Sinh học 7 Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác
Lý thuyết tổng hợp Sinh học lớp 7 Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sinh 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 7.
Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác
Lớp giáp xác có khoảng 20 nghìn loài, sống ở hầu hết các ao, hồ, sông, biển, một số ở trên cạn và một số nhỏ sống kí sinh.
I. MỘT SỐ GIÁP XÁC KHÁC
Giáp xác rất đa dạng, sống ở các môi trường nước, một số ở cạn, số nhỏ kí sinh. Các đại diện thường gặp như: tôm sống, cua, tôm ở nhờ, rận nước, mọt ẩm… có tập tính phong phú.
Bảng: Đặc điểm của một số loài giáp xác
Đại diện | Kích thước | Cơ quan di chuyển | Lối sống | Đặc điểm khác |
Mọt ẩm | Nhỏ | Chân | ở cạn | Thở bằng mang |
Sun | Nhỏ | Lối sống cố định | Sống bám vào vỏ tàu | |
Rận nước | Rất nhỏ | Đôi râu lớn | Sống tự do | Mùa hạ sinh toàn con cái |
Chân kiếm | Rất nhỏ | Chân kiếm | Tự do, kí sinh | Kí sinh, phần phụ tiêu giảm |
Cua đồng | Lớn | Chân bò | Hang hốc | Phần bụng tiêu giảm |
Cua nhện | Rất lớn | Chân bò | Đáy biển | Chân dài giống nhện |
Tôm ở nhờ | Lớn | Chân bò | Ẩn vào vỏ ốc | Phần bụng vỏ mỏng và mềm |
II. VAI TRÒ THỰC TIỄN
- Hầu hết giáp xác là có lợi như: tôm rồng, tôm hùm, tôm he, tôm sú, tôm càng xanh, tép, ruốc, cua biển, ghẹ, còng, cáy… Chúng là nguồn thức ăn của cá và là thực phẩm quan trọng của con người, là loại thủy sản xuất khẩu hàng đầu của nước ta hiện nay.
- Tuy thế một số nhỏ giáp xác có hại như: truyền bệnh giun sán, kí sinh ở da và mang cá, gây chết cá hàng loạt hay sống bám vào vỏ thuyền làm tăng ma sát, giảm tốc độ di chuyển của tàu thuyền và có hại cho các công trình dưới nước.
Bảng: Ý nghĩa thực tiễn của lớp giáp xác
III. BÀI TẬP
Câu 1: Lớp giáp xác có bao nhiêu loài
a. 10 nghìn
b. 20 nghìn
c. 30 nghìn
d. 40 nghìn
Lớp giáp xác có khoảng 20 nghìn loài, sống ở hầu hết các ao, hồ, sông, biển, một số ở trên cạn và một số nhỏ sống kí sinh.
→ Đáp án b
Câu 2: Đặc điểm nào KHÔNG phải của loài mọt ẩm
a. Có thể bò
b. Sống ở biển
c. Sống trên cạn
d. Thở bằng mang
Mọt ẩm râu ngắn, các đôi chân đều bò được. Nó là giáp xác thở bằng mang, ở cạn nhưng cần chỗ ẩm ướt.
→ Đáp án b
Câu 3: Loài giáp xác nào bám vào vỏ tàu thuyền làm giảm tốc độ di chuyển
a. Mọt ẩm
b. Tôm sông
c. Con sun
d. Chân kiếm
Con sun sống ở biển, sống cố định, thường bám vào vỏ tàu, thuyền, làm giảm tốc độ di chuyển của phương tiện giao thông đường thủy.
→ Đáp án c
Câu 4: Loài nào được coi là giáp xác lớn nhất
a. Rận nước
b. Cua nhện
c. Tôm ở nhờ
d. Con sun
Cua nhện sống ở biển, được coi là có kích thước lớn nhất trong giáp xác, nặng tới 7 kg, sải chân dài tới 1,5m
→ Đáp án b
Câu 5: Loài giáp xác nào là thức ăn chủ yếu cho cá
a. Mọt ẩm
b. Tôm ở nhờ
c. Cua nhện
d. Rận nước
Rận nước sống ở nước, có kích thước khoảng 2mm, là thức ăn chủ yếu của cá.
→ Đáp án d
Câu 6: Loài chân kiếm kí sinh ở vật chủ
a. Người
b. Trâu, bò
c. Cá
d. Tôm ở nhờ
Loài chân kiếm kí sinh ở cá: phần phụ tiêu giảm, râu biến thành móc bám.
→ Đáp án c
Câu 7: Tôm ở nhờ vào
a. Cá
b. Vỏ ốc
c. Tập đoàn san hô
d. Thân cây
Tôm ở nhờ có phần bụng vỏ mỏng và mềm, chúng thường ẩn dấu vào chiếc vỏ ốc rỗng. Khi di chuyển chúng kéo vỏ ốc theo.
→ Đáp án b
Câu 8: Loài giáp xác nào mang lại thực phẩm cho con người
a. Chân kiếm
b. Mọt ẩm
c. Tôm hùm
d. Con sun
Hầu hết giáp xác là có lợi như: tôm rồng, tôm hùm, tôm he, tôm sú, tôm càng xanh, tép, ruốc, cua biển, ghẹ, còng, cáy… Chúng là nguồn thức ăn của cá và là thực phẩm quan trọng của con người, là loại thủy sản xuất khẩu hàng đầu của nước ta hiện nay.
→ Đáp án c
Câu 9: Loài giáp xác nào thích nghi lối sống hang hốc
a. Tôm ở nhờ
b. Cua đồng đực
c. Rện nước
d. Chân kiếm
Cua đồng đực bò ngang, thích nghi sống hang hốc.
→ Đáp án b
Câu 10: Giáp xác có thể gây hại
a. Truyền bệnh giun sán
b. Kí sinh ở da và mang cá
c. Làm giảm tốc độ di chuyển của tàu thuyền
d. Tất cả các đáp án trên đúng
Một số nhỏ giáp xác có hại như: truyền bệnh giun sán, kí sinh ở da và mang cá, gây chết cá hàng loạt hay sống bám vào vỏ thuyền làm tăng ma sát, giảm tốc độ di chuyển của tàu thuyền và có hại cho các công trình dưới nước.
→ Đáp án d