Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài

Lý thuyết tổng hợp  Sinh học lớp 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sinh 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết  Sinh học lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 7.

648
  Tải tài liệu

Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài 

I. ĐỜI SỐNG

- Thằn lằn bóng đuôi dài, ưa sống ở những nơi khô ráo và thích phơi nắng. Có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất

- Chúng bắt mồi về ban ngày, chủ yếu là sâu bọ.

- Chúng thở bằng phổi

- Thằn lằn bóng đuôi dài vẫn còn là động vật biến nhiệt. Trú đông trong các hang đất khô

- Sinh sản: Thằn lằn đực có 2 cơ quan giao phối. Trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng của thằn lằn cái (thụ tinh trong). Thằn lằn cái đẻ từ 5 – 10 trứng vào các hốc đất khô ráo. Trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng. Thằn lằn mới nở đã biết đi tìm mồi.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài (hay, chi tiết)

Thằn lằn phơi nắng

Bảng : So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn và ếch đồng

Đặc điểm đời sống Thằn lằn Ếch đồng
1. Nơi sống và hoạt động Sống và bắt mồi ở nơi khô ráo Sống và bắt mồi ở nơi ẩm ướt cạnh các khu vực nước
2. Thời gian kiếm ăn Bắt mồi về ban ngày Bắt mồi vào lúc chập tối hay ban đêm
3. Tập tính

- Thích phơi nắng

- Trú đông trong các hốc đất khô ráo

- Thường ở những nơi tối hoặc có bóng râm

- Trú đông trong các hốc đất ẩm bên vực nước

II. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN

1. Cấu tạo ngoài

Thằn lằn bóng đuôi dài có bốn chi ngắn, yếu với năm ngón chân có vuốt. Da khô có vảy sừng bao bọc. Cổ dài nên đầu có thể quay về các phía, mắt có mi cử động, màng nhĩ nằm ở trong hốc tai ở hai bên đầu.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài (hay, chi tiết)

Bảng. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ở cạn

STT Đặc điểm thích nghi Ý nghĩa thích nghi
1 Da khô có vảy sừng bao bọc Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể
2 Có cổ dài Phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng
3 Mắt có mi cử động, có nước mắt Bảo vệ mắt, có nước mắt để giữ cho mắt không bị khô
4 Màng nhĩ nằm trong hốc tai Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ
5 Thân dài, đuôi rất dài Động lực chính của sự di chuyển
6 Bàn chân có 5 ngón vuốt Tham gia di chuyển trên cạn

Thằn lằn bóng đuôi dài có cấu tạo thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn. Da khô có vảy sừng; cổ dài, mắt có mi cử động và tuyến lệ; màng nhĩ nằm trong hốc tai. Đuôi và thân dài; chân ngắn, yếu, có vuốt sắc.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài (hay, chi tiết)Lý thuyết Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài (hay, chi tiết)Lý thuyết Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài (hay, chi tiết)Lý thuyết Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài (hay, chi tiết)

2. Di chuyển

Khi di chuyển thân và đuôi thằn lằn uốn mình liên tục. Sự co, duỗi của thân và đuôi với sự hỗ trợ của chi trước, chi sau (cả hai còn ngắn, yếu) và vuốt sắc của chúng tác động vào đất làm con vật tiến lên phía trước.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài (hay, chi tiết)

Hỏi đáp VietJack

III. BÀI TẬP

Câu 1: Đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài

a. Thích phơi nắng, trú đông trong các hốc đất khô ráo

b. Bắt mồi về ban ngày

c. Sống và bắt mồi nơi khô ráo

d. Tất cả các đặc điểm trên đúng

Thằn lằn bóng đuôi dài có đời sống:

- Sống và bắt mồi nơi khô ráo

- Bắt mồi về ban ngày

- Thích phơi nắng. Trú đông trong các hốc đất khô ráo

→ Đáp án d

Câu 2: Đặc điểm nào của thằn lằn có giúp ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể

a. Da khô có vảy sừng bao bọc

b. Mắt có mi cử động, có nước mắt

c. Có cổ dài

d. Màng nhĩ nằm trong hốc tai

Thằn lằn bóng đuôi dài da khô có vảy sừng bao bọc nên ngăn cản được sự thoát hơi nước của cơ thể.

→ Đáp án a

Câu 3: Cơ quan hô hấp của thằn lằn là

a. Mang

b. Da

c. Phổi

d. Da và phổi

Thằn lằn hô hấp hoàn toàn bằng phổi, khác với ếch hô hấp cả bằng da và phổi.

→ Đáp án c

Câu 4: Thằn lằn bóng đuôi dài là

a. Động vật biến nhiệt

b. Động vật hằng nhiệt

c. Động vật đẳng nhiệt

d. Không có nhiệt độ cơ thể

Thằn lằn bóng đuôi dài vẫn là động vật biến nhiệt

→ Đáp án a

Câu 5: Thằn lằn đực có bao nhiêu cơ quan giao phối

a. 1

b. 2

c. 3

d. 4

Thằn lằn đực có 2 cơ quan giao phối

→ Đáp án b

Câu 6: Thằn lằn cái đẻ bao nhiêu trứng

a. 1 trứng

b. 2 trứng

c. 5 – 10 trứng

d. 15 – 20 trứng

Thằn lằn cái đẻ từ 5 – 10 trứng vào các hốc đất khô ráo.

→ Đáp án c

Câu 7: Đặc điểm sinh sản của thằn lằn bóng đuôi dài

a. Thụ tinh ngoài

b. Thụ tinh trong

c. Phân chia cơ thể

d. Kí sinh qua nhiều vật chủ

Trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng của thằn lằn cái (thụ tinh trong)

→ Đáp án b

Câu 8: Các đặc điểm chứng tỏ sinh sản ở thằn lằn tiến bộ hơn ếch đồng

a. Thụ tinh trong

b. Trứng có vỏ dai

c. Phát triển trực tiếp không trải qua biến thái

d. Tất cả các đặc điểm trên

Sinh sản ở thằn lằn tiến bộ hơn ếch đồng:

- Thằn lằn thụ tinh trong chứ không thụ tinh ngoài như ếch đồng

- Trứng có vỏ dai, khác với vỏ đá vôi ở ếch đồng

- Phát triển trực tiếp chứ không trải qua biến thái như ếch đồng

→ Đáp án d

Câu 9: Các đặc điểm cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn

a. Da khô có vảy sừng, đuôi và thân dài, chân ngắn, yếu, có vuốt sắc

b. Cổ dài, mắt có mi cử động và tuyến lệ

c. Màng nhĩ nằm trong hốc tai

d. Tất cả các đặc điểm trên

Thằn lằn bóng đuôi dài có cấu tạo thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn. Da khô có vảy sừng; cổ dài, mắt có mi cử động và tuyến lệ; màng nhĩ nằm trong hốc tai. Đuôi và thân dài; chân ngắn, yếu, có vuốt sắc.

→ Đáp án d

Câu 10: Thằn lằn di chuyển bằng cách

a. Thân và đuôi cử động liên tục

b. Thân và đuôi tỳ vào đất

c. Thân và đuôi tỳ vào đất, thân và đuôi cử động liên tục, chi trước và chi sau tác động vào đất

d. Chi trước và chi sau tác động vào đất

Khi di chuyển thân và đuôi thằn lằn uốn mình liên tục. Sự co, duỗi của thân và đuôi với sự hỗ trợ của chi trước, chi sau (cả hai còn ngắn, yếu) và vuốt sắc của chúng tác động vào đất làm con vật tiến lên phía trước.

→ Đáp án c

Bài viết liên quan

648
  Tải tài liệu