Giải Kinh tế pháp luật 10 (Kết nối tri thức) Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thông chính trị Việt Nam
Hoidapvietjack.com trân trọng giới thiệu: Lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế pháp luật 10 Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thông chính trị Việt Nam sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế pháp luật 10 Bài 19.
Giải Kinh tế pháp luật 10 Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thông chính trị Việt Nam
Trả lời:
Một số hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh:
- Có những hoạt động tình nguyện ở nhiều địa phương
- Tổ chức những lớp học Cảm tình Đảng, cuộc tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm nâng cao hiểu biết và niềm tin vào Đảng
- Không ngững trau dồi kiến thức, kĩ năng, phẩm chất đạo đức để góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
….
1. Cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam
Trả lời:
Hệ thống chính trị Việt Nam gồm:
- Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tổ chức thực hiện ý chí
lực của nhân dân, thay mặt nhân chịu trách nhiệm trước nhân dân đề quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là các cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng của các đoàn viên, hội viên.
2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam
1/ Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng được quy định trong Hiến pháp Việt Nam như thế nào?.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" (khoản 1 Điều 4)
Yêu cầu số 2: Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị ở xã A thể hiện qua những việc làm cụ thể:
+ Đảng ban hành Nghị quyết đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện xoá đói giảm nghèo của Đại hội Đảng bộ xã và quán triệt nội dung Nghị quyết đến từng đảng viên, yêu cầu mỗi đảng viên gương mẫu đi đầu trong việc phát triển kinh tế gia đình, giúp đỡ các hộ nghèo cùng phát triển;
+ Đảng bộ xã chỉ đạo các cấp chính quyền và các đoàn thể trong xã phối hợp với ngành chức năng tuyên truyền, hướng dẫn, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi;
+ Đảng bộ xã không chỉ thể hiện vai trò lãnh đạo trong công tác tổ chức cán bộ mà còn kiểm tra, giám sát sự hoạt động của hệ thống chính trị thông qua việc quản lí đội ngũ lãnh đạo của các tổ chức này.
Yêu cầu số 3: Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị:
- Đảng lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối trên các lĩnh vực như:
+ Công tác tổ chức cán bộ, công tác đối ngoại, an ninh, quốc phòng.
+ Tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị phải tuân thủ theo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động.
- Sự lãnh đạo của Đảng được biểu hiện qua nhiều phương thức như:
+ Đảng lãnh đạo bằng chủ trương, nghị quyết;
+ Lãnh đạo thông qua công tác tư tưởng.
+ Lãnh đạo thông qua công tác tổ chức, cán bộ lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát,...
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Thông qua bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, người dân được thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua lá phiếu bầu, được trực tiếp lựa chọn những người có đủ tài, đủ đức, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân vào cơ quan quyền lực nhà nước cấp cao.
Yêu cầu số 2: Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thống qua các cơ quan khác của nhà nước. Tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị được tổ chức từ nhân dân và hoạt động để đại điện, phục vụ và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân.
Yêu cầu số 3: Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị được hiểu là: Tất cả quyền lực nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc về nhân dân.
+ Nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
+ Các đại biểu dân cử thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, nói lên tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân, chiu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân, không còn được sự tín nhiệm của nhân dân thì đại biểu dân cử có thể bi bãi nhiệm.
+ Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước trước khi quyết định phải lấy ý kiến của nhân dân hoặc phải do nhân dân trực tiếp quyết định thông qua việc trưng cầu ý kiến của nhân dân.
Trả lời:
Yêu cầu số 1:
- Khi quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội phải họp thảo luận và biểu quyết để lấy ý kiến tập thể và Quốc hội hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Việc thảo luận lấy ý kiến tập thể đảm bảo hiệu quả cao nhất trong hoạt động của Quốc hội, đảm bảo sự tham gia của tất cả các thành viên và hạn chế được những sai phạm không mong muốn.
- Tất cả các đại biểu Quốc hội đều là những người đại diện của nhân dân nên sự tham gia thảo luận đóng góp ý kiến của các đại biểu cũng chính là sự tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân cả nước.
