Bộ 30 đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án

Bộ 30 đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Lịch sử 10 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 504
  Tải tài liệu

[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Lịch sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của cư dân Ai Cập cổ đại là

A. Kim tự tháp Kê-ốp.

B. Vạn lí trường thành.

C. Lăng Ta-giơ Ma-han.

D. Vườn treo Ba-bi-lon.

Câu 2. Tác phẩm nào dưới đây không thuộc “Tứ đại danh tác” của văn học Trung Hoa thời trung đại?

A. Hồng lâu mộng.

B. Kim Vân Kiều truyện.

C. Tam quốc diễn nghĩa.

D. Tây du kí.

Câu 3. Phật giáo và Hin-đu giáo là thành tựu của nền văn minh nào?

A. Ai Cập.

B. Lưỡng Hà.

C. Ấn Độ.

D. Trung Hoa.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nội hàm của khái niệm văn minh?

A. Là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người.

B. Văn minh xuất hiện đồng thời cùng với sự xuất hiện của loài người.

C. Là trạng thái phát triển cao của văn hóa, trái với văn minh là “dã man”.

D. Được nhận diện bởi: nhà nước, chữ viết, đô thị, tiến bộ về tổ chức xã hội…

Câu 5. Đặc trưng quan trọng của xã hội Ấn Độ thời kì cổ - trung đại là gì?

A. Người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì chiếm đại bộ phận trong xã hội.

B. Mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội đều bình đẳng về quyền lợi.

C. Sự tồn tại lâu dài và gây ảnh hưởng sâu sắc của chế độ đẳng cấp.

D. Sự phân biệt về chủng tộc giữa người da trắng và da màu diễn ra gay gắt.

Câu 6. So với văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà, nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ có điểm gì khác biệt?

A. Xuất hiện sớm nhưng nhanh chóng tàn lụi.

B. Tiếp tục phát triển sang thời kì trung đại.

C. Đạt nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực.

D. Hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.

Câu 7. Cư dân La Mã cổ đại đã sáng tạo ra hệ chữ viết nào dưới đây?

A. Chữ La-tinh.

B. Chữ tượng hình.

C. Chữ hình nêm.

D. Chữ Phạn.

Câu 8. Quốc gia nào được coi là “quê hương” của phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII)?

A. Anh.

B. I-ta-li-a.

C. Tây Ban Nha.

D. Pháp.

Câu 9. Một trong những nhà soạn kịch kiệt xuất của thời kì Phục hưng ở Tây Âu là

A. Ni-cô-lai Cô-péc-ních.

B. Lê-ô-na đờ Vanh-xi.

C. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.

D. Uy-li-am Sếch-xpia..

Câu 10. Vị trí địa lí và địa hình của Hy Lạp – La Mã cổ đại tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế nào?

A. Đóng tàu, thuyền.

B. Nghề thủ công.

C. Thương mại đường biển.

D. Nông nghiệp trồng lúa nước.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng bối cảnh dẫn đến sự ra đời của Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII) ở Tây Âu?

A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở các nước Tây Âu.

B. Tầng lớp tư sản Tây Âu tiến hành cách mạng lật đổ chế độ phong kiến.

C. Tư tưởng Hin-đu giáo lũng đoạn nền văn hóa, đời sống xã hội ở các Tây Âu.

D. Những thành tựu văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại được chính quyền đề cao.

Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng?

A. Góp phần củng cố và mở rộng ảnh hưởng của Giáo hội Cơ Đốc giáo.

B. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc.

C. Là cuộc đấu tranh công khai của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến.

D. Mở đường cho sự phát triển của văn minh Tây Âu trong những thế kỉ kế tiếp.

Câu 13. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?

A. Máy kéo sợi Gien-ni.

B. Động cơ hơi nước.

C. Đầu máy xe lửa.

D. Máy tính điện tử.

Câu 14. Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là gì?

