nào.
C. một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0.
D. mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính.
Câu 26: Thả vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất. Công thức tính vận tốc của vật khi chạm đất là:
A..
B. .
C. .
D. .
Câu 27: Ở nơi có gia tốc rơi tự do là g, từ độ cao h so với mặt đất, một vật được ném ngang với tốc độ ban đầu v. Tầm bay xa của vật là?
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 28: Ném một vật nhỏ theo phương ngang với vận tốc ban đầu 5 m/s, tầm xa của vật là 15 m. Thời gian rơi của vật là:
A. 1 s.
B. 2 s.
C. 3 s.
D. 4 s.
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Bài 1: Một xe chuyển động chậm dần đều với tốc độ đầu 36 km/h. Trong giây thứ 6 xe đi được 7,25 m. Tính quãng đường xe đi được trong giây thứ 8.
Bài 2: Một vật chuyển động trong không khí, trong nước hoặc trong chất lỏng nói chung đều sẽ chịu tác dụng của lực cản. Xét một viên bi thép có khối lượng 1 g đang ở trạng thái nghỉ được thả rơi trong dầu. Người ta khảo sát chuyển động của viên bi trong dầu và vẽ đồ thị tốc độ theo thời gian của viên bi như Hình 10.2. Cho biết lực đẩy Archimecdes có độ lớn là và lấy g = 9,8 m/s2. Độ lớn lực cản của dầu tác dụng lên viên bi sau thời điểm t2 là bao nhiêu?
Bài 3: Một toa tàu có khối lượng 80 tấn chuyển động thẳng với vận tốc không đổi dưới tác dụng của lực kéo nằm ngang có độ lớn F = 6.104 N. Lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát giữa tàu và đường ray là bao nhiêu?
Đáp án đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức đề số 3
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1: Đáp án đúng là: A
Thí nghiệm của Galilei tại tháp nghiêng Pisa bác bỏ nhận định của Aristole trước đó rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
Câu 2: Đáp án đúng là: C
Cha đẻ của phương pháp thực nghiệm là Galile
Câu 3: Đáp án đúng là: C
Sai số dụng cụ được tính bằng nửa độ chia nhỏ nhất hoặc được nhà sản xuất ghi trên dụng cụ đo.
Độ chia nhỏ nhất là 1 mm thì sai số dụng cụ là 0,5 mm.
Câu 4: Đáp án đúng là D
Sai số dụng cụ bằng nửa độ chia nhỏ nhất
Kết quả đo:
Câu 5: Đáp án đúng là A
Chọn chiều dương của độ dịch chuyển là chiều từ đầu bể bơi đến cuối bể bơi.
Bơi từ đầu bể đến cuối bể, trong quá trình này người chuyển động thẳng, không đổi chiều chuyển động nên quãng đường và độ dịch chuyển bằng nhau và bằng chiều dài của bể: s = d = 50 m.
Tốc độ trung bình bằng vận tốc trung bình:
Câu 6: Đáp án đúng là: D
Quy ước:
Xe máy – số 1 – Vật chuyển động
Xe tải – số 2 – Hệ quy chiếu chuyển động
Mặt đường – số 3 – Hệ quy chiếu đứng yên
- Công thức cộng vận tốc:
- Vận tốc của xe máy so với xe tải là:
Câu 7: Đáp án đúng là C.
Người đi xe máy có kích thước rất nhỏ so với quãng đường mà người đó đi được từ Lào Cai đến Phú Thọ.
Câu 8: Đáp án đúng là C.
Trên xe máy, ô tô đồng hồ tốc độ (tốc kế) đặt trước mặt người lái xe chỉ tốc độ mà xe đang chạy vào thời điểm người lái xe đọc số chỉ của tốc kế. Tốc độ này gọi là tốc độ tức thời.
Câu 9: Đáp án đúng là A.
Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian đối với một vật chuyển động thẳng theo một hướng với tốc độ không đổi là một đường thẳng qua gốc tọa độ.
Câu 10: Đáp án đúng là B.
Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc, có phương chiều và độ lớn không đổi. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều cùng chiều với
Câu 11: Đáp án đúng là D.
Ta có: v0 = 10 m/s; v = 20 m/s; = 10s
Gia tốc của xe là:
Câu 12: Đáp án đúng là: C
Thời gian rơi của vật rơi tự do:
Thời gian rơi của vật thứ nhất gấp đôi thời gian rơi của vật thứ hai:
Câu 13: Đáp án đúng là: B
Câu 14: Đáp án đúng là A
Tầm xa:
Câu 15: Đáp án đúng là: A
Gia tốc:
Hợp lực tác dụng:
Câu 16: Đáp án đúng là: C
A, B, D – các vật chuyển động đều chịu tác dụng của hợp lực khác 0.
C – vật chuyển động thẳng đều là vật chịu tác dụng của hợp lực bằng 0.
Câu 17: Đáp án đúng là C
Người chèo thuyền dùng mái chèo tác dụng vào nước một lực hướng về phía sau. Nước tác dụng lại mái chèo một lực hướng về phía trước làm thuyền chuyển động.
Câu 18: Đáp án đúng là: C
Các lực tác dụng lên vật được biểu diễn như hình vẽ sau:
Do vật chuyển động đều nên lực ma sát có độ lớn bằng lực kéo và bằng 300 N.
Câu 19: Đáp án đúng là C
Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn là lực đàn hồi. Các lực còn lại là lực ma sát.
Câu 20: Đáp án đúng là: C
Lực căng dây tác dụng lên giá treo và trọng lực của vật không phải là hai lực cân bằng, do 2 lực này không tác dụng vào cùng 1 vật:
- Lực căng dây tác dụng lên giá treo có điểm đặt là điểm tiếp xúc giữa dây và giá treo.
- Trọng lực thì có điểm đặt là ở trọng tâm của vật.
Câu 21: Đáp án đúng là: C
A, B – sai vì áp suất nước ở đáy bình phụ thuộc cả vào độ sâu của đáy bình so với với mặt thoáng của chất lỏng,
D – sai chất lỏng truyền áp suất theo mọi hướng.
Câu 22: Đáp án đúng là: C
Dựa theo sự chênh lệch áp suất giữa mặt nước và lỗ thủng ta thấy khi lượng nước giảm thì độ chênh lệch này sẽ giảm dần. Vì vậy càng chảy xuống thì nước chảy càng chậm do áp suất giảm.
Câu 23: Đáp án đúng là D
Ta phân tích trọng lực thành hai thành phần và theo phương song song và vuông góc với mặt phẳng nghiêng như hình vẽ.
Từ hình vẽ ta có:
Câu 24: Đáp án đúng là: C
C – sai vì
Câu 25: Đáp án đúng là: B
Theo định luật 1 Newton thì một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng của lực nào.
Câu 26: Đáp án đúng là: B
Thời gian rơi của vật rơi tự do:
Vận tốc của vật khi chạm đất:
Câu 27: Đáp án đúng là A.
Ở nơi có gia tốc rơi tự do là g, từ độ cao h so với mặt đất, một vật được ném ngang với tốc độ ban đầu v. Tầm bay của vật là:
Câu 28: Đáp án đúng là C.
Tầm xa của vật: L = v0.t
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Bài 1: Đổi: v0 = 36 km/h = 10 m/s.
Quãng đường xe đi được trong giây thứ 6 bằng hiệu quãng đường xe đi được trong 6 giây trừ đi quãng đường xe đi được trong 5 giây.
Suy ra a = - 0,5 m/s2.
Quãng đường xe đi được trong giây thứ 8 bằng hiệu quãng đường xe đi được trong 8 giây trừ đi quãng đường xe đi được trong 7 giây.
Bài 2: Gọi Fc (N) là độ lớn lực cản do dầu tác dụng lên viên bi.
Dựa vào đồ thị, ta thấy kể từ thời điểm t2 trở về sau thì viên bi sẽ chuyển động thẳng đều.
Viên bi chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ác – si – mét, lực cản của dầu.
