Sinh học 7 Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
Lý thuyết tổng hợp Sinh học lớp 7 Bài Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sinh 7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 7.
Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
Lớp Sâu bọ có số loài phong phú nhất trong giới Động vật (khoảng gần một triệu loài) gấp 2 – 3 lần số loài của các động vật còn lại. Hằng năm con người lại phát hiện thêm nhiều loài mới nữa. Sâu bọ phân bố khắp mơi trên Trái Đất. Hầu hết chúng có thể bay và trong qua trình phát triển có biến thái, cơ thể lột xác thay đổi hình dạng nhiều lần cho đến khi trưởng thành.
I. MỘT SỐ ĐẠI DIỆN KHÁC
1. Sự đa dạng về loài, lối sống, tập tính
Giới thiệu một số đại diện sâu bọ thường gặp xung quanh chúng ta.
2. Nhận biết một số đại diện và môi trường sống
Sâu bọ phân bố rộng khắp các môi trường trên Trái Đất như: dưới nước, trên cạn, sống tự do và kí sinh. Ở đây cũng gặp rất nhiều sâu bọ, đặc biệt là ở thiên nhiên nhiệt đới.
Bảng 1: Sự đa dạng về môi trường sống
II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN
1. Đặc điểm chung
- Các đặc điểm chung nổi bật của sâu bọ là
+ Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực, bụng
+ Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
+ Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí
- Ngoài ra, sâu bọ còn có một số đặc điểm khác:
+ Vỏ cơ thể bằng kitin vừa là bộ xương ngoài vừa là chiếc áo ngụy trang của chúng.
+ Thần kinh phát triển cao, hình thành não là cơ sở của các tập tính và hoạt động bản năng.
+ Sâu bọ có đủ 5 giác quan: xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác và thị giác.
+ Sâu bọ có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau.
+ Sâu bọ có tuần hoàn hở, tim hình ống, nhiều ngăn nằm ở mặt lưng.
2. Vai trò thực tiễn
Một số sâu bọ rất có ích. Thời cổ, người Ai Cập đã coi tổ ong mật như một xưởng bào chế dược phẩm. Nước ta có nghề trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa từ lâu đời. Tuy thế, một số lượng lớn sâu bọ phá hại cây trồng đáng kể, có thể làm giảm tới 20% sản lượng thu hoạch hằng năm.
Bảng 2: Vai trò thực tiễn của sâu bọ
Châu chấu phá hoại cây trồng
Tằm được nuôi để lấy sợi
Ong mật thụ phấn cho cây trồng
III. BÀI TẬP
Câu 1: Sâu bọ nào phá hoại đồ gỗ
a. Bọ cạp
b. Châu chấu
c. Mọt hại gỗ
d. Bọ ngựa
Mọt hại gỗ đục ruỗng các đồ làm bằng gỗ.
→ Đáp án c
Câu 2: Loài sâu bọ nào có tập tính kêu vào mùa hè
a. Ve sầu
b. Dế mèn
c. Bọ ngựa
d. Chuồn chuồn
Ve sầu vừa hút nhựa cây, vừa kêu rất to vào mùa hè, là mùa sinh sản.
→ Đáp án a
Câu 3: Loài sâu bọ nào sống trên mặt nước
a. Bọ gậy
b. Bọ que
c. Bọ vẽ
d. Bọ ngựa
Bọ vẽ sống thích nghi ở môi trường trên mặt nước.
→ Đáp án c
Câu 4: Ấu trùng chuồn chuồn sống ở đâu
a. Trong đất
b. Kí sinh trong cơ thể động vật
c. Trên cây
d. Dưới nước
Câu 5: Ấu trùng bướm ăn
a. Lá cây
b. Máu người
c. Rễ cây
d. Động vật nhỏ hơn
Ấu trùng bướm là sâu non, chúng ăn lá cây và lớn lên rất nhanh.
→ Đáp án a
Câu 6: Bọ ngựa có lối sống và tập tính
a. Ăn gỗ, tập tính đục ruỗng gỗ
b. Kí sinh, hút máu người và động vật
c. Ăn thịt, dùng đôi càng trước để bắt mồi
d. Ăn thực vật, tập tính ngụy trang
Bọ ngựa là động vật ăn thịt, chúng dùng đôi càng trước sắc, khỏe để bắt mồi.
→ Đáp án c
Câu 7: Loài sâu bọ nào sau đây hút máu người và động vật
a. Ruồi
b. Muỗi
c. Mọt ẩm
d. Chuồn chuồn
Muỗi cái hút máu người và động vật trước khi sinh sản.
→ Đáp án b
Câu 8: Sâu bọ hô hấp bằng
a. Da
b. Phổi
c. Hệ thống ống khí
d. Da và phổi
Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí
→ Đáp án c
Câu 9: Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm chung nổi bật của sâu bọ
a. Hô hấp bằng hệ thống ống khí
b. Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực, bụng
c. Vỏ cơ thể bằng kitin vừa là bộ xương ngoài vừa là chiếc áo ngụy trang của chúng.
d. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
Các đặc điểm chung nổi bật của sâu bọ là
+ Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực, bụng
+ Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
+ Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí
→ Đáp án c
Câu 10: Loài sâu bọ nào có hại cho đời sống con người
a. Bọ ngựa
b. Chuồn chuồn
c. Ve sầu
d. Châu chấu
Châu chấu là loài ăn khỏe, tàn phá cây trồng mùa màng của con người.
→ Đáp án d