Sinh học Bài 53: Môi trường sống và sự vận động di chuyển

Lý thuyết tổng hợp  Sinh học lớp 7 Bài 53: Môi trường sống và sự vận động di chuyển, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sinh 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết  Sinh học lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 7.

526
  Tải tài liệu

Bài 53: Môi trường sống và sự vận động di chuyển

Sự vận động và di chuyển là một đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật. Nhờ có khả năng di chuyển mà động vật có thể đi tìm thức ăn, bắt mồi, tìm môi trường sống thích hợp, tìm đối tượng sinh sản và lẩn tránh kẻ thù.

I. CÁC HÌNH THỨC DI CHUYỂN

Mỗi loài động vật có thể có nhiều hình thức di chuyển khác nhau : bò, đi, chạy, nhảy, bơi, bay… phụ thuộc vào tập tính và môi trường sống của chúng.

Bảng. Các hình thức di chuyển của động vật

Động vật Leo trèo Đi chạy Nhảy Bơi Bay
Lý thuyết Sinh học 7 Bài 53: Môi trường sống và sự vận động di chuyển (hay, chi tiết) | Lý thuyết đầy đủ nhất      
Lý thuyết Sinh học 7 Bài 53: Môi trường sống và sự vận động di chuyển (hay, chi tiết) | Lý thuyết đầy đủ nhất        
Lý thuyết Sinh học 7 Bài 53: Môi trường sống và sự vận động di chuyển (hay, chi tiết) | Lý thuyết đầy đủ nhất          
Lý thuyết Sinh học 7 Bài 53: Môi trường sống và sự vận động di chuyển (hay, chi tiết) | Lý thuyết đầy đủ nhất      
Lý thuyết Sinh học 7 Bài 53: Môi trường sống và sự vận động di chuyển (hay, chi tiết) | Lý thuyết đầy đủ nhất        
Lý thuyết Sinh học 7 Bài 53: Môi trường sống và sự vận động di chuyển (hay, chi tiết) | Lý thuyết đầy đủ nhất          
Lý thuyết Sinh học 7 Bài 53: Môi trường sống và sự vận động di chuyển (hay, chi tiết) | Lý thuyết đầy đủ nhất          
Lý thuyết Sinh học 7 Bài 53: Môi trường sống và sự vận động di chuyển (hay, chi tiết) | Lý thuyết đầy đủ nhất          
Lý thuyết Sinh học 7 Bài 53: Môi trường sống và sự vận động di chuyển (hay, chi tiết) | Lý thuyết đầy đủ nhất          

II. SỰ TIẾN HÓA CƠ QUAN DI CHUYỂN

Trong quá trình phát triển giới Động vật, sự hoàn chỉnh cơ quan vận động di chuyển thể hiện ở sự phức tạp hóa các chi thành những bộ phận khớp động với nhau (sự phân đốt) để đảm bảo sự cử động phong phú của chi. Sự phân hóa các chi đảm nhiệm các chức năng khác nhau (chân bò, chân nhảy ở châu chấu) đảm bảo cho sự vận động có hiệu quả. Sự hoàn thiện cơ quan di chuyển ở Động vật có xương sống giúp thích nghi với các hình thức di chuyển ở những điều kiện sống khác nhau.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 53: Môi trường sống và sự vận động di chuyển (hay, chi tiết)

Bảng. Sự phức tạp hóa và phân hóa cơ quan di chuyển ở động vật

Đặc điểm cơ quan di chuyển Tên động vật
Chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bám, sống cố định San hô, hải quỳ
Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm, kiểu sâu đo Thủy tức
Cơ quan di chuyển còn rất đơn giản (mấu lồi cơ và tơ bơi) Rươi
Cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi đốt Rết, thằn lằn
Cơ quan di chuyển được phân hóa thành các chi có cấu tạo và chức năng khác nhau 5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi Tôm
2 đôi chân bò, 1 đôi chân nhảy Châu chấu
Vây bơi với các tia vây Cá chép
Chi năm ngón có màng bơi Ếch
Cánh được cấu tạo bằng lông vũ Chim
Cánh được cấu tạo bằng màng da Dơi
Bàn tay, bàn chân cầm nắm Khỉ, vượn