Theo định luật II Newton, vật chuyển động đều nên
Chọn chiều dương thẳng đứng hướng xuống, ta có:
Lực cản tác dụng lên vật,
Bài 3: Đổi đơn vị: 80 tấn = 80.103 kg
Khi tàu chuyển động với vận tốc không đổi trên mặt phẳng nằm ngang, tàu chịu tác dụng của 2 lực cân bằng theo phương ngang là lực kéo Fk và lực ma sát trượt Fmst.
Ta có: Fk = Fmst = µ.N
Khi vật chuyển động trên mặt phẳng ngang N = P = m.g
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Vật lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi học kì 1 Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 4)
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Trong khoảng năm 350 TCN đến trước thế kỉ XVI thì nền vật lý được nghiên cứu như thế nào?
A. Nghiên cứu thông qua các thực nghiệm.
B. Nghiên cứu thông qua các dụng cụ thí nghiệm tự tạo.
C. Nghiên cứu thông qua các mô hình tính toán.
D. Nghiên cứu thông qua quan sát và suy luận chủ quan.
Câu 2: Chất điểm, tia sáng là mô hình nào?
A. Mô hình tính toán.
B. Mô hình thực nghiệm.
C. Mô hình lý thuyết.
D. Mô hình vật chất.
Câu 3: Khi sử dụng các thiết bị thí nghiệm bằng thủy tinh thì cần chú ý những điều gì để đảm bảo an toàn?
A. Thủy tinh dễ vỡ nên khi sử dụng cần nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh.
B. Khi đun nóng các ống nghiệm nên nghiêng ống nghiệm để tránh bị nứt do nhiệt và dung dịch trong ống nghiệm không bị tràn ra ngoài.
C. Khi đun nóng các ống nghiệm nên đặt thẳng đứng ống nghiệm để tránh bị nứt do nhiệt và dung dịch trong ống nghiệm không bị tràn ra ngoài.
D. A và B đều đúng.
Câu 4: Phép đo trực tiếp là:
A. Phép đo một đại lượng trực tiếp bằng dụng cụ đo, kết quả đo được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo đó.
B. Phép đo một đại lượng thông qua công thức liên hệ với các đại lượng được đo trực tiếp.
C. Phép đo sử dụng các công thức vật lí.
D. Phép đo có độ chính xác thấp.
Câu 5: Để xác định thời gian chuyển động người ta cần làm gì:
A. Xem thời gian trên đồng hồ.
B. Xem vị trí của Mặt trời.
C. Chọn một gốc thời gian, đo khoảng thời gian từ thời điểm gốc đến thời điểm cần xác định.
D. Đo khoảng thời gian từ lúc 0h đến thời điểm cần xác định.
Câu 6: Bạn Nam đi xe đạp từ nhà qua trạm xăng, tới siêu thị mua đồ rồi quay về nhà cất đồ, sau đó đi xe đến trường. Chọn hệ tọa độ có gốc tại vị trí nhà bạn Nam, trục Ox trùng với đường đi từ nhà bạn Nam tới trường.
Quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn Nam khi đi từ trạm xăng tới siêu thị?
A. Độ dịch chuyển là 400 m, quãng đường đi được là 400 m.
B. Độ dịch chuyển là 800 m, quãng đường đi được là 400 m.
C. Độ dịch chuyển là 800 m, quãng đường đi được là 800 m.
D. Độ dịch chuyển là 200 m, quãng đường đi được là 400 m.
Câu 7: Câu nào sau đây là đúng?
A. Độ lớn của vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình.
B. Độ lớn của vận tốc tức thời bằng tốc độ tức thời.
C. Vận tốc tức thời cho biết chiều chuyển động, do đó bao giờ cũng có giá trị dương.
D. Khi chất điểm chuyển động thẳng chỉ theo một chiều thì bao giờ vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình.
Câu 8: Một máy bay trong 2,5 giờ bay được 1,6.103 km. Tìm tốc độ trung bình của máy bay.
A. 640 m/h.
B. 640 m/s.
C. 640 km/h.
D. 640 km/s.
Câu 9: Một ô tô chạy thử nghiệm trên một đoạn đường thẳng. Cứ 5s thì có một giọt dầu từ động cơ của ô tô rơi thẳng xuống mặt đường. Hình 1.1. cho thấy mô hình các giọt dầu để lại trên mặt đường.
Ô tô chuyển động trên đường này với tốc độ trung bình là:
A. 12,5 m/s.
B. 15 m/s.
C. 30 m/s.
D. 25 m/s.
Câu 10: Một chiếc thuyền đi xuôi dòng 1,6 km rồi quay đầu đi ngược dòng 1,2 km. Toàn bộ chuyến đi mất 45 phút. Tìm vận tốc trung bình của thuyền.
A. 2,1 km/h.
B. 1,6 km/h.
C. 3,7 km/h.
D. 0,5 km/h.
Câu 11: Một người đi xe đạp đang đi với vận tốc không đổi là 5,6 m/s theo hướng đông thì quay xe và đi với vận tốc 5,6 m/s theo hướng bắc. Tìm vận tốc tổng hợp của chuyển động.
A. 7,92 m/s theo hướng Đông Bắc.
B. 7,92 m/s theo hướng Đông.
C. 7,92 m/s theo hướng Bắc.
D. 7,92 m/s theo hướng Tây Nam.
Câu 12: Câu nào sau đây không đúng?
A. Gia tốc là một đại lượng vectơ, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc.
B. Trong chuyển động chậm dần đều, tích vận tốc và gia tốc của vật luôn âm.
C. Trong chuyển động nhanh dần đều, tích vận tốc và gia tốc của vật luôn dương.
D. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
Câu 13: Một xe máy chuyển động thẳng đều với vận tốc 54 km/h thì hãm phanh và chuyển động chậm dần đều. Sau khi hãm phanh 4 s tốc kế chỉ 18 km/h. Tính gia tốc của xe?
A. 9 m/s2.
B. - 9 m/s2.
C. -2,5 m/s2.
D. 2,5 m/s2.
Câu 14: Từ phương trình vận tốc: v = -5 + 5t (m/s). Tại thời điểm t = 10 s thì vận tốc của vật là
A. – 5 m/s.
B. 45 m/s.
C. 50 m/s.
D. 10 m/s.
Câu 15: Chọn đáp án sai.
A. Tại một vị trí xác định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g.
B. Trong chuyển động rơi tự do gia tốc và vận tốc ngược chiều nhau.
C. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng không đổi.
D. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Câu 16: Một vật nặng rơi từ độ cao 20 m xuống mặt đất. Sau bao lâu vật chạm đất? Lấy g = 10 m/s2.
A. t = 1 s.
B. t = 2 s.
C. t = 3 s.
D. t = 4 s.
Câu 17: Trong chuyển động ném ngang, gia tốc của vật tại vị trí bất kì luôn có đặc điểm là hướng theo:
A. Phương ngang, cùng chiều chuyển động.
B. Phương ngang, ngược chiều chuyển động.
C. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.
D. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
Câu 18: Một máy bay bay ngang với tốc độ 150 m/s, ở độ cao 490 m thì thả một gói hàng xuống đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Tầm xa của gói hàng là
A. 1000 m.
B. 500 m.
C. 1500 m.
D. 100 m.
Câu 19: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 2,5 kg làm vận tốc của
nó tăng dần từ 2 m/s đến 6 m/s trong 2 s. Lực tác dụng vào vật có độ lớn bằng
A. 7,5 N.
B. 5 N.
C. 0,5 N.
D. 2,5 N.
Câu 20: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn?
A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe.
B. Ma sát khi đánh diêm.
C. Ma sát tay cầm quả bóng.
D. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường.
Câu 21: Một vật nặng có khối lượng 0,2 kg được treo vào một sợi dây không dãn (Hình 17.1). Xác định lực căng của dây khi cân bằng. Lấy g = 9,8 m/s2.