Yêu cầu số 2: Việc Hiến pháp quy định luật, nghị quyết của Quốc hội cần phải được quá nửa số đại biểu tán thành mới được thông qua thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ ở chỗ việc thông qua luật, nghị quyết có sự tham gia biểu quyết của tất cả các đại biểu Quốc hội và chỉ được thông qua khi đa số đại biểu tán thành.
Yêu cầu số 3: Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị:
- Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở kết hợp, thống nhất và hài hoà giữa hai yếu tố: tập trung và dân chủ.
+ Yếu tố tập trung được thể hiện ở chỗ các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động chủ yếu thông qua các kì họp, phiên họp, cuộc họp với sự tham gia của nhiều thành viên.
+ Yếu tố dân chủ được thể hiện ở chỗ các Cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của cơ quan, tổ chức bằng hình thức thảo luận, biểu quyết lấy ý kiến tập thể.
- Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước thường được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tung cấp trên.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Các văn bản luật trong hình ảnh quy định việc tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính phủ. Điều này thể hiện Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính phủ được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu số 2: Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị:
- Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều có địa vị pháp lí vững chắc và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
- Vị trí, chức năng, tổ chức, hoạt động của các tổ chức, cơ quan trong hệ thống chính trị được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật quan trọng của đất nước như: Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Toà án nhân dân, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,...
- Trong quá trình hoạt động, các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị đều phải tuân thủ nghiêm minh các quy định của pháp luật, mọi hành vi vi phạm đều bị nghiêm trị.
3. Đặc điểm cơ bản của hệ thống chính trị Việt Nam
1/ Em hiểu như thế nào là nhất nguyên chính trị?
2/ Trong hệ thống chính trị Việt Nam, tính nhất nguyên chính trị được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Nhất nguyên chính trị nghĩa là chỉ có một đang chính trị duy nhất. Đảng
Yêu cầu số 2: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, tính nhất nguyên chính trị được thể hiện khi Hệ thống chính trị Việt Nam chỉ tồn tại một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Và Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức giữa vai trò lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị.
1/ Em hiểu thế nào là tính thống nhất?
2/ Tính thống nhất được thể hiện như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Tính thống nhất có nghĩa là sự phù hợp, nhất trí với nhau, không mâu thuẫn nhau, hợp lại thành một khối.
Yêu cầu số 2:
- Tính thống nhất của hệ thống chính trị xuất phát từ nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
- Sự thống nhất của hệ thống chính trị được thể hiện trên nhiều phương diện như:
+ Sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam;
+ Sự thống nhất về mục tiêu chính trị của toàn bộ hệ thống là xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam với nội dung: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh;
+ Sự thống nhất ở nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động là tập trung dân chủ;
+ Sự thống nhất của hệ thống tổ chức ở từng cấp, từ trung ương đến địa phương, với các bộ phận hợp thành,.....
1/ Em hiểu như thế nào là tính nhân dân?
2/ Tính nhân dân được biểu hiện như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Tính nhân dân là khái niệm chỉ mỗi liên hệ sâu xa, lâu bên của một lĩnh vực nào đó với lợi ích, tư tưởng, tình cảm, vai trò… của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Yêu cầu số 2: Tính nhân dân trong hệ thống chính trị Việt Nam
- Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị được nhân dân lập ra;
- Các cơ quan,tổ chức trong hệ thống chính trị hoạt động để phcuj vụ lợi ích của nhân dân, tồn tại vì sự tham gia tích cực của nhân dân.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 121 KTPL 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?
Trả lời:
a. Sai, vì hệ thống chính trị Việt Nam gồm nhiều cơ quan, tổ chức cấu thành. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
b. Sai, vì hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Những vấn đề quan trọng của đất nước phải được thông qua ý kiến của tập thể (trong đó có những vấn đề phải lấy ý kiến của nhân dân như việc sửa đổi Hiến pháp,...).
c. Đúng, vì thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, nhân dân có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, kịp thời phát hiện những sai phạm và khiếu nại, yêu cầu các tổ chức, cơ quan điều chỉnh, sửa chữa.
d. Đúng, vì hệ thống chính trị hoạt động để phục vụ cho tất cả mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội nên mọi người đều phải có trách nhiệm xây dựng, bảo vệ hệ thống.