A. Đông cơ hơi nước, điện thoại, máy bay.

B. Điện, điện thoại, ô tô, máy bay.

C. Trí tuệ nhân tạo, máy tính, internet.

D. Điện toán đám mây, máy bay, động cơ đốt trong.

Câu 15. Việc phát minh ra loại động cơ nào sau đây đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay?

A. Động cơ sức nước.

B. Động cơ đốt trong.

C. Động cơ hơi nước.

D. Động cơ sức gió.

Câu 16. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đối với sự phát triển kinh tế?

A. Tự động hóa hoàn toàn quá trình sản xuất.

B. Góp phần cải thiện cuộc sống con người.

C. Thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển.

D. Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất.

Câu 17. Nội dung nàodưới đây không phản ánh đúng điều kiện tiền đề để nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp?

A. Cách mạng tư sản nổ ra sớm và thành công.

B. Nước Anh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

C. Tích luỹ tư bản dồi dào (thông qua buôn bán nô lệ, bóc lột thuộc địa).

D. Quá trình tập trung vốn diễn ra cao độ, hình thành các công ty độc quyền.

Câu 18. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại không đưa đến những tác động nào sau đây?

A. Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất.

B. Thúc đẩy sự chuyển biến trong nhiều ngành kinh tế.

C. Lối sống và văn hóa công nghiệp ngày càng phổ biến.

D. Giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội tư bản.

Câu 19. Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là gì?

A. Máy tính, rô-bốt, internet, vệ tinh nhân tạo.

B. Máy kéo sợi Gien-ni, internet, vệ tinh nhân tạo.

C. Trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn.

D. Máy bay, động cơ hơi nước, vệ tinh nhân tạo.

Câu 20. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư?

A. Trí tuệ nhân tạo.

B. Internet vạn vật.

C. Máy tính điện tử.

D. Điện toán đám mây.

Câu 21. Học thuyết nào dưới đây đã đặt nền tảng cho các phát minh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

A. Thuyết tương đối.

B. Thuyết tiến hóa.

C. Thuyết “Bàn tay vô hình”.

D. Thuyết “Bàn tay hữu hình”.

Câu 22. Sự ra đời của tự động hóa và công nghệ rô-bốt không đem lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Góp phần nâng cao năng suất lao động.

B. Giải phóng sức lao động của con người.

C. Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp.

D. Thay thế hoàn toàn sức lao động của con người.

Câu 23. Việc sử dụng internet vạn vật không đem lại vai trò nào dưới đây?

A. Mở ra thời kì tự động hóa trong sản xuất.

B. Góp phần hoàn thiện dữ liệu lớn (Big Data).

C. Mang lại hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

D. Mang lại sự tiện nghi cho con người.

Câu 24. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tác động tích cực của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại?

A. Xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

B. Nhiều người lao động đối diện nguy cơ mất việc làm.

C. Phát sinh các vấn đề về: bảo mật thông tin cá nhân, tin rác,…

D. Việc tìm kiếm, chia sẽ thông tin diễn ra nhanh chóng, thuận tiện.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Theo em, những thành tựu nào của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay?

Câu 2:

Yêu cầu a (1,0 điểm). Theo em, bối cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại có khác gì so với bối cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại?

Yêu cầu b (1,0 điểm). Mạng Internet là một trong những thành tựu lớn của con người trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Theo em, thành tựu này có những tác động tích cực và hạn chế nào đến đời sống xã hội hiện nay?

Đáp án đề thi Học kì 1 môn Lịch sử 10 Kết nối tri thức - (Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-B

3-C

4-B

5-C

6-B

7-A

8-B

9-D

10-C

11-A

12-A

13-D

14-B

15-B

16-A

17-D

18-D

19-A

20-C

21-A

22-D

23-A

24-D

 

 

 

 

 

 

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Một số thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã còn được bảo tồn đến ngày nay:

+ Hệ thống mẫu tự La-tinh; hệ thống chữ số La Mã.

+ Dương lịch.

