Giáo dục công dân 7 Cánh diều Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Bài 1: Mệnh đề sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDCD 7 Bài 1. Mời các bạn đón xem:

425


Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

I. Mở đầu

Câu hỏi trang 16 GDCD 7: Em hãy cùng các bạn tham gia trò chơi “Bạn ấy là ai” để đoán tên các bạn trong lớp qua các thông tin gợi ý về sở thích, thói quen, năng khiếu, tính cách,… Vì sao em đoán được người bạn đó?

Trả lời:

-  HS tham gia trò chơi “Bạn ấy là ai”

- Em đoán được người bạn đó vì em thường xuyên chú ý đến mọi người xung quanh, em đã quan sát và biết được các đặc điểm của bạn.

II. Khám phá

1. Biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Câu hỏi trang 16 GDCD 7: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

a) Bác Hồ đã có những việc làm nào đối với anh chị em công nhân quét đường và ý nghĩa của việc làm đó?

b) Việc làm của Bác Hồ đã nhắc nhở mỗi chúng ta điều gì?

c) Em hiểu thế nào là quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

Trả lời:

Yêu cầu a)

Khi biết rằng những người công nhân luôn phải vất vả quét dọn đường phố đến khuya, Bác đã nhắc nhở những cơ quan phải có trách nhiệm cấp phát quần áo bảo hộ lao động cho công nhân và quan tâm đúng mức với người làm nghề này.

- Khi có việc đi qua nước ngoài, Bác đã xin giống một loài cây bốn mùa đều xanh tươi về trồng thử ở Việt Nam để cây đỡ rụng lá vào mùa đông gây vất vả cho người công nhân. Việc làm của Bác chứng tỏ sự quan tâm của Bác đến mọi người, đặc biệt là người công nhân quét đường, khiến cho anh chị em công nhân làm nghề quét đường đỡ được phần nào nỗi vất vả, khó khăn.

Yêu cầu b) Việc làm của Bác đã nhắc nhở mỗi chúng ta cần phải biết quan tâm đến người khác, thông cảm và chia sẻ cho nỗi vất vả của người khác và có những hành động thể hiện sự quan tâm và san sẻ nỗi vất vả với mọi người.

Yêu cầu c) Quan tâm là thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh; cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để hiểu được cảm xúc của người đó; chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình.

Câu hỏi trang 17 GDCD 7Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

a) Em hãy cho biết sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được thể hiện như thế nào trong từng hình ảnh trên.

b) Em hãy kể thêm những biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người thân, bạn bè và thế giới xung quanh.

Trả lời:

Yêu cầu a)

Ảnh 1: Các bạn học sinh cùng nhau quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt.

Ảnh 2: Những cửa hàng cung cấp thực phẩm và nước uống miễn phí dành cho người cần.

Ảnh 3: Các bạn học sinh vệ sinh, thu gom rác thải.

Ảnh 4: Bạn nhỏ cùng bố giúp đỡ mẹ chuẩn bị bữa ăn.

Yêu cầu b) Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ:

- Lắng nghe, động viên, an ủi, nhắn tin, gọi điện khi người thân, bạn bè gặp khó khăn, có chuyện buồn đau.

- Làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ.

- Quan tâm đến các bạn trong lớp, chia sẻ cùng bạn khi bạn gặp khó khăn về học tập, về sức khỏe, về hoàn cảnh.

- Giúp đỡ những người gặp nạn trên đường, không lơ là bỏ mặc họ.

2. Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Câu hỏi trang 18 GDCD 7: Em hãy đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Em hãy chia sẻ cảm xúc của em về việc làm của anh Hiếu?

b) Theo em, sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của anh Hiếu với anh Minh có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Yêu cầu a)

Qua câu chuyện, em rất cảm động và khâm phục trước sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của anh Hiếu dành cho anh Minh, cảm động trước tình bạn đẹp của hai người.

+ Em thấy rất ngưỡng mộ và  khâm phục anh Hiếu đã không quản ngại khó khăn ngày ngày giúp bạn đến trường.