Luyện tập 2 trang 121 KTPL 10: Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các tình huống sau?
d. Bà X thường lợi dụng chức vụ để bao che cho các hành vi sai phạm của một số đối tượng xấu.
Trả lời:
- Tình huống a. Hành vi của ông A là sai khi đã tự ý quyết định cho phép một công ty xây dựng khai thác đất, đá ở địa phương mà không thông qua ý kiến tập thể. Ông A đã tự ý quyết định trên tài sản chung của tập thể.
- Tình huống b. Hành động của ông D cho thấy ông D đã thực hiện đúng các nguyên tắc của hệ thống chính trị Việt Nam, quan tâm đến ý kiến, nhu cầu, lợi ích của mỗi người dân.
- Tình huống c. Việc làm của giáo viên H là đúng, vì đã giúp HS nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ hệ thống chính trị Việt Nam cũng như giúp các em tránh phạm phải những sai lầm đáng tiếc.
- Tình huống d. Hành vi của bà X hoàn toàn đáng lên án. Bà X lạm dụng chức vụ bảo che cho những đối tượng xấu, điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều người xung quang và không đúng với nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam.
Luyện tập 3 trang 122 KTPL 10: Em hãy xử lí các tình huống sau:
Nếu là N, em sẽ nói gì với bạn?
Nếu là lớp trưởng, em sẽ làm gì?
Trả lời:
- Tình huống a. Thông tin thất thiệt là một thông tin không đúng sự thất, thiếu chính xác. Nếu thông tin này được chia sẻ cho nhiều người sẽ gây hoang mang,, lo lắng, không tin tưởng vào chính quyền. Đồng thời, chính quyền cũng sẽ có những đánh giá sai lầm về hướng tổ chức và phát triển của mình. Nếu em là N, em sẽ khuyên bạn không nên làm chia sẻ những thông tin đó đến mọi người.
- Tình huống b. Việc tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam không phải với mục tiêu kết nạp vào tổ chức Đảng. Việc tìm hiểu về Đảng cộng sản Việt Nam là để có thêm thông tin, sự hiểu biết, niềm tin vào sự dẫn dắt vào đường lối của Đảng. Đồng thời giúp cho mọi người rèn luyện được những phẩm chất đạo đức cần thiết để trở thành một công dân tốt và có ích cho đất nước. Nếu em là lớp trưởng, em sẽ khuyên tất cả các bạn cùng tham gia vào hoạt động tìm hiểu Đảng Cộng sản Việt Nam
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 122 KTPL 10: Em hãy viết một bài luận về vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đối với việc xây dựng và phát triển hệ thống chính trị nước ta hiện nay.
Trả lời:
(*) Bài tham khảo
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, vì lẽ đó tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh luôn giữ vai trò quan trọng đối với thanh niên trong từng giai đoạn lịch sử.
Từ khi ra đời đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, tuổi trẻ Việt Nam luôn giữ vai trò quan trọng, luôn thể hiện tinh thần xả thân trong các cuộc đấu tranh, kháng chiến giữ vững độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó. Luôn phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nêu cao tinh thần xung phong, tình nguyện, xung kích, đi đầu trong các cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ; trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm; trong thời kỳ kiến thiết xây dựng đất nước sau chiến tranh; trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế...