Hỏi đáp VietJack

III. BÀI TẬP

Câu 1: Nhờ có khả năng di chuyển mà động vật có thể

a. Đi tìm thức ăn, bắt mồi.

b. Tìm môi trường sống thích hợp

c. Tìm đối tượng sinh sản và lẩn tránh kẻ thù.

d. Tất cả các ý trên đúng

Nhờ có khả năng di chuyển mà động vật có thể đi tìm thức ăn, bắt mồi, tìm môi trường sống thích hợp, tìm đối tượng sinh sản và lẩn tránh kẻ thù.

→ Đáp án d

Câu 2: Châu chấu có hình thức di chuyển

a. Bò, nhảy

b. Nhảy, bay

c. Bay, bò

d. Bò, nhảy và bay

Châu chấu có 3 hình thức di chuyển là bò, bay, nhảy đồng thời bằng 2 chân sau

→ Đáp án d

Câu 3: Đặc điểm cơ quan di chuyển của san hô và hải quỳ là

a. Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm, kiểu sâu đo

b. Cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi đốt

c. Chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bám, sống cố định

d. Cơ quan di chuyển được phân hóa thành các chi có cấu tạo và chức năng khác nhau

San hô và hải quỳ chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bám, sống cố định.

→ Đáp án c

Câu 4: Loài nào có cơ quan di chuyển là 5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi

a. Tôm

b. Châu chấu

c. Nhện

d. Ếch

Tôm có cơ quan di chuyển được phân hóa: có 5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi.

→ Đáp án a

Câu 5: Hình thức di chuyển nào KHÔNG có ở vịt trời

a. Bơi

b. Nhảy

c. Bay

d. Đi lại

Vịt trời có nhiều hình thức di chuyển: bơi, bay hay đi lại.

→ Đáp án b

Câu 6: Đặc điểm cơ quan di chuyển của rết là

a. Cơ quan di chuyển còn rất đơn giản (mấu lồi cơ và tơ bơi)

b. Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm, kiểu sâu đo

c. Cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi đốt

d. Cơ quan di chuyển được phân hóa thành các chi có cấu tạo và chức năng khác nhau

Rết có chi bên phân đốt, nhờ đó mà sự cử động của chi đa dạng hơn.

→ Đáp án c

Câu 7: Loài nào có cơ quan di chuyển là cánh da

a. Chim

b. Dơi

c. Chim hải âu

d. Cú

Dơi di chuyển bằng cánh được cấu tạo bằng màng da

→ Đáp án b

Câu 8: Loài nào có cơ quan di chuyển là chi năm ngón, có màng bơi

a. Ếch

b. Cá chép

c. Cá sấu

d. Rết

Ếch có cơ quan di chuyển là chi năm ngón có màng bơi thích nghi với đời sống bơi lội.

→ Đáp án a

Câu 9: Loài nào di chuyển chậm, kiểu sâu đo

a. San hô

b. Hải quỳ

c. Rươi

d. Thủy tức

Thủy tức chưa có bộ phận di chuyển phân hóa. Chúng di chuyển chậm kiểu sâu đo.

→ Đáp án d

Câu 10: Cơ quan di chuyển của khỉ, vượn là

a. 5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi

b. Bàn tay, bàn chân cầm nắm

c. Cơ quan di chuyển kiểu phân đốt

d. Chi năm ngón, có màng bơi

Khỉ, vượn di chuyển leo trèo nhờ có bàn tay, bàn chân cầm nắm.

→ Đáp án b

Bài viết liên quan

526
  Tải tài liệu