+ Các định lý, định đề khoa học, như: định lí Ta-lét; định lí Pi-ta-go; tiên đề Ơ-cơ-lít…

+ Các tác phẩm văn học, sử học, ví dụ như: 2 bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê…

+ Một số công trình kiến trúc/ tác phẩm điêu khắc. Ví dụ: đấu trường Cô-li-dê; tượng thần Vệ nữ Mi-lô; tượng lực sĩ ném đĩa…

Câu 2 (2,0 điểm):

Yêu cầu a)

- Bối cảnh diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại:

+ Trước đó chưa có cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật nào;

+ Các cuộc cách mạng tư sản vừa nổ ra;

+ Có tích luỹ tư bản.

- Bối cảnh diễn ra các cuộc cách mạng khoa học thời kì cận đại:

+ Trước đó đã có những tiến bộ về kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp…

+ Chủ nghĩa tư bản đã thắng thế hoàn toàn, các nước châu Âu và Bắc Mỹ đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

+ Các nước đế quốc có sự tích lũy, tập trung cao độ về vốn và quá trình sản xuất.

Yêu cầu b)

- Tích cực của mạng Internet:

+ Truy cập internet giúp cho việc tìm kiếm thông tin rất nhanh chóng, tiện lợi;

+ Con người có thể trao đổi, giao tiếp thông qua các ứng dụng trên Internet;

+ Quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực diễn ra dễ dàng và thuận tiện…

- Tiêu cực của mạng Internet:

+ Nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân;

+ Giảm sự tương tác trực tiếp giữa mọi người;

+ Con người bị lệ thuộc vào các thiết bị thông minh có kết nối Internet, như: máy tính, điện thoại…

+ Con người dễ trở thành nạn nhân của các hoạt động lừa đảo hoặc bạo lực mạng.

+ Xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Lịch sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 2)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của cư dân Trung Quốc thời cổ - trung đại là

A. Kim tự tháp Kê-ốp.

B. Vạn lí trường thành.

C. Lăng Ta-giơ Ma-han.

D. Vườn treo Ba-bi-lon.

Câu 2. Cư dân Ai Cập cổ đại không phải là chủ nhân của thành tựu nào dưới đây?

A. Chữ tượng hình.

B. Vườn treo Ba-bi-lon.

C. Phép đếm lấy số 10 làm cơ sở.

D. Kĩ thuật ướp xác.

Câu 3. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo nào?

A. Thiên Chúa giáo và Hin-đu giáo.

B. Nho giáo, Đạo giáo và Hồi giáo.

C. Phật giáo và Ấn Độ giáo.

D. Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nội hàm của khái niệm văn hóa?

A. Văn hóa xuất hiện đồng thời cùng với sự xuất hiện của loài người.

B. Được nhận diện bởi: nhà nước, chữ viết, đô thị, tiến bộ về tổ chức xã hội…

C. Tạo ra đặc dính, bản sắc của một xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội.

D. Là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.

Câu 5. Nhận xét nào dưới đây không phản ánh đúng về văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại?

A. Là nền văn minh lớn, có nhiều đóng góp quan trọng vào kho tàng tri thức nhân loại.

B. Có ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á.

C. Văn minh Ấn Độ mang tính khép kín, không có sự giao lưu, lan tỏa ra bên ngoài.

D. Cho thấy sự phát triển cao về tư duy sáng tạo và sự lao động miệt mài của cư dân.

Câu 6. Các nền văn minh phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Hoa và Ấn Độ) đều

A. xuất hiện sớm nhưng nhanh chóng tàn lụi.

B. hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.

C. lấy thương nghiệp làm nền tảng phát triển.

D. hình thành trên các bán đảo ở khu vực Nam Âu.

Câu 7. Cư dân Hy Lạp cổ đại là chủ nhân của thành tựu nào dưới đây?

A. Đền Pác-tê-nông.

B. Đấu trường Cô-li-dê.

C. Phép đếm thập tiến vị.

D. Hệ thống 10 chữ số (0 – 9).

Câu 8. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của danh họa Lê-ô-na đờ Vanh-xi là bức tranh

A. Trường học A-ten.

B. Nàng Mô-na Li-sa.

C. Sáng tạo thế giới.

D. Sự ra đời của thần Vệ nữ.

Câu 9. Ở thời kì Phục hưng, nhà khoa học G. Ga-li-lê đã dũng cảm đấu tranh để bảo vệ quan điểm nào?