A. 0,196 N.
B. 1,96 N.
C. 19,6 N.
D. 196 N.
Câu 22: Phân tích lực thành hai lực và , hai lực này vuông góc nhau. Biết độ lớn của lực F = 100 N; F1 = 60 N thì độ lớn của lực F2 là:
A. F2 = 40 N.
B. F2 = 160 N.
C. F2 = 80 N.
D. F2 = 640 N.
Câu 23. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào xảy ra không do quán tính?
A. Bụi rơi khỏi áo khi ta giũ mạnh áo.
B. Vận động viên chạy đà trước khi nhảy cao.
C. Lưỡi búa được tra vào cán khi gõ cán búa xuống nền.
D. Khi xe chạy, hành khách ngồi trên xe nghiêng sang trái, khi xe rẽ sang phải.
Câu 24: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là
A. trọng lượng.
B. khối lượng.
C. vận tốc.
D. lực.
Câu 25: Chọn phát biểu đúng? Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ.
A. Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực của đinh tác dụng vào búa.
B. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa.
C. Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực của đinh tác dụng vào búa.
D. Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh.
Câu 26: Khi một máy bay đang bay trên bầu trời thì nó chịu tác dụng của các lực nào?
A. Trọng lực, lực cản, lực đẩy của động cơ.
B. Trọng lực, lực nâng, lực đẩy của động cơ.
C. Trọng lực, lực cản, lực nâng, lực đẩy của động cơ.
D. Lực cản, lực nâng, lực đẩy của động cơ.
Câu 27. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc các yếu tố nào?
A. Vật liệu và tình trạng của hai bề mặt tiếp xúc.
B. Diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
C. Diện tích tiếp xúc và các điều kiện về bề mặt.
D. Diện tích tiếp xúc và bản chất bề mặt.
Câu 28: Lực căng dây có
A. phương ngang.
B. phương thẳng đứng.
C. phương sợi dây.
D. phương vuông góc với sợi dây.
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Bài 1: Xét hai xe A và B chuyển động cùng nhau vào hầm Thủ Thiêm dài 1 490 m. Xe A chuyển động với tốc độ ban đầu trước khi vào hầm là 60 km/h và chuyển động chậm dần đều với gia tốc 144 km/h2, xe B chuyển động chậm dần đều với gia tốc 120 km/h2 từ lúc bắt đầu chạy vào hầm với tốc độ 55 km/h. Hỏi xe nào ra khỏi hầm trước?
Bài 2: Cho một vật có khối lượng 10 kg đặt lên mặt sàn nằm ngang. Một người tác dụng một lực 30 N kéo vật theo phương ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn có giá trị 0,2. Lấy giá trị của gia tốc trọng trường là 9,8 m/s2. Tính gia tốc của vật.
Bài 3: Một quả cầu có thể tích 20 cm3 lơ lửng trong nước, khối lượng riêng của nước là 1 g/cm3, lấy g = 9,8 m/s2, lực đẩy Archimedes tác dụng lên quả cầu là bao nhiêu?
Đáp án đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức - Đề số 4
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1: Đáp án đúng là: D
Trong khoảng năm 350 TCN đến TK XVI thì nền vật lý được nghiên cứu thông qua quan sát và suy luận chủ quan. Giai đoạn này gọi là giai đoạn tiền vật lý.
Câu 2. Đáp án đúng là: C
Chất điểm, tia sáng thuộc mô hình lý thuyết
Câu 3. Đáp án đúng là: D
Thủy tinh dễ vỡ nên khi sử dụng cần nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh. Khi đun nóng các ống nghiệm nên nghiêng ống nghiệm để tránh bị nứt do nhiệt và dung dịch trong ống nghiệm không bị tràn ra ngoài.
Câu 4. Đáp án đúng là: A
Phép đo trực tiếp là phép đo một đại lượng trực tiếp bằng dụng cụ đo, kết quả đo được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo đó.
Câu 5: Đáp án đúng là C.
Để xác định thời gian chuyển động người ta cần chọn một gốc thời gian, đo khoảng thời gian từ thời điểm gốc đến thời điểm cần xác định.
Câu 6: Đáp án đúng là A.
Quãng đường bạn Nam đi từ trạm xăng đến siêu thị là: 800 – 400 = 400 (m)
Độ dịch chuyển của bạn Nam từ trạm xăng đến siêu thị là: 800 – 400 = 400 (m)
Câu 7: Đáp án đúng là B.
- Độ lớn của vận tốc trung bình chỉ bằng tốc độ trung bình khi chất điểm chuyển động thẳng theo một chiều nhất định.
- Chỉ khi chất điểm chuyển động thẳng theo một chiều dương thì mới có vận tốc trung bình = tốc độ trung bình; vì ∆t rất nhỏ, chất điểm không đổi chiều chuyển động do đó có thể coi độ lớn của vận tốc tức thời bằng tốc độ tức thời.
Câu 8: Đáp án đúng là C
Tốc độ trung bình:
Câu 9: Đáp án đúng là: B
Từ giọt đầu tiên đến giọt cuối cùng có 5 khoảng. Giọt đầu tiên rơi vào thời điểm 0 và giọt cuối cùng vào thời điểm 5 x 5s = 25s.
Tốc độ trung bình là:
Câu 10: Đáp án đúng là D
Đổi 45 phút = 0,75 h
Chọn chiều dương là chiều chuyển động ban đầu (lúc xuôi dòng).
Độ dịch chuyển: hướng xuôi dòng
Vận tốc trung bình: hướng xuôi dòng.
Câu 11: Đáp án đúng là A
Biểu đồ
Vận tốc tổng hợp: theo hướng Đông Bắc
Câu 12: Đáp án đúng là D.
- Gia tốc là một đại lượng vectơ, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc.
- Trong chuyển động nhanh dần đều cùng chiều với (a.v > 0); trong chuyển động chậm dần đều ngược chiều với (a.v < 0).
Câu 13: Đáp án đúng là C.
Ta có: v0 = 54 km/h = 15 m/s; v = 18 km/h = 5 m/s; = 4s
Gia tốc của vật là:
Câu 14: Đáp án đúng là B.
Từ phương trình vận tốc v = -5 + 5t (m/s) ta thay t = 10 s vào được v = 45 m/s.
Câu 15: Đáp án đúng là B.
Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều nên gia tốc và vận tốc cùng hướng nhau hay cùng dấu.
Câu 16: Đáp án đúng là B.
Áp dụng công thức: = 2s
Câu 17: Đáp án đúng là D.
Chuyển động ném ngang là một chuyển động phức tạp trong mặt phẳng (hoặc không gian ba chiều trong trường hợp tổng quát). Vật luôn có gia tốc bằng với gia tốc rơi tự do g thẳng đứng hướng xuống và vuông góc với vận tốc ban đầu v0.
Câu 18: Đáp án đúng là C.
Ta có, tầm xa của vật ném ngang: = 1500 m
Câu 19: Đáp án đúng là: B
Gia tốc:
Lực tác dụng:
Câu 20: Đáp án đúng là D
Lực ma sát lăn sinh ra khi một lăn trên bề mặt của vật khác. Trong các trường hợp kể trên thì chỉ có bánh xe với mặt đường xuất hiện lực ma sát lăn.
Câu 21: Đáp án đúng là B
Khi quả cầu treo dưới sợi dây cân bằng thì lực căng sợi dây bằng trọng lượng của vật:
T = P = mg = 0,2.9,8 = 1,96 N.
Câu 22: Đáp án đúng là: C
Ta có F2 = =>
Câu 23. Đáp án đúng là: B
Tính chất bảo toàn trạng thái đứng yên hay chuyển động của vật, gọi là quán tính của vật.
- Do có quán tính mà mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
- Định luật 1 Newton còn được gọi là định luật quán tính.
Vận động viên chạy đà trước khi nhảy cao không phải do quán tính.
Câu 24: Đáp án đúng là: B
Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật.
