Sinh học 7 Bài Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm

Lý thuyết tổng hợp  Sinh học lớp 7 Bài Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sinh 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết  Sinh học lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 7.

708
  Tải tài liệu

Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Ngành Thân mềm có số loài rất lớn, sai khác nhau:

- Về kích thước: Ốc nước ngọt (ốc gạo, ốc rạ… ) chỉ nặng khoảng vài chục gam nhưng loài bạch tuộc Đại Tây Dương nặng tới 1 tấn.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm (hay, chi tiết)

Ốc nước ngọt rất nhỏ

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm (hay, chi tiết)

Bạch tuộc Đại Tây Dương

- Về môi trường sống: Chúng phân bố ở độ cao hàng trăm mét (các loài ốc sên) đến các ao, hồ, sông, suối và biển cả, có loài dưới đáy biển sâu.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm (hay, chi tiết)

Ốc trên vách núi

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm (hay, chi tiết)

Ốc sống trong nước

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm (hay, chi tiết)

Mực ống sống dưới đáy biển sâu

- Về tập tính: Chúng có hình thức sống: vùi lấp (trai, sò, ngao, ngán,.. ) đến lối sông bò chậm chạp (các loài ốc), tới cách di chuyển tốc độ nhanh (như mực nang, mực ống)

Tuy thích nghi rộng như vậy, nhưng cấu tạo cơ thể thân mềm vẫn có các đặc điểm chung (hình 21. A, B, C).

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm (hay, chi tiết)

Bảng 1: Đặc điểm chung của ngành Thân mềm

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm (hay, chi tiết)

Đặc điểm chung của ngành Thân mềm:

- Thân mềm, cơ thể không phân đốt

- Có vỏ đá vôi, có khoang áo

- Hệ tiêu hóa phân hóa

- Cơ quan di chuyển thường đơn giản

- Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.

II. VAI TRÒ

Hầu như tất cả các loài thân mềm đều được sử dụng làm thức ăn, không chỉ cho người mà còn cho động vật khác. Một số loài có giá trị xuất khẩu cao. Tuy thế cũng có một số thân mềm có hại đáng kế.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm (hay, chi tiết)Lý thuyết Sinh học 7 Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm (hay, chi tiết)

Ốc làm thức ăn cho con người

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm (hay, chi tiết)

Cháo trai

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm (hay, chi tiết)

Khảm trai trang trí

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm (hay, chi tiết)

Ốc bươu vàng gây hại cho nông nghiệp

Hỏi đáp VietJack

III. BÀI TẬP

Câu 1: Những đại diện nào sau đây thuộc ngành Thân mềm

a. Mực, sứa, ốc sên

b. Bạch tuộc, ốc sên, sò

c. Bạch tuộc, ốc vặn, sán lá gan

d. Rươi, vắt, sò

Ngành Thân mềm có các đại diện như bạch tuộc, mực, ốc sên, ốc vặn, sò, trai, ngao…

→ Đáp án b

Câu 2: Loài nào có khả năng lọc làm sạch nước

a. Trai, hến

b. Mực, bạch tuộc

c. Sò, ốc sên

d. Sứa, ngao

Trai, ngao, hến… là những thân mềm có khả năng lọc nước.

→ Đáp án a

Câu 3: Loài nào gây hại cho cây trồng

a. Sò

b. Ốc bươu vàng

c. Bạch tuộc

d. Mực

Ốc bươu vàng ăn nhiều, sức sinh sản lớn gây hại cho cây trồng nông nghiệp

→ Đáp án b

Câu 4: Ngành thân mềm có đặc điểm chung là

a. Thân mềm, cơ thể không phân đốt

b. Có vỏ đá vôi, có khoang áo

c. Hệ tiêu hóa phân hóa

d. Tất cả các đáp án trên

Đặc điểm chung của ngành Thân mềm:

- Thân mềm, cơ thể không phân đốt

- Có vỏ đá vôi, có khoang áo

- Hệ tiêu hóa phân hóa

- Cơ quan di chuyển thường đơn giản

- Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích

cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.

→ Đáp án d

Câu 5: Ốc sên phá hoại cây cối vì

a. Khi sinh sản ốc sên đào lỗ làm đứt rễ cây

b. Ốc sên ăn lá cây làm cây không phát triển được

c. Ốc sên tiết chất nhờn làm chết các mầm cây

d. Ốc sên để lại vết nhớt trên đường đi gây hại đến cây

Ốc sên ăn lá cây làm cây không quang hợp được, dẫn đến cây bị chết đi.

→ Đáp án b

Câu 6: Loài thân mềm nào được dùng để làm đồ trang sức

a. Ốc sên

b. Ốc bươu vàng

c. Bạch tuộc

d. Trai

Ngọc trai được dùng làm đồ trang sức cho phụ nữ.

→ Đáp án d

Câu 7: Các đại diện Thân mềm nào sau đây có tập tính sống vùi mình

a. trai, sò, mực

b. trai, mực, bạch tuộc

c. ốc sên, ốc bươu vàng, sò

d. trai, sò, ngao

Trai, sò, ngao, ngán… có tập tính sống vùi mình trong bùn ở dưới đáy sông.

→ Đáp án d

Câu 8: Thân mềm nào thích nghi với lối sống di chuyển và săn mồi

a. mực, sò

b. mực, bạch tuộc

c. ốc sên, ốc vặn

d. sò, trai

Mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.

→ Đáp án b

Câu 9: Vỏ đá vôi của thân mềm được tạo thành từ

a. lớp sừng

b. thân

c. chân

d. cơ khép vỏ

Lớp sừng tạo nên lớp vỏ đá vôi của động vật thân mềm.

→ Đáp án a

Câu 10: Động vật nào có giá trị cao, được xuất khẩu

a. bào ngư

b. sò huyết

c. trai sông

d. Cả a và b

Bào ngư và sò huyết là hai thực phẩm có giá trị xuất khẩu.

→ Đáp án d

Bài viết liên quan

708
  Tải tài liệu