A. Mặt Trời quay quanh Trái Đất.

B. Trái Đất quay quanh Mặt Trăng.

C. Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời.

D. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của nền văn minh Hy Lạp – La mã cổ đại?

A. Là những nền văn minh lớn, có đóng góp lớn vào kho tàng tri thức của nhân loại.

B. Để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong đời sống xã hội và văn hóa phương Tây sau này.

C. Đặt cơ sở, nền tảng cho sự phát triển của các nền văn minh ở phương Đông.

D. Cho thấy sự phát triển cao về tư duy sáng tạo và sự lao động miệt mài của cư dân.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh dẫn đến sự ra đời của Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII) ở Tây Âu?

A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở các nước Tây Âu.

B. Tầng lớp tư sản Tây Âu tiến hành cách mạng lật đổ chế độ phong kiến.

C. Giáo hội Cơ Đốc lũng đoạn nền văn hóa, đời sống xã hội ở các Tây Âu.

D. Tầng lớp tư sản mới ra đời cần có một nền văn hóa mới phù hợp với họ.

Câu 12. Phong trào nào dưới đây được coi là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến?

A. Văn hóa Phục hưng.

B. Cải cách tôn giáo.

C. Triết học ánh sáng.

D. Thập tự chinh.

Câu 13. Những phát minh tiêu biểu của con người trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là

A. động cơ đốt trong, máy tính điện tử,…

B. trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật,…

C. máy bay, rô-bốt, hệ thống máy tự động,…

D. máy kéo sợi Gien-ni, động cơ hơi nước,…

Câu 14. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ hai?

A. Năng lượng điện.

B. Internet vạn vật.

C. Động cơ đốt trong.

D. Sử dụng lò cao trong luyện kim.

Câu 15. Phát minh nào trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã tạo động lực cho việc nghiên cứu và phát triển loại hình giao thông đường hàng không?

A. Khinh khí cầu.

B. Máy bay.

C. Vệ tinh nhân tạo.

D. Tàu vũ trụ.

Câu 16. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đối với đời sống xã hội và văn hóa?

A. Giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội tư bản.

B. Hình thành nhiều thành phố, trung tâm công nghiệp mới.

C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản ngày càng sâu sắc.

D. Lối sống và văn hóa công nghiệp ngày càng phổ biến.

Câu 17. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai không diễn ra trong bối cảnh nào dưới đây?

A. Các ngành khoa học Vật lí, Hóa học, Sinh học,… đạt được nhiều thành tựu.

B. Thành tựu của cách mạng lần thứ nhất đã tạo tiền đề cho cách mạng lần hai.

C. Nhiều nước tư bản Âu – Mỹ có điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp.

D. Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đem lại thời cơ và thách thức cho các quốc gia.

Câu 18. Nội dung nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại?

A. Ô nhiễm môi trường.

B. Bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em.

C. Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.

D. Con người bị lệ thuộc vào các thiết bị thông minh.

Câu 19. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

A. Động cơ đốt trong.

B. Máy tính điện tử.

C. Công nghệ Rô-bốt.

D. Vệ tinh nhân tạo.

Câu 20. Những phát minh tiêu biểu của con người trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là

A. máy kéo sợi Gien-ni, động cơ hơi nước,…

B. máy bay, ô tô, điện thoại di động,…

C. trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật,…

D. máy tính điện tử, động cơ đốt trong,…

Câu 21. Rô-bốt đầu tiên trên thế giới được cấp quyền công dân là

A. Asimo.

B. Bear.

C. ChihiraAico.

D. Sophia.

Câu 22. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trong bối cảnh nào?

A. Sự vơi cạn tài nguyên, bùng nổ dân số,…

B. Quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.

C. Các cuộc cách mạng tư sản đang diễn ra.

D. Thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid-19.

Câu 23. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại không đem lại ý nghĩa nào sau đây đối với sự phát triển kinh tế?