+ Em rất vui mừng cho anh Minh đã không phụ sự giúp đỡ của bạn mà gặt hái được thành công trên con đường học tập.

Yêu cầu b) Sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của anh Hiếu với anh Minh không những là nguồn động lực quý giá giúp cho anh Minh vượt qua được khó khăn thử thách, đạt được mục tiêu của bàn thân, mà còn trở thành một câu chuyện lan tỏa giá trị của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đến với mọi người, giúp nâng cao tinh thần tương thân tương ái, quan tâm chia sẻ với người khác và giúp cho những người gặp khó khăn có thêm niềm tin vào cuộc sống.

III. Luyện tập

Luyện tập 1 trang 19 GDCD 7: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ và thảo luận về ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ đó.

Trả lời:

Những câu ca dao, tục ngữ nói về sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ:

- Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Ý nghĩa: Sự giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, nghèo khó thật đáng quý. Cho dù hoàn cảnh gia đình đã khá giả nhưng cũng không thể so sánh được với sự giúp đỡ những người gặp khó khăn, nghèo khổ, cho dù chỉ là 1 món quà nhỏ.

- Thương người như thể thương thân. Ý nghĩa: Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.

- Lá lành đùm lá rách. Ý nghĩa: Những người có cuộc sống đầy đủ cần biết đùm bọc, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Trong cuộc sống, con người phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

- Nhường cơm, sẻ áo. Ý nghĩa: Chia sẻ những thứ cần thiết cho nhau khi thấy người khác gặp khó khăn trong cuộc sống, cũng như câu máu chảy ruột mềm là người một nước phải biết đùm bọc và giúp đỡ nhau, đừng như chỉ vì chút ít lợi lộc mà bỏ mặc người khác, chỉ cần có lòng với nhau là được đừng mà quên giúp đỡ họ.

- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Ý nghĩa: Khi trong gia đình, trong tập thể có một người gặp chuyện không may thì những người còn lại cũng lo lắng không yên. Câu tục ngữ này đã phản ánh rất trung thực đời sống tinh thần tình cảm biết quan tâm, chia sẻ những buồn vui nỗi buồn của người Việt Nam.

- Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Y nghĩa: Câu tục ngữ sử dụng phép so sánh không ngang bằng “hơn” để nhấn mạnh tầm quan trọng của tình cảm giữa những người máu mủ ruột thịt. Một giọt máu đào là rất ít nhưng còn hơn cả một ao nước lã, câu tục ngữ nhấn mạnh rằng những người có anh em họ hàng thì lúc nào cũng quý hơn những người ngoài.

- Chị ngã, em nâng. Ý nghĩa: Câu tục ngữ nói đến tình cảm chị em ruột thịt trong nhà phải luôn luôn tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.

- Máu chảy ruột mềm. Ý nghĩa: Những người trong máu mủ, họ hàng khi gặp hoạn nạn thì anh em, họ hàng cũng cảm thấy thương xót, đau đớn.

- Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Ý nghĩa: Con người phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Tuy không cùng một mẹ sinh ra nhưng cũng cùng chung dòng máu con Rồng cháu Tiên, là anh em một nhà.

Luyện tập 2 trang 19 GDCD 7: Trong những việc làm sau, theo em việc nào nên làm, việc nào không nên làm? Vì sao?

A. Không chơi với những bạn học kém.

B. Gọi cấp cứu khi thấy tai nạn giao thông.

C. Rủ bạn đi chơi khi mẹ ốm.

D. Thăm hỏi và động viên người già neo đơn.

Trả lời:

A. Không nên làm. Vì chúng ta cần quan tâm đến những bạn học kém, giúp đỡ bạn học tập để cùng nhau tiến bộ.

B. Nên làm. Vì hành động đó sẽ giúp cho người gặp nạn được cấp cứu kịp thời, tránh để lại hậu quả đáng tiếc.

C. Không nên làm. Vì hành động của bạn là chưa biết quan tâm, yêu thương mẹ. Khi mẹ bị ốm, cần phải ở bên cạnh chăm sóc, giúp đỡ, động viên để mẹ mau khỏi.

