Sinh học 7 Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện
Lý thuyết tổng hợp Sinh học lớp 7 Bài Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sinh 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 7.
Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện
LỚP HÌNH NHỆN
Lớp Hình nhện đã biết khoảng 36 nghìn loài là các chân khớp ở cạn đầu tiên. Chúng thích sống nơi hang hốc, rậm rạp và hoạt động chủ yếu về đêm.
I. NHỆN
1. Đặc điểm cấu tạo
- Cơ thể nhện gồm: phần đầu – ngực và phần bụng.
Bảng 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện
Các phần cơ thể | Số chú thích | Tên bộ phận quan sát thấy | Chức năng |
Phần đầu – ngực | 1 | Đôi kìm có tuyến độc | Bắt mồi và tự vệ |
2 | Đôi chân xúc giác (phủ đầy lông) | Cảm giác về khứu giác và xúc giác | |
3 | 4 đôi chân bò | Di chuyển và chăng lưới | |
Phần bụng | 4 | Phía trước là đôi khe thở | Hô hấp |
5 | Ở giữa là một lỗ sinh dục | Sinh sản | |
6 | Phía sau là các núm tuyến tơ | Sinh ra tơ nhện |
2. Tập tính
a. Chăng lưới
Nhện chăng lưới theo các bước theo thứ tự dưới đây:
Chăng bộ khung lưới (các dây tơ khung)
Chăng tơ phóng xạ
Chăng các tơ vòng
Nhện nằm ở trung tâm lưới để chờ mồi
Đầu tiên, nhện đứng ở một chỗ rồi thả tơ vào trong gió, sợi tơ bay kéo dãn và bám vào một điểm tạo thành dây tơ khung, đóng vai trò giữ an toàn. Nhện bám vào sợi tơ này để chăng các sợi tơ đường thẳng xếp xung quanh, gọi là tơ phóng xạ. Tiếp theo, nhện chăng các sợi tơ vòng quanh tạo các hình tròn lớn dần từ tâm mạng nhện ra phía ngoài. Dệt xong, nhện nằm ở trung tâm lưới để chờ mồi.
b. Bắt mồi
Khi rình mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, lập tức nhện hành động như sau:
- Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc
- Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi
- Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian
- Nhện hút dịch lỏng ở con mồi
Nhện tiêu dịch tiêu hóa vào con mồi
Trói con mồi một thời gian
II. SỰ ĐA DẠNG CỦA LỚP HÌNH NHỆN
1. Một số đại diện
Giới thiệu một số đại diện khác của lớp Hình nhện
2. Ý nghĩa thực tiễn
Bảng 2: Ý nghĩa thực tiễn của lớp Hình nhện
III. BÀI TẬP
Câu 1: Lớp Hình nhện có bao nhiêu loài
a. 13 nghìn loài
b. 16 nghìn loài
c. 33 nghìn loài
d. 36 nghìn loài
Lớp Hình nhện đã biết khoảng 36 nghìn loài, là các chân khớp ở cạn đầu tiên.
→ Đáp án d
Câu 2: Nhện có bao nhiêu phần
a. Có 2 phần: phần đầu – ngực và phần bụng
b. Có 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng
c. Có 2 phần là thân và các chi
d. Có 3 phần là phần đầu, phần bụng và các chi
Cơ thể nhện gồm 2 phần là phần đầu – ngực và phần bụng.
→ Đáp án a
Câu 3: Bộ phận nào của nhện KHÔNG thuộc phần đầu – ngực
a. Đôi kìm
b. Đôi chân xúc giác
c. 4 đôi chân bò
d. Lỗ sinh dục
Phần đầu – ngực nhện có 3 bộ phận là đôi kìm, đôi chân xúc giác và 4 đôi chân bò.
→ Đáp án d
Câu 4: Nhện bắt mồi và tự vệ được là nhờ có
a. Đôi chân xúc giác
b. Đôi kìm
c. 4 đôi chân bò
d. Núm tuyến tơ
Nhờ đôi kìm có tuyến độc mà nhện có thể bắt mồi và tự vệ
→ Đáp án b
Câu 5: Cơ quan nào sinh ra tơ nhện
a. Núm tuyến tơ
b. Đôi kìm
c. Lỗ sinh dục
d. 4 đôi chân bò
Phía sau bụng có các núm tuyến tơ để sinh ra tơ nhện
→ Đáp án a
Câu 6: Loài động vật nào KHÔNG thuộc lớp Hình nhện
a. Nhện
b. Bọ cạp
c. Tôm ở nhờ
d. Cái ghẻ
Tôm ở nhờ thuộc lớp giáp xác. Các đại diện khác như nhện, bọ cạp hay cái ghẻ đều thuộc lớp Hình nhện.
→ Đáp án c
Câu 7: (1) Chăng tơ phóng xạ
(2) Nhện nằm ở trung tâm lưới để chờ mồi
(3) Chăng bộ khung lưới (các dây tơ khung)
(4) Chăng các tơ vòng
Nhện chăng lưới theo thứ tự các bước
a. 1 – 2 – 3 – 4
b. 3 – 1 – 4 -2
c. 3 – 4 – 1 – 2
d. 1 – 3 – 4 – 2
Hiển thị đáp án
Nhện chăng tơ: Đầu tiên, nhện đứng ở một chỗ rồi thả tơ vào trong gió, sợi tơ bay kéo dãn và bám vào một điểm tạo thành dây tơ khung, đóng vai trò giữ an toàn. Nhện bám vào sợi tơ này để chăng các sợi tơ đường thẳng xếp xung quanh, gọi là tơ phóng xạ. Tiếp theo, nhện chăng các sợi tơ vòng quanh tạo các hình tròn lớn dần từ tâm mạng nhện ra phía ngoài. Dệt xong, nhện nằm ở trung tâm lưới để chờ mồi.
→ Đáp án b
Câu 8: Cái ghẻ sống ở
a. Dưới biển
b. Trên cạn
c. Trên da người
d. Máu người
Cái ghẻ gây bệnh ghẻ ở người. Con cái đào hàng dưới da, đẻ trứng gây ngứa và sinh mụn ghẻ.
→ Đáp án c
Câu 9: Thức ăn của loài ve bò
a. Cỏ
b. Động vật nhỏ hơn
c. Máu động vật
d. Hút nhựa cây
Ve bò bám trên ngọn cỏ, khi có gia súc đi qua nó chuyển sang bám vào lông rồi chui vào da hút máu.
→ Đáp án c
Câu 10: Bọ cạp có độc ở
a. Kìm
b. Trên vỏ cơ thể
c. Trong miệng
d. Cuối đuôi
Bọ cạp sống nơi khô ráo, hoạt động về đêm, cơ thể dài, phân đốt và cuối đuôi có nọc độc.
→ Đáp án d