A. Đưa nhân loại từ nền văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.

B. Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức sản xuất và quản lí.

C. Tăng năng suất lao động; rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí.

D. Thúc đẩy quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

Câu 24. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tác động tiêu cực của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại?

A. Quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trở nên dễ dàng.

B. Việc tìm kiếm, chia sẽ thông tin diễn ra nhanh chóng, thuận tiện.

C. Con người có thể làm nhiều loại công việc bằng hình thức từ xa.

D. Con người bị lệ thuộc nhiều hơn vào các thiết bị thông minh.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Theo em, những thành tựu nào của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay?

Câu 2:

Yêu cầu a (1,0 điểm). Theo em, bối cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại có khác gì so với bối cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại?

Yêu cầu b (1,0 điểm). Mạng Internet là một trong những thành tựu lớn của con người trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Theo em, thành tựu này có những tác động tích cực và hạn chế nào đến đời sống xã hội hiện nay?

Đáp án đề thi Học kì 1 môn Lịch sử 10 Kết nối tri thức - (Đề số 2)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-B

3-C

4-B

5-C

6-B

7-A

8-B

9-D

10-C

11-B

12-A

13-D

14-B

15-B

16-A

17-D

18-D

19-A

20-C

21-D

22-A

23-A

24-D

 

 

 

 

 

 

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Một số thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã còn được bảo tồn đến ngày nay:

+ Hệ thống mẫu tự La-tinh; hệ thống chữ số La Mã.

+ Dương lịch.

+ Các định lý, định đề khoa học, như: định lí Ta-lét; định lí Pi-ta-go; tiên đề Ơ-cơ-lít…

+ Các tác phẩm văn học, sử học, ví dụ như: 2 bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê…

+ Một số công trình kiến trúc/ tác phẩm điêu khắc. Ví dụ: đấu trường Cô-li-dê; tượng thần Vệ nữ Mi-lô; tượng lực sĩ ném đĩa…

Câu 2 (2,0 điểm):

Yêu cầu a)

- Bối cảnh diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại:

+ Trước đó chưa có cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật nào;

+ Các cuộc cách mạng tư sản vừa nổ ra;

+ Có tích luỹ tư bản.

- Bối cảnh diễn ra các cuộc cách mạng khoa học thời kì cận đại:

+ Trước đó đã có những tiến bộ về kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp…

+ Chủ nghĩa tư bản đã thắng thế hoàn toàn, các nước châu Âu và Bắc Mỹ đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

+ Các nước đế quốc có sự tích lũy, tập trung cao độ về vốn và quá trình sản xuất.

Yêu cầu b)

- Tích cực của mạng Internet:

+ Truy cập internet giúp cho việc tìm kiếm thông tin rất nhanh chóng, tiện lợi;

+ Con người có thể trao đổi, giao tiếp thông qua các ứng dụng trên Internet;

+ Quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực diễn ra dễ dàng và thuận tiện…

- Tiêu cực của mạng Internet:

+ Nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân;

+ Giảm sự tương tác trực tiếp giữa mọi người;

+ Con người bị lệ thuộc vào các thiết bị thông minh có kết nối Internet, như: máy tính, điện thoại…

+ Con người dễ trở thành nạn nhân của các hoạt động lừa đảo hoặc bạo lực mạng.

+ Xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

Bảng ma trận đề thi Học kì 1 môn Lịch sử 10 (Kết nối tri thức)

TOP 30 đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

Xem thêm đề thi các môn lớp 10 bộ Kết nối tri thức hay, có đáp án chi tiết:

Bộ 30 đề thi Học kì 1 Toán lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án

Bộ 30 đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án

Bộ 30 đề thi Học kì 1 Tiếng anh lớp 10 Global Success có đáp án | Kết nối tri thức

Bộ 30 đề thi Học kì 1 Vật lý lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án

Bộ 30 đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án

Bộ 30 đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án

1 504
  Tải tài liệu