Câu 25: Đáp án đúng là: B
Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ, búa tác dụng lực vào đinh, đinh tác dụng phản lực vào búa. Độ lớn của lực do búa tác dụng vào đinh và độ lớn của lực do đinh tác dụng vào búa bằng nhau.
Câu 26: Đáp án đúng là C
Khi một máy bay đang bay trên bầu trời thì nó chịu tác dụng của các lực: Trọng lực, lực cản, lực nâng, lực đẩy của động cơ
Câu 27. Đáp án đúng là: A
Hệ số ma sát trượt μ phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai bề mặt tiếp xúc.
Câu 28: Đáp án đúng là C.
Lực căng dây có phương trùng với phương sợi dây.
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Bài 1: Đổi: 60 km/h = ; ; ;
Xét xe A:
Xét xe B:
Vậy xe A ra khỏi hầm trước xe B
Bài 2:
Chọn hệ quy chiếu Oxy sao cho chiều dương (+) Ox là chiều chuyển động, Oy vuông góc với Ox.
Áp dụng định luật II Newton:
Chiếu lên trục Oy:
Chiếu lên trục Ox:
Từ đây, ta có: a = 1,04 m/s2
Bài 3: Đổi 20 cm3 = 20.10-6 m3; ρ = 1 g/cm3 = 1000 kg/m3.
Ta có: FA = ρ.g.V = 1000.9,8.20.10-6 = 0,196 N
Ma trận đề thi học kì 1 môn Vật Lí 10 (Kết nối tri thức)
Môn: VẬT LÍ - LỚP 10 – BỘ KẾT NỐI TRI THỨC – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức, kĩ năng |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
Tổng số câu |
||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
|||
1 |
Mở đầu |
1.1. Làm quen với Vật lý |
1 |
|
|
|
1 |
|
1.2. Các quy tắc an toàn trong thực hành Vật lí |
1 |
|
|
|
1 |
|
||
1.3. Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả |
1 |
|
|
|
1 |
|
||
2 |
Động học |
2.1. Độ dịch chuyển và quãng đường đi |
1 |
1 |
|
|
2 |
|
2.2. Tốc độ và vận tốc |
|
1 |
1 |
|
2 |
|
||
2.3. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian |
|
1 |
1 |
|
2 |
|
||
2.4. Chuyển động biến đổi. Gia tốc |
|
1 |
1 |
1 (TL) |
2 |
1 |
||
2.5.Chuyển động thẳng biến đổi đều |
|
1 |
1 |
1 (TL) |
2 |
1 |
||
2.6. Sự rơi tự do |
|
1 |
1 |
|
2 |
|
||
2.8. Chuyển động ném |
|
1 |
1 |
|
2 |
|
||
3 |
Động lực học |
3.1. Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực |
|
1 |
1 |
|
2 |
|
3.2. Định luật 1 Newton |
1 |
|
1 |
|
2 |
|
||
3.3. Định luật 2 Newton |
|
1 |
1 |
1 (TL) |
2 |
1 |
||
3.4. Định luật 3 Newton |
|
1 |
1 |
|
2 |
|
||
3.5. Trọng lực và lực căng |
|
1 |
|
|
1 |
|
||
3.6. Lực ma sát |
|
1 |
|
|
1 |
|
||
3.7. Lực cản và lực nâng |
|
1 |
|
|
1 |
|
||
Tổng số câu |
|
|
|
|
|
28 |
3 |
|
Tỉ lệ điểm |
|
|
|
|
|
7 |
3 |
Lưu ý:
- Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.
- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm; số điểm cho câu hỏi tự luận được tính riêng cho từng câu.
- Câu hỏi tự luận ở phần vận dụng và vận dụng cao.
Xem thêm đề thi các môn lớp 10 bộ Kết nối tri thức hay, có đáp án chi tiết:
Bộ 30 đề thi Học kì 1 Toán lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án
Bộ 30 đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án
Bộ 30 đề thi Học kì 1 Tiếng anh lớp 10 Global Success có đáp án | Kết nối tri thức
Bộ 30 đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án
Bộ 30 đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án
Bộ 30 đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án