Sinh học Bài 50: Đa dạng của lớp thú bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt

Lý thuyết tổng hợp  Sinh học lớp 7 Bài 50: Đa dạng của lớp thú bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sinh 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết  Sinh học lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 7.

509
  Tải tài liệu

Bài 50: Đa dạng của lớp thú bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt

Bộ Ăn sâu bọ thích nghi với chế độ ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm thích nghi với cách gặm nhấm thức ăn; còn bộ Ăn thịt thích nghi với chế độ ăn thịt.

I. BỘ ĂN SÂU BỌ

Đặc điểm:

- Thú nhỏ có mõm kéo dài thành vòi ngắn.

- Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ, gồm những răng nhọn, răng hàm cũng có 3, 4 mấu nhọn.

- Thị giác kém phát triển, song khứu giác rất phát triển, đặc biệt có những lông xúc giác dài ở trên mõm, thích nghi với cách thức đào bới tìm mồi.

- Đại diện: chuột chù, chuột chũi

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 50: Đa dạng của lớp thú bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt (hay, chi tiết)

II. BỘ GẶM NHẤM

- Đặc điểm: Là bộ thú có số lượng loài lớn nhất, có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm, thiếu răng nanh, răng cửa rất lớn, sắc và cách răng hàm một khoảng trống gọi là khoảng trống hàm.

- Đại diện: Chuột đồng, sóc, nhím.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 50: Đa dạng của lớp thú bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt (hay, chi tiết)

III. BỘ ĂN THỊT

Đặc điểm:

- Bộ thú ăn thịt có bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt: răng cửa ngắn, sắc để róc xương, răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi, răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt nghiền mồi.

- Các ngón chân có vuốt cong dưới có đệm thịt dày nên bước đi rất êm. Khi di chuyển các ngón chân tiếp xúc với đất, nên khi đuổi mồi chúng chạy với tốc độ lớn. Khi bắt mồi, các vuốt sắc nhọn giương ra khỏi đệm thịt cào xé con mồi.

- Đại diện: mèo, hổ, báo, chó sói, gấu

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 50: Đa dạng của lớp thú bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt (hay, chi tiết)Lý thuyết Sinh học 7 Bài 50: Đa dạng của lớp thú bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt (hay, chi tiết)

Bảng. Cấu tạo, đời sống và tập tính dinh dưỡng của một số đại diện thuộc bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt

Bộ thú Loài động vật Môi trường sống Đời sống Cấu tạo răng Cách bắt mồi Chế độ ăn
Ăn sâu bọ Chuột chù Trên mặt đất Đơn độc Các răng đều nhọn Tìm mồi Ăn động vật
Chuột chũi Đào hang trong đất Đơn độc Các răng đều nhọn Tìm mồi Ăn động vật
Gặm nhấm Chuột đồng Trên mặt đất Đàn Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm Tìm mồi Ăn tạp
Ăn thịt Sóc Trên cây Đàn Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm Tìm mồi Ăn thực vật
Báo Trên mặt đất và trên cây Đơn độc Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên, sắc Rình mồi, vồ mồi Ăn động vật
Sói Trên mặt đất Đàn Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên, sắc Đuổi mồi bắt mồi Ăn động vật

Hỏi đáp VietJack

IV. BÀI TẬP

Câu 1: Loài nào thuộc Bộ Thú ăn sâu bọ

a. Chuột chù

b. Sói

c. Báo

d. Chuột đồng

Chuột chù thuộc bộ Thú ăn sâu bọ, chúng có cấu tạo cơ thể và tập tính thích nghi ăn sâu bọ.

→ Đáp án a

Câu 2: Đặc điểm của chuột chù thích nghi với đào bới tìm mồi

a. Thị giác kém phát triển

b. Khứu giác phát triển

c. Có mõm kéo dài thành vòi

d. Tất cả các ý trên đúng

Chuột chù thích nghi với đời sống đào bới tìm mồi:

- Thị giác kém phát triển, song khứu giác rất phát triển, đặc biệt có những lông xúc giác dài ở trên mõm.

- Có mõm kéo dài thành vòi

→ Đáp án d

Câu 3: Loài nào sau đây sống đơn độc

a. Sói

b. Báo

c. Chuột đồng

d. Sóc

Báo sống đơn độc, rình mồi và bắt mồi.

→ Đáp án b

Câu 4: Đặc điểm răng của bộ Ăn sâu bọ phù hợp ăn sâu bọ là

a. Các răng đều nhọn

b. Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm

c. Răng cửa lớn, răng hàm kiểu nghiền

d. Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên, sắc

Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ, gồm những răng nhọn, răng hàm cũng có 3, 4 mấu nhọn.

→ Đáp án a

Câu 5: Chuột đồng, sói, nhím là đại diện của Bộ

a. Bộ Ăn sâu bọ

b. Bộ Ăn thịt

c. Bộ Gặm nhấm

d. Bộ Thú huyệt

Chuột đồng, sói, nhím là đại diện của Bộ Gặm nhấm, là bộ thú có số lượng loài lớn nhất.

→ Đáp án c

Câu 6: Đặc điểm răng của Bộ Gặm nhấm là

a. Không có răng nanh

b. Răng cửa lớn, sắc

c. Răng cửa cách răng hàm khoảng trống hàm

d. Tất cả các đặc điểm trên đúng

Bộ Gặm nhấm có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm, thiếu răng nanh, răng cửa rất lớn, sắc và cách răng hàm một khoảng trống gọi là khoảng trống hàm.

→ Đáp án d

Câu 7: Loài nào KHÔNG có tập tính đào hang

a. Chuột chũi

b. Sói

c. Chuột đồng

d. Chuột chù

Chuột chũi, chuột chù và chuột đồng đều có tập tính đào hang dưới đất.

→ Đáp án b

Câu 8: Đặc điểm răng của Bộ Ăn thịt phù hợp với chế độ ăn thịt là

a. Các răng đều nhọn

b. Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm

c. Răng cửa lớn, răng hàm kiểu nghiền

d. Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên, sắc

Bộ thú ăn thịt có bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt: răng cửa ngắn, sắc để róc xương, răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi, răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt nghiền mồi.

→ Đáp án d

Câu 9: Loài ăn thực vật

a. Sóc

b. Báo

c. Chuột chù

d. Chuột đồng

Sóc ăn thực vật, ăn quả, các loại hạt…

→ Đáp án a

Câu 10: Cách bắt mồi của hổ là

a. Tìm mồi

b. Lọc nước lấy mồi

c. Rình mồi, vồ mồi

d. Đuổi mồi, bắt mồi

→ Đáp án c

Bài viết liên quan

509
  Tải tài liệu