Giải Công nghệ 7 Bài 3: Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng - Kết nối tri thức

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Công nghệ lớp 7 Bài 3: Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Công nghệ 7 Bài 3. Mời các bạn đón xem:

334


Giải Công nghệ 7 Bài 3: Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng

Hoạt động mở đầu trang 14 Bài 3 Công nghệ lớp 7: Khi gieo hạt, trồng cây con cần phải chú ý đến những vấn đề gì? Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh có ý nghĩa như thế nào đối với cây trồng?

Trả lời:

- Lưu ý khi gieo hạt, trồng cây con: 

+ Thời vụ

+ Mật độ

+ Khoảng cách

+ Độ nông, sâu

- Ý nghĩa của việc chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh đối với cây trồng: Giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt

I. Kĩ thuật gieo trồng

Khám phá 1 trang 14 Công nghệ lớp 7: Đọc nội dung mục I và nêu các yêu cầu của kĩ thuật gieo trồng

Trả lời:

Các yêu cầu của kĩ thuật gieo trồng:

- Thời vụ

- Mật độ

- Khoảng cách

- Độ nông, sâu

Khám phá 2 trang 14 Công nghệ lớp 7: Quan sát Hình 3.1, nêu hình thức gieo trồng ở mỗi hình a, b, c, d

Quan sát Hình 3.1, nêu hình thức gieo trồng ở mỗi hình a, b, c, d

Trả lời:

Hình thức gieo trồng ở Hình 3.1 là:

- Hình a: Trồng bằng đoạn thân

- Hình b: Trồng bằng hạt

- Hình c: Trồng bằng cây con

- Hình d: Trồng bằng củ

Khám phá 3 trang 15 Công nghệ lớp 7: Kể tên một số loại cây trồng mà em biết. Các cây trồng đó được gieo trồng bằng hình thức nào (gieo hạt, trồng cây con, trồng bằng củ, …)?

Trả lời:

Kể tên một số loại cây trồng và hình thức gieo trồng là:

Số thứ tự

Tên cây

Hình thức gieo trồng

1

Cây mía

Trồng bằng đoạn thân

2

Cây khoai tây

Trồng bằng củ

3

Cây lạc

Trồng bằng hạt

4

Cây khoai lang

Trồng bằng đoạn thân

5

Cây xoài

Trồng bằng cây con

II. Chăm sóc cây trồng

Khám phá 1 trang 16 công nghệ lớp 7: Từ nội dung mục II.1 và II.2, em hãy cho biết mục đích của việc tỉa, dặm cây và làm cỏ, vun xới

Trả lời:

* Mục đích của tỉa, dặm cây là:

+ Đảm bảo khoảng cách, mật độ cây

+ Giúp cây sinh trưởng tốt

+ Đảm bảo năng suất

*Mục đích của làm cỏ, vun xới là:

- Mục đích làm cỏ:

+ Giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng

+ Hạn chế nơi cư trú của sâu, bệnh

- Mục đích vun xới:

+ Giúp cây đứng vững

+ Tạo độ tơi xốp, thoáng khí cho đất

+ Tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển.

Khám phá 2 trang 16 công nghệ lớp 7: Đọc mục II.3, II.4, II.5 và nêu ý nghĩa của việc tưới, tiêu nước và bón phân thúc. Vì sao trước khi bón phân thúc cần phải làm sạch cỏ dại?

Trả lời:

- Ý nghĩa của việc tưới nước: Nước cần cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Thiếu nước cây sẽ héo, lâu ngày sẽ chết.

- Ý nghĩa của tiêu nước: Nước thừa sẽ ngập úng, ảnh hưởng đến rễ cây, lá vàng úa. Ngập lâu ngày cây sẽ chết.

- Ý nghĩa của bón phân thúc:

+ Cung cấp đầy đủ, kịp thời chất dinh dưỡng.cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

+ Nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

- Trước khi bón phân thúc cần phải làm sạch cỏ dại vì khi bón thúc sẽ khiến cỏ dại mọc nhiều và tốc độ nhanh.

III. Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Khám phá 1 trang 17 Công nghệ lớp 7: Từ nội dung mục 2a, em hãy nêu mục đích của các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh theo mẫu bảng dưới đây

Từ nội dung mục 2a, em hãy nêu mục đích của các biện pháp

Trả lời:

Biện pháp phòng trừ

Mục đích

Vệ sinh đồng ruộng

Hạn chế mầm sâu, bệnh.

Gieo trồng đúng thời vụ

Tránh thời kì sâu, bệnh phát triển mạnh

Chăm sóc kịp thời

Giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Luân canh cây trồng

Tăng sức chống chịu sâu, bệnh.

Sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh

Tránh sự xâm nhập của sâu, bệnh.

Khám phá 2 trang 17 Công nghệ lớp 7: Đọc nội dung mục 2b, 2c và nêu ưu, nhược điểm của biện pháp thủ công và biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu, bệnh.

Trả lời:

 

Biện pháp thủ công

Biện pháp hóa học

Ưu điểm

- Đơn giản

- Dễ thực hiện

- Đạt hiệu quả khi sâu, bướm mới phát sinh

- Tác dụng tiêu diệt sâu, bệnh nhanh

- Tốn ít công

Nhược điểm

- Tốn công

- Hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh

- Gây ô nhiễm môi trường

- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi và hệ sinh thái.

Kết nối năng lực trang 18 Công nghệ lớp 7: Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu về tác hại của việc sử dụng thuốc hóa học không đúng cách trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Trả lời:

Tác hại của việc sử dụng thuốc hóa học không đúng cách trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng:

- Nhiễm độc cấp tính: bỏng mắt, hủy hoại da, ảnh hưởng thần kinh, gan.

- Nhiễm đọc mãn tính: ảnh hưởng đến tủy xương.

- Ảnh hưởng đến sinh sản: vô sinh ở nam, sảy thai, thai dị dạng.

- Tiêu diệt côn trùng và động vật hữu ích

- Biến đổi cân bằng hệ sinh thái, ô nhiễm đất, nước, không khí.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập trang 18 Công nghệ lớp 7: Vì sao trong công tác phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng cần thực hiện nguyên tắc phòng là chính?

Trả lời:

Trong công tác phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng cần thực hiện nguyên tắc phòng là chính vì phòng bệnh ít tốn công, cây sinh trưởng tốt, sâu bệnh ít, giá thành thấp.

Vận dụng 1 trang 18 Công nghệ lớp 7: Vận dụng kiến thức để thực hiện việc chăm sóc cây trồng trong gia đình

Trả lời:

Vận dụng kiến thức để thực hiện việc chăm sóc cây trồng trong gia đình em như sau:

Bản thân em sẽ tiến hành trồng cây cà chua.

- Trồng khoảng cách dày, để dặm cây trong trường hợp cây chết

- Làm cỏ, vun xới đúng quy trình

- Tưới nước thường xuyên vào khung giờ cố định: 18h hàng ngày.

- Tiến hành bón thúc

- Sử dụng biện pháp thủ công để phòng trừ sâu bệnh, không sử dụng biện pháp hóa học.

Vận dụng 2 trang 18 Công nghệ lớp 7: Hãy giải thích và tuyên truyền cho mọi người áp dụng đúng cách và tuân thủ các nguyên tắc khi sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh.

Trả lời:

Các nguyên tắc khi sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh:

- Sử dụng đúng loại thuốc, đúng nồng độ và liều lượng.

- Phun đúng kĩ thuật, không phun ngược chiều gió hoặc lúc trời mưa.

- Đảm bảo thời gian cách li từ khi phun đến khi thu hoạch.

- Đảm bảo quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

Bài viết liên quan

334