D. Nên làm. Vì hành động này thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với những người già không nơi nương tựa.

Luyện tập 3 trang 19 GDCD 7: Em hãy thực hiện một lời nói hoặc một hành động cụ thể thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với bạn bè, thầy cô trong lớp mình.

Trả lời:

- Thực hiện một lời nói: Bạn có làm sao không? Bạn cảm thấy thế nào rồi? Bạn có cần mình giúp gì không? Bạn hãy kể cho mình nghe chuyện bạn đang muộn phiền nhé!

- Thực hiện một hành động cụ thể: Bắt tay bạn bên cạnh, chỉ bạn học bài, kèm bạn học yếu, chia sẻ giúp đỡ bạn...

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Luyện tập 4 trang 19 GDCD 7: A và N là bạn học cùng lớp và ở gần nhà nhau. N bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Hết giờ học, A sang nhà đưa vở cho bạn chép và giải thích những chỗ khó hiểu để N có thể theo kịp bài học trên lớp. H cùng lớp thấy vậy cho rằng A làm thế không đúng vì việc học là nhiệm vụ của học sinh, N phải tự tìm hiểu và hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.

 a) Em có nhận xét gì về việc làm của bạn A?

 b) Theo em, ý kiến của bạn H như vậy có đúng không? Tại sao?

Trả lời:

Yêu cầu a) Việc làm của bạn A đã thể hiện bạn là một người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với bạn bè. A đã hiểu cho nỗi khó khăn mà N đang trải qua và sẵn sàng giúp đỡ bạn vượt qua.

Yêu cầu b) Ý kiến của H như vậy là không đúng. Vì việc bị ốm phải nghỉ học đã là một sự thiệt thòi rất lớn đối với N. Nếu như không có A giúp đỡ, giảng giải những kiến thức mới, thì N sẽ rất khó để theo kịp tiến độ học và sẽ bị tụt lùi so với các bạn.

Luyện tập 5 trang 19 GDCD 7Trong giờ kiểm tra môn Giáo dục công dân, N không thuộc bài, H ngồi cạnh đã đưa bài cho N chép.

Theo em, việc làm của H có phải là quan tâm, giúp đỡ bạn không? Vì sao?

Trả lời:

- Việc làm của H không phải là quan tâm giúp đỡ bạn

- Vì việc H đưa bài cho N chép vào giờ kiểm tra sẽ khiến cho N ỷ lại vào H, những giờ kiểm tra sau N sẽ phụ thuộc vào H và tiếp tục không học bài. Lâu dần hình thành cho N thói quen dựa dẫm vào người khác mà không nỗ lực tự học bằng chính khả năng của bản thân, như vậy là H đang gián tiếp tạo thói quen xấu cho N, đang hại bạn chứ không phải giúp bạn.

IV. Vận dụng

Vận dụng 1 trang 19 GDCD 7: Em hãy làm một sản phẩm mang thông điệp cảm thông, chia sẻ theo gợi ý sau:

- Một bức thư, một bài thuyết trình,…

- Một tấm thiệp, một bức tranh,…

Trả lời:

(*) Sản phẩm tham khảo

Vận dụng 2 trang 19 GDCD 7: Em hãy lập kế hoạch giúp đỡ một bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn trong lớp theo bảng sau.

Trả lời:

Việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của em

Thời gian thực hiện

Kết quả thực hiện

Tự đánh giá

Giúp đỡ bạn học tập, giảng bài cho bạn khi bạn chưa hiểu bài

Trong suốt năm học

Bạn theo kịp các bạn trong lớp

 

Cùng các bạn tổ chức góp quỹ ủng hộ bạn

1 tháng

Bạn có tiền mua đồ dùng học tập

 

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Bài viết liên quan

425