Em hãy viết một bài luận thể hiện vai trò của người dân trong việc góp phần xây dựng bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vững mạnh

Trả lời Vận dụng 1 trang 130 KTPL 10 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức

309


Giải KTPL 10 Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Vận dụng 1 trang 130 KTPL 10: Em hãy viết một bài luận thể hiện vai trò của người dân trong việc góp phần xây dựng bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vững mạnh.

Trả lời:

(*) Bài tham khảo

Hiện nay, đất nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Trong bối cảnh đó, yêu cầu, nhiệm vụ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đặt ra rất cấp bách. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh việc cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN phải tiến hành đồng bộ cả lập pháp, hành pháp, tư pháp và được tiến hành đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Từ tinh thần Nghị quyết Đại hội, có thể rút ra những điểm chính cần vận dụng vào quá trình tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam như sau:

Thứ nhất, cần quán triệt nhận thức tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là phương hướng cơ bản để phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ cương, siết chặt kỷ luật; quyền đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ; dân chủ được thể chế hóa thành pháp luật, dân chủ trong khuôn khổ pháp luật.

Tăng cường tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, coi đó là công cụ quan trọng và hữu hiệu để bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước, thiết lập kỷ cương xã hội. Đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra trong nội bộ các cơ quan, tổ chức nhà nước; đề cao trách nhiệm kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới, của các cấp chính quyền đối với mọi cơ quan, tổ chức trên địa bàn, lãnh thổ. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự, khắc phục tình trạng vô kỷ luật, dân chủ cực đoan; làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch với những âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm chống phá chế độ ta.

Thứ hai, hoàn thiện thể chế, chức năng, nhiệm vụ, phương thức và cơ chế vận hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu của nhà nước pháp quyền XHCN trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế sâu rộng. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan dân cử để các cơ quan này thực sự là cơ quan đại diện của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước trong việc xem xét và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương.

Hoàn thiện và phân định rõ mô hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm ở nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo luật định. Tăng cường hơn nữa sự gắn kết giữa giám sát của Quốc hội với kiểm tra, giám sát của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và sự giám sát của nhân dân.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách đối với cán bộ, công chức theo hướng khuyến khích cán bộ, công chức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức công vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ; chú trọng tiêu chuẩn về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực, hiệu quả thực thi nhiệm vụ để đánh giá, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách đãi ngộ, thu hút, trọng dụng nhân tài nhằm có đội ngũ cán bộ hội đủ đức và tài phục vụ nhân dân.

Thứ ba, đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và đời sống nhân dân; xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, quản lý nhà nước có hiệu quả, giảm mạnh, bãi bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà, đáp ứng tốt nhất yêu cầu chính đáng của người dân, doanh nghiệp. Phân định rõ hơn vai trò và hoàn thiện cơ chế giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Quy định rõ trách nhiệm và cơ chế giải trình của các cơ quan nhà nước, đề cao đạo đức công vụ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Thông qua các công cụ quản lý vĩ mô và vai trò của kinh tế nhà nước để quản lý thị trường, điều tiết thu nhập, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội, thúc đẩy sự phát triển đồng đều giữa các vùng miền và các tầng lớp dân cư. Kiểm soát việc phân bổ, quản lý và sử dụng vốn, tài sản công, khắc phục tình trạng vô chủ, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Thứ tư, tăng cường pháp chế XHCN trên cả ba lĩnh vực: xây dựng pháp luật, chấp hành pháp luật và bảo vệ pháp luật. Tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, hiện đại với tính công khai, minh bạch cao, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng. Chỉ đạo chặt chẽ quá trình chuẩn bị và thông qua các dự án luật, bảo đảm quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng, tổng kết thực tiễn, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp tiên tiến của nước ngoài; tập hợp trí tuệ của các nhà khoa học, các chuyên gia, ý kiến đóng góp của nhân dân, nhất là các đối tượng có liên quan đến việc thi hành pháp luật. Đề cao tinh thần “thượng tôn pháp luật” gắn với coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, kết hợp sức mạnh của pháp luật với sức mạnh của đạo đức, văn hóa và dư luận xã hội...

 

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 123 KTPL 10: Em hãy kể tên các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chia sẻ hiểu biết của mình về một trong các cơ quan đó

Câu hỏi trang 124 KTPL 10: 1/ Theo em, Đảng lãnh đạo bộ máy nhà nước trên những phương diện nào? Hãy nêu ví dụ minh hoạ. 2/ Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

Câu hỏi trang 124 KTPL 10: 1/ Em hãy cho biết, các luật, nghị quyết, pháp lệnh sau khi được Quốc hội thông qua sẽ do những cơ quan nào tổ chức thi hành, thực hiện? 2/ Em hiểu như thế nào về nguyên tắc quyền lực nhà nư

Câu hỏi trang 125 KTPL 10: 1/ Luật Trưng cầu ý dân của Nhà nước Việt Nam thể hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân như thế nào

Câu hỏi trang 126 KTPL 10: 1/ Qua lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, em hiểu thể nào là tập trung dân chủ? 2/ Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 127 KTPL 10: 1/ Các văn bản pháp luật trong hình ảnh trên quy định tổ chức và hoạt động của cơ quan nào trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam? 2/ Theo em, nguyên tắc pháp chế xã hội

Câu hỏi trang 127 KTPL 10: 1/ Việc thực hiện chủ trương xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện như thế nào trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 128 KTPL 10: 1/ Việc đẩy mạnh cải cách hành chính thể hiện tính nhân dân của bộ máy hành chính nhà nước ta như thế nào? Nhân dân thực hiện quyền gì để tham gia thành lập bộ máy nhà nước

Câu hỏi trang 129 KTPL 10: 1/ Việc Chính phủ phải báo cáo và chịu sự giám sát của Quốc hội về các công việc của mình thể hiện điều gì? 2/ Theo em, vì sao các cơ quan trọng bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việ

Câu hỏi trang 129 KTPL 10: 1/ Trong thông tin 2, vì sao các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy

Luyện tập 1 trang 130 KTPL 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao? a. Tất cả các cá nhân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền ứng cử tham gia vào bộ máy nhà nước

Luyện tập 2 trang 130 KTPL 10: Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi nào sau đây? Vì sao

Luyện tập 3 trang 130 KTPL 10: Em hãy xử lí các tình huống sau: - Tình huống a. Giờ ra chơi, K tỉnh cờ thấy một số bạn trong lớp đọc những tin tức có nội dung sai lệch về cán bộ lãnh đạo cơ quan nhà nước trên mạng xã hội

Vận dụng 1 trang 130 KTPL 10: Em hãy viết một bài luận thể hiện vai trò của người dân trong việc góp phần xây dựng bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vững mạnh

Vận dụng 2 trang 130 KTPL 10: Em hãy viết bài chia sẻ tác dụng tích cực của việc cải cách hành chính ở địa phương em

Bài viết liên quan

309