Trong giai đoạn hiện nay khi đất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, có biết bao nhiêu thời cơ và đan xen không ít những khó khăn, thách thức, thanh niên vẫn là lực lượng xã hội to lớn, có tiềm năng hùng hậu. Thế hệ thanh niên ngày nay được kế thừa tinh hoa truyền thống của dân tộc và những thành quả của cách mạng, mở rộng giao lưu quốc tế; họ có mặt mạnh cơ bản về trình độ học vấn cao hơn trước, nhạy cảm với thời cuộc, giàu lòng yêu nước, có khát vọng đưa đất nước vượt qua nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện thành công mục tiêu lý tưởng do Đảng đề ra là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Vận dụng 2 trang 122 KTPL 10: Em hãy tim hiểu và viết bài chia sẻ về hoạt động ngày hội Đoàn kết toàn dân tộc ở địa phương em.
Trả lời:
(*) Bài tham khảo: hoạt động Đoàn kết dân tộc của tỉnh Cà Mau
Trong điều kiện tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến rất phức tạp, Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu các Huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy; Ban Cán sự đảng, đảng đoàn trực thuộc Tỉnh ủy; các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh tập trung chỉ đạo: Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư năm 2021 không tổ chức với hình thức tập trung (cả phần lễ và phần hội). Tập trung tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân bằng các hình thức phù hợp (trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh, phát thanh di động...) về truyền thống đoàn kết toàn dân tộc, ý nghĩa Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, kết quả triển khai, thực hiện nghị quyết của cấp ủy, chương trình, kế hoạch của chính quyền các cấp năm 2021...; đặc biệt là biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tận tụy, sáng tạo, có cách làm hay, không ngại khó khăn, nguy hiểm trong công tác chống dịch Covid-19; nhất là cán bộ, chiến sĩ, các y, bác sĩ, nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch; các Tổ Covid cộng đồng, tổ nhân dân tự quản và các cá nhân tiêu biểu có trách nhiệm với cộng đồng, có nhiều đóng góp trong công tác phòng, chống dịch.
Tiếp tục kêu gọi, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Trong đó, tập trung hàng đầu cho công tác phòng, chống dịch Covid-19; tuyên truyền nhằm phát huy ý thức, trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo của ngành y tế, các quy định của chính quyền về phòng, chống dịch, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, khai báo y tế không trung thực làm lây lan dịch bệnh. Song song với công tác phòng, chống dịch bệnh phải đẩy mạnh phát triển sản xuất trong điều kiện dịch bệnh; kêu gọi, hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân phục hồi sản xuất, cải tạo vườn hoang, vườn tạp, bờ vuông... phát triển rau màu, chăn nuôi cải thiện cuộc sống; xây dựng kế hoạch, chương trình giải quyết việc làm, nhất là giải quyết việc làm cho lao động trở về từ ngoài tỉnh. Động viên học sinh đến trường khi có chủ trương của cơ quan có thẩm quyền về việc tổ chức dạy và học tập trung. Kêu gọi người dân phát huy tinh thần tương thân, tương ái, huy động các nguồn lực cho công tác an sinh xã hội, đảm bảo không để tình trạng thiếu đói trong nhân dân; làm tốt công tác vệ sinh, bảo vệ môi trường, đảm bảo khu dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn phòng, chống dịch bệnh. Tiếp tục phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, xây dựng xóm, làng bình yên.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy theo dõi, định hướng công tác thông tin tuyên truyền, cổ động và phát động phong trào thi đua yêu nước rộng khắp trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2021), gắn với tuyên truyền kỷ niệm 81 năm Ngày truyền thống cách mạng của Đảng bộ, dân và quân tỉnh Cà Mau (13/12/1940 - 13/12/2021); phát huy tinh thần đại đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid- 19 trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh xây dựng đề cương hướng dẫn các địa phương tổ chức tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư năm 2021 với nội dung nêu trên đảm bảo thiết thực, ý nghĩa; đồng thời, theo dõi việc thực hiện, báo cáo kết quả về Thường trực Tỉnh ủy theo quy định.
Bài viết liên quan
- Giải Kinh tế pháp luật 10 (Kết nối tri thức) Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Giải Kinh tế pháp luật 10 (Kết nối tri thức) Bài 22: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân
- Giải Kinh tế pháp luật 10 (Kết nối tri thức) Bài